Quy định về các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn tại các công ty sản xuất than khoáng sản, Tỉnh Quảng Ninh (Trang 64 - 66)

7. Kết cấu Luận văn

2.1.7.Quy định về các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do

2.1. Thực trạng pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do

2.1.7.Quy định về các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do

hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường

Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 không quy định trực tiếp về các trường hợp miễn trừ trách nhiệm BTTH do ơ nhiễm mơi trường gây ra. Có quan điểm cho rằng, Khoản 4 Điều 130 quy định về cơ chế miễn trừ trách nhiệm này, tuy nhiên quy định hiện hành trong trường hợp này không cấu thành trách nhiệm BTTH do khơng có thiệt hại nên khơng thể xem là quy chế miễn trừ trách nhiệm54. Khi đó, chủ thể có thẩm quyền hướng tới áp dụng quy chế miễn trừ trong pháp luật chung tại Khoản 2 Điều 584 BLDS năm 2015, bị đơn có thể được miễn trừ trách nhiệm trong các trường hợp sau: (i) Thiệt hại xảy ra do sự

52 Nhóm phóng viên (2016), Formosa cam kết bồi thường 500 triệu USD sau sự cố cá chết hàng loạt, https://vnexpress.net/formosa-cam-ket-boi-thuong-500-trieu-usd-sau-su-co-ca-chet-hang-loat-3428561-tong-thuat.html, truy cập 18/6/2022.

53 Khoản 1 Điều 168 Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020.

54 Nguyễn Thị Phương Châm, Nguyễn Minh Châu (2021), Bồi thường thiệt hại do ơ nhiễm mơi trường - từ góc nhìn lý thuyết đến luật thực định của Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 15, Hà Nội.

56

kiện bất khả kháng, (ii) Thiệt hại xảy ra do lỗi của bên bị thiệt hại, (iii) Tình thế cấp thiết, (iv) Phịng vệ chính đáng

Thứ nhất, với sự kiện bất khả kháng. Sự kiện bất khả kháng là những sự

việc khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép55. Một sự kiện được coi là bất khả kháng khi đáp ứng ba điều kiện: (i) Nằm ngồi ý chí hay hành động của con người, tức là sự biến tuyệt đối như thiên tai (bão lũ, động đất…); (ii) con người không thể tiên liệu được: việc không tiên liệu này phải được xét trong điều kiện cụ thể bởi vì nếu đó là hiện tượng diễn ra thường xun trong một khoảng thời gian nhất định trong năm (như mưa lũ vào tháng 6, tháng 7 hàng năm tại Việt Nam) thì khơng thể coi là khơng tiên liệu được mà đó phải là sự kiện khơng có cơ sở để mọi người tiên đốn sẽ xảy ra; (iii) Khơng thể khắc phục được: chẳng hạn nếu nghĩa vụ bảo vệ môi trường của chủ thể xả thải không thể thực hiện được dù đã áp dụng tổn phí lớn hơn, điều kiện khó khăn về mặt tài chính, khó khăn về điều kiện thực tế tại mơi trường đó và trong khả năng của mình chủ thể xả thải đã áp dụng mọi biện pháp nhưng chất thải chưa qua xử lý vẫn bị xả ra mơi trường thì có thể coi là khơng thể khắc phục được.

Thứ hai, với trường hợp hoàn toàn do lỗi của bên thiệt hại. Thiệt hại xảy

ra trên thực tế đa phần là do hành vi có lỗi của người gây thiệt hại nhưng cũng có nhiều trường hợp lại là do lỗi của người bị thiệt hại và BTTH do hành vi gây ô nhiễm mơi trường khơng loại trừ trường hợp đó. Đây là trường hợp mà cả hai bên là bên gây thiệt hại và bên thiệt hại đều có lỗi, có hành vi trái pháp luật tuy nhiên hành vi của bên bị thiệt hại là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại xảy ra. BLDS hiện hành khơng có quy định về mức độ lỗi nên việc xác định trách nhiệm thường trong trường hợp này áp dụng theo nguyên tắc mỗi bên phải chịu trách nhiệm dân sự tương ứng vưới mức độ lỗi của mình và nếu thiệt hại xảy ra hồn

57

toàn do bên bị thiệt hại thì sẽ đương nhiên loại trừ trách nhiệm bồi thường của bên kia.

Thứ ba, trường hợp tình thế cấp thiết. BLDS năm 2015 định nghĩa tại

Khoản 1 Điều 171 tình thế cấp thiết là: tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích cơng cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác mà khơng cịn cách nào khác là phải có hành động gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn. Trong tình thế cấp thiết, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản không được cản trở người khác dùng tài sản của mình hoặc cản trở người khác gây thiệt hại đối với tài sản đó để ngăn chặn, làm giảm mối nguy hiểm hoặc thiệt hại lớn hơn có nguy cơ xảy ra. Với quan điểm gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết khơng phải là hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thì doanh nghiệp gây thiệt hại sẽ khơng phải BTTH.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn tại các công ty sản xuất than khoáng sản, Tỉnh Quảng Ninh (Trang 64 - 66)