Quy định về chủ thể tham gia quan hệ bồi thường thiệt hại

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn tại các công ty sản xuất than khoáng sản, Tỉnh Quảng Ninh (Trang 45 - 51)

7. Kết cấu Luận văn

2.1. Thực trạng pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do

2.1.2. Quy định về chủ thể tham gia quan hệ bồi thường thiệt hại

2.1.2.1. Người có trách nhiệm bồi thường

Điều 602 BLDS năm 2015 và Khoản 6 Điều 4 Luật Bảo vệ Mơi trường năm 2020 quy định chủ thể có trách nhiệm BTTH do hành vi gây ô nhiễm môi trường là cá nhân và pháp nhân. Theo đó, Điều 602 BLDS năm 2015 quy định: “Chủ thể làm ô nhiễm mơi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy

định của pháp luật, kể cả trường hợp chủ thể đó khơng có lỗi” và khoản 6 Điều

4 Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 quy định “Cơ quan, tổ chức, cộng đồng

dân cư, hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi từ mơi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ mơi trường; gây ơ nhiễm, sự cố và suy thối

27 Don Mayer, Daniel Warner, George J. Siedel, Jethro K. Lieberman (2012), Law of Com,ercial Transactions, The Saylor Foundation, p. 247.

28 CEES VAN DAM (2013), European tort law, The Second Edition, Oxford University Press, p. 102.

29 CEES VAN DAM (2013), p. 56 – 60.

30 CEES VAN DAM (2013), p. 78 – 92.

31 Takashi Uchida (2011), Civil Law (The Third Edition) Special Provisions of ‘Obligation’, University of Tokyo Press, p. 323.

37

môi trường phải chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lý và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật”. Có thể thấy BLDS năm 2015 đã sử

dụng từ “chủ thể” thay vì cụm từ “cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác”, “người gây ô nhiễm môi trường” như BLDS năm 2005 đã giúp bao quát các chủ thể cũng như đơn giản hóa từ ngữ trong văn bản pháp luật. Điều 602 nêu trên chỉ định nghĩa chung chung chủ thể có trách nhiệm bồi thường là chủ thể gây ơ nhiễm mơi trường, cịn Khoản 6 Điều 4 xác định là chủ thể đó là cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có nghĩa vụ phải BTTH theo quy định pháp luật đã có sự chi tiết hơn, đúng với bản chất luật chuyên ngành về môi trường của Luật Bảo vệ Môi trường. Trong thực tế chủ thể gây ô nhiễm môi trường dẫn đến phải BTTH chủ yếu là các doanh nghiệp, bởi lẽ chỉ các doanh nghiệp với quy mô sản xuất, kinh doanh lớn, hoạt động thường xuyên và với lượng xả thải nhiều (khoảng 71% là doanh nghiệp)33 nhưng khơng có sự đầu tư đầy đủ cho việc xử lý nước thải, rác thải hoặc không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường mới gây ra ô nhiễm môi trường, dẫn đến những thiệt hại nặng nề cho các tổ chức, cá nhân trong xã hội, cũng như thiệt hại về môi trường. Như vậy, các cơ sở kinh doanh, các doanh nghiệp với mơ hình tồn tại khác nhau chính là những chủ thể có khả năng chịu trách nhiệm BTTH do gây ô nhiễm môi trường. Bởi lẽ đó, tác giả tập trung xem xét trách nhiệm BTTH do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp trong phạm vi đề tài.

Khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 định nghĩa doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Từ khi thành lập, các doanh nghiệp đã có năng lực chịu trách nhiệm BTTH đối với hoạt động của doanh nghiệp mình. Doanh nghiệp tồn tại dưới bốn loại hình gồm: (i) Cơng ty trách nhiệm hữu hạn, bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Điều 74 Luật doanh nghiệp năm 2020) và công ty trách nhiệm

33 Thanh (2021), Số liệu thống kê lượng rác thải ở Việt Nam và thực trạng đáng báo động, https://cfmobi.vn/so-

38

hữu hạn hai thành viên trở lên (Điều 46 Luật doanh nghiệp năm 2020); (ii) Công ty cổ phần (Điều 111 Luật doanh nghiệp năm 2020); (iii) Công ty hợp danh (Điều 177 Luật doanh nghiệp năm 2020); (iv) Doanh nghiệp tư nhân (Điều 188 Luật doanh nghiệp năm 2020). Trong đó, các mơ hình cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, cơng ty hợp danh là có tư cách pháp nhân. Do đó những loại hình doanh nghiệp này có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình34. Trách nhiệm BTTH đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp này (đối với công ty hợp danh chỉ xét thành viên góp vốn) là trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản của doanh nghiệp mà khơng phải trong phạm vi tồn bộ tài sản của chủ sở hữu (gồm có vốn góp, tài sản cá nhân…), vì thế cần phải xác định được đâu là tài sản của chủ sở hữu trong doanh nghiệp (vốn góp, xe ơ tơ dùng để góp vốn…). Đây cũng là đặc điểm phân biệt với trách nhiệm vô hạn của doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh. Trường hợp cơng ty hợp danh chỉ có thành viên hợp danh thì trách nhiệm của thành viên hợp danh được hiểu là trách nhiệm của chủ sở hữu công ty, là trách nhiễm vơ hạn. Đặc biệt đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp khơng có tư cách pháp nhân, do một cá nhân làm chủ và trách nhiệm của doanh nghiệp tư nhân được xác định là “tự chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp”35. Như vậy, trách nhiệm của chủ doanh nghiệp tư nhân là trách nhiệm vô hạn, chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ phải chịu trách nhiệm BTTH bằng toàn bộ tài sản của mình trong trường hợp doanh nghiệp tư nhân gây ơ nhiễm mơi trường. Ngồi ra, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (Tổng Giám đốc/Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Công ty tùy từng trường hợp) sẽ phải

34 Điểm c Khoản 1 Điều 74 Bộ luật dân sự 2015

39

chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ mơi trường có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp mình36.

Trường hợp có từ hai tổ chức, hai cá nhân trở lên cùng gây ô nhiễm môi trường thì việc xác định trách nhiệm BTTH căn cứ theo Điều 587 BLDS năm 2015: “Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu khơng xác định được mức độ lỗi thì họ phải BTTH theo phần bằng nhau”. Như vậy trách nhiệm liên đới BTTH được áp dụng khi có hành vi “cùng gây thiệt hại”.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc xác định mức độ lỗi của từng chủ thể để xác định trách nhiệm BTTH là vơ cùng khó khăn bởi lẽ mơi trường bị ơ nhiễm khơng phải trong một thời gian ngắn mà là q trình tác động tiêu cực đến mơi trường liên tục trong thời gian dài nên có nhiều chủ thể cùng có hành vi gây thiệt hại trên cùng một địa điểm, với cùng loại tác nhân (chất thải, khí thải, nước thải…). Vì vậy, xét trên một phạm vi ơ nhiễm khi có từ hai chủ thể gây ơ nhiễm trở lên, cơ quan có thẩm quyền rất khó để xác định được mỗi bên gây ra thiệt hại bao nhiêu phần trăm trong tổng số thiệt hại đã xác định.

Hơn thế, việc xác định đâu là chủ thể có trách nhiệm BTTH trên thực tế cũng gặp nhiều khó khăn. Cụ thể trong vụ việc Cơng ty Cổ phần Hữu hạn Vedan Việt Nam (Công ty Vedan) xả nước thải ra sông Thị Vải (tại ấp 1, xã Phước Thái, Long Thành, Đồng Nai)37, công ty này đã khơng chịu thừa nhận trách nhiệm của mình vì cho rằng trên đoạn sơng Thị Vải và xung quanh khu vực cơng ty hoạt động có nhiều nhà máy khác cũng xả nước thải ra sông Thị Vải38. Sau đó, bằng các biện pháp chun mơn, nghiệp vụ thì Bộ Cơng an và các cơ

36 Lê Thị Thoa (2015) Pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ tại Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội

37 Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004 – 2008), Các báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đối với Công ty cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam, Hà Nội.

38 Thanh Loan (2008), Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm vụ "Vedan "bức tử" sông Thị Vải", https://cand.com.vn/Xa-hoi/Thu- tuong-chi-dao-xu-ly-nghiem-vu-Vedan-buc-tu-song-Thi-Vai-i66846/, truy cập 5/5/2022.

40

quan chuyên môn khác đã thu thập được chứng cứ chứng minh việc Công ty Vedan xả thải ra môi trường và là thủ phạm chính gây ơ nhiễm mơi trường sơng Thị Vải. Bộ Công an và các cơ quan liên quan đã phải đầu tư rất nhiều công sức, thời gian và chi phí cho việc điều tra này. Qua đó thấy rằng cịn khó khăn để xác định được chủ thể phải BTTH hay tỷ lệ BTTH giữa các chủ thể cùng có trách nhiệm BTTH trong một vụ việc cụ thể.

2.1.2.2. Người được bồi thường

Mục đích của trách nhiệm BTTH do hành vi gây ơ nhiễm môi trường là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể có quyền lợi bị xâm hại. Chủ thể ở đây có thể là Nhà nước, người đại diện cho lợi ích chung của cộng đồng trong trường hợp thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của mơi trường hoặc các tổ chức, cá nhân cụ thể bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản trong trường hợp thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của mơi trường gây ra.

Điều 13 BLDS năm 2015 quy định cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường tồn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Đối với trường hợp BTTH do hành vi gây ô nhiễm môi trường, chủ thể được bồi thường thiệt do hành vi gây ô nhiễm môi trường là người bị thiệt hại hoặc thân nhân của người bị thiệt hại, cụ thể được xác định như sau:

Một là, trường hợp thiệt hại xảy ra do tài sản bị xâm hại thì người được

BTTH là người có tài sản bị thiệt hại. Tài sản bị thiệt hại có thể là thu nhập bị mất của người dân, người lao động trong vụ việc cá chết hàng loạt tại ven biển bốn tỉnh miền Trung Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh (công ty Fomusa) xả thải gây ô nhiễm môi trường39 hay cá, tôm chết trên sông Thị Vải do hành vi xả thải của Công ty Vedan40....;

39 Ngọc Minh, 'Đua nước rút' bồi thường thiệt hại do sự cố Formosa, https://thanhnien.vn/thoi-su/dua-nuoc-rut-boi-thuong- thiet-hai-do-su-co-formosa-850650.html , 30/06/2017

41

Hai là, trường hợp thiệt hại xảy ra là do sức khỏe bị xâm phạm thì người

được bồi thường là người bị thiệt hại (do họ phải chữa trị, phục hồi sức khỏe do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp) và cả thân nhân của người bị thiệt hại vì họ là người chăm sóc nạn nhân (người bị mất thu nhập khi không được đi làm việc mà phải chăm sóc nạn nhân và phải chi trả các khoản phí để chăm sóc nạn nhân);

Ba là, trường hợp thiệt hại xảy ra do tính mạng bị xâm phạm thì người

được bồi thường là thân nhân của người bị thiệt hại, bởi họ chính là người đã bỏ ra các khoản chi phí để điều trị trước khi người bị thiệt hại chết, các khoản mai táng phí cho người bị thiệt hại về tính mạng. Đồng thời, thân nhân người bị thiệt hại cũng được bồi thường khoản tiền nhằm bù đắp những tổn thất về vật chất và tinh thần do cái chết của người bị thiệt hại. Trong trường hợp người bị thiệt hại về tính mạng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho thân nhân đó khi cịn sống thì thân nhân cũng được hưởng khoản tiền cấp dưỡng này.

Từ những phân tích trên đây có thể thấy, pháp luật đã quy định tương đối rõ chủ thể được BTTH do hành vi làm ÔNMT gây ra. Tuy nhiên, các quy định nêu trên cũng còn những bất cập, hạn chế nhất định, cụ thể việc thực hiện trách nhiệm địi BTTH về mơi trường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa được thực hiện trên thực tế.

Pháp luật mơi trường đã có những quy định về chủ thể đại diện có trách nhiệm địi BTTH về môi trường và phương pháp xác định thiệt hại về môi trường. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua chỉ ra rằng, chưa một cơ quan nhà nước có trách nhiệm đại diện cho lợi ích mơi trường nào đứng ra khởi kiện đòi BTTH. Trong vụ việc Vedan, Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND ba địa phương đều khẳng định trong các cuộc họp sẽ khởi kiện Công ty Vedan như là điều tất yếu, hiển nhiên nhưng lại không được thực hiện trên thực tế. Các vụ việc nổi cộm về hành vi làm ÔNMT nghiêm trọng khác như vụ Công ty Sonadezi Long Thành (Đồng Nai) và gần đây là vụ Công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái đều đã xác định được hành vi làm ƠNMT gây thiệt hại cho mơi trường nhưng cơ

42

quan có thẩm quyền khơng thực hiện tiến hành khởi kiện địi BTTH.41 Ngun nhân có thể do chính sách mời gọi đầu tư của các địa phương, dường như chất lượng môi trường địa phương ít liên quan đến vị thế của chính quyền địa phương hoặc hành vi gây ơ nhiễm của doanh nghiệp có sự tiếp tay của chính quyền địa phương và có thể do quan niệm của các cơ quan nhà nước về việc địi BTTH mơi trường là quyền hay là trách nhiệm của họ.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn tại các công ty sản xuất than khoáng sản, Tỉnh Quảng Ninh (Trang 45 - 51)