Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại do ô

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn tại các công ty sản xuất than khoáng sản, Tỉnh Quảng Ninh (Trang 86)

7. Kết cấu Luận văn

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại do ô

hại do ô nhiễm môi trường từ thực tiễn thực hiện pháp luật tại các công ty sản xuất than tỉnh Quảng Ninh

Từ thực tiễn vấn đề thực hiện pháp luật tại các công ty sản xuất than tỉnh Quảng Ninh, một số kiến nghị được đề xuất để khắc phục các bất cập của pháp luật Việt Nam điều chỉnh bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường như sau:

Thứ nhất, thay đổi quy định về nghĩa vụ chứng minh thiệt hại.

Theo các thực tiễn đã trình bày ở trên, các thiệt hại đối với sức khỏe và môi trường tại tỉnh Quảng Ninh do hoạt động khai thác than đã diễn ra nhiều năm nay nhưng các chủ thể bị thiệt hại vẫn chưa tiến hành khởi kiện ra tòa để yêu cầu bồi thường thiệt hại. Bên cạnh các lý do về nhận thức, một trong các nguyên nhân xuất phát từ bất cập của hệ thống pháp luật Việt Nam chính là quy định hiện hành của Bộ luật Tố tụng dân sự về nghĩa vụ chứng minh thuộc về bên yêu cầu bồi thường tạo ra rất nhiều khó khăn cho bên có được bồi thường. Như đã trình bày việc xác định thiệt hại và mối quan hệ giữa hành vi gây ô nhiễm môi trường nước với thiệt hại xảy ra là rất khó khăn. Điều này dẫn đến tình trạng bên bị thiệt hại nhiều khi phải từ bỏ quyền được bồi thường của mình. Để khắc phục thực trạng này, nhiều tác giả và nhà nghiên cứu đã đề xuất giải pháp theo hướng đưa vào luật quy định “hoán đổi nghĩa vụ chứng minh” như pháp luật Trung Quốc. Điều 65 Luật Điều chỉnh các vi phạm dân sự 2009 của Trung Quốc quy định: “Với bất cứ thiệt hại nào gây ra bởi ô nhiễm môi trường, người gây thiệt hại phải gánh trách nhiệm pháp lý do vi phạm” hay Điều 66 của Luật này quy định: “Với bất kỳ vụ tranh chấp nào về vấn đề ô nhiễm môi

78

trường, chủ thể gây ô nhiễm sẽ chịu trách nhiệm chứng minh các cáo buộc là khơng có căn cứ hay đưa ra quyền miễn giảm trách nhiệm pháp lý với các trường hợp cụ thể được luật quy định cùng với việc chứng minh khơng có mối liên hệ giữa thiệt hại xảy ra và hành vi của chủ thể này”. Thêm vào đó, quyền lợi của bên bị thiệt hại cịn được bảo vệ tối đa qua quy định tại Điều 68 Luật Điều chỉnh các vi phạm dân sự 2009 của Trung Quốc. Ttheo đó, khi có bất kỳ thiệt hại nào xảy ra do ảnh hưởng của ô nhiễm mơi trường mà có lỗi thuộc về bên thứ ba, nạn nhân có thể địi bồi thường từ chủ thể gây thiệt hại hoặc bên thứ ba. Sau khi bồi thường cho nạn nhân, chủ thể gây thiệt hại có thể địi lại khoản tiền này từ bên thứ ba. Những quy định trên của pháp luật Trung Quốc cho thấy, nghĩa vụ chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây ô nhiễm môi trường và thiệt hại xảy ra sẽ thuộc về bên có trách nhiệm bồi thường chứ không phải bên được bồi thường. Hơn nữa, bên được bồi thường cịn có thể u cầu bên gây ô nhiễm môi trường nước hoặc bên thứ ba (trong trường hợp có bên thứ ba có lỗi). Bên cạnh đó, Luật Tra tấn của Cộng hịa nhân dân Trung Hoa còn quy định, khi có bất kỳ tranh chấp nào phát sinh về ô nhiễm môi trường, người gây ơ nhiễm sẽ có trách nhiệm chứng minh rằng mình khơng phải chịu trách nhiệm pháp lý, rằng trách nhiệm của họ có thể được giảm nhẹ trong một số trường hợp nhất định theo quy định của pháp luật hoặc để chứng minh rằng khơng có nhân quả giữa hành vi của chủ thể và tác hại gây ra cho môi trường. Trường hợp ô nhiễm môi trường do hai người gây ơ nhiễm trở lên thì mức độ trách nhiệm chứng minh của từng chủ thể gây ô nhiễm được xác định theo loại chất ô nhiễm, khối lượng phát thải và các yếu tố khác.85

Quy định về hoán đổi nghĩa vụ chứng minh đã và sẽ là xu hướng cần phải học tập trong thời gian sắp tới, cần bổ sung quy định riêng. Theo đó, nên quy định chủ thể được bồi thường chỉ cần chứng minh có hành vi gây ơ nhiễm

85 Nguyễn Minh Thư, Trần Thị Hải Hà, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp – Kinh nghiệm của Trung Quốc và bài học cho Việt Nam, < https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap- luat/trach-nhiem-boi-thuong-thiet-hai-do-gay-o-nhiem-moi-truong-cua-doanh-nghiep-kinh-nghiem-cua- trung-quoc-va-bai-hoc-cho-viet-nam>, 14 tháng 09 năm 2020

79

môi trường, việc chứng minh mức độ thiệt hại, chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả xảy ra thuộc về bên có trách nhiệm bồi thường. Tuy nhiên, việc đó thay đổi lớn trong hệ thống pháp luật nội dung và luật tố tụng của Việt Nam. Việc sửa đổi không chỉ áp dụng trong các Luật về Bảo vệ mơi trường mà cịn phải tiến hành trong cả việc giải quyết khiếu nại, kiếu kiện về môi trường.

Thứ hai, trong tình hình hiện nay phương thức giải quyết các tranh chấp

về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường từ thực tiễn hoạt động của các công ty khai thác than tại Quảng Ninh chủ yếu vẫn là phương pháp ngồi tố tụng tịa án, cần bổ sung quy định về trình tự, thủ tục cho phương thức giải quyết tranh chấp BTTH ngồi tịa án như phương thức thương lượng và hòa giải là hai phương thức giải quyết tranh chấp ngồi thường được tịa án của các quốc gia trên thế giới áp dụng đầu tiên khi có tranh chấp nói chung và tranh chấp về địi BTTH nói riêng. Đây là cũng hai phương thức nhanh chóng nên ít tốn kém chi phí của các bên. Tuy nhiên, việc áp dụng hai phương thức trên trên thực tế cịn nhiều bất cập do chưa có quy định về trình tự, thủ tục cụ thể và tính hiệu quả thi hành thấp, phụ thuộc vào ý thức của các bên. Các thiệt hai do ô nhiễm môi trường từ hoạt động khai thác than tại tỉnh Quang Ninh diễn ra trên diện rộng, có thể tác động lâu dài đến chất lượng môi trường và sức khỏe người dân tỉnh Quảng Ninh cũng như có thể ảnh hưởng đến sản lượng khai thác hải sản tại tỉnh này nhưng khi thương lượng các vụ bồi thường thiệt hại của người bị thiệt hại, cách tính thiệt hại vẫn cịn nhiều bất cập. Do đó, để tạo thuận lợi cho các bên chủ thể trong các vụ việc đòi BTTH do hành vi gây ô nhiễm môi trường nước, pháp luật cần bổ sung suy định về trình tự,thủ tục thương lượng, hòa giải, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể tham gia thương lượng hịa giải và có cơ chế đảm bảo thi hành có hiệu quả sự thỏa thuận đó, tránh kéo dài, ảnh hưởng đến nguyên tắc bồi thường nhanh chóng và kịp thời.

Thứ ba, các thiệt hai do ô nhiễm môi trường từ hoạt động khai thác than

80

lượng môi trường và sức khỏe người dân tỉnh Quảng Ninh cũng như có thể ảnh hưởng đến sản lượng khai thác hải sản tại tỉnh này nhưng khi thương lượng các vụ bồi thường thiệt hại của người bị thiệt hại, cách tính thiệt hại vẫn cịn nhiều bất cập. Do đó, dưới góc độ hồn thiện pháp luật, cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn quy định về giám định mơi trường. Theo đó, Chính phủ cần nghiên cứu ban hành và bổ sung quy định về giám định thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của ngườ bị thiệt hại. Cần được các nội dung cơ bản để có thể áp dụng như: Chủ thể có quyền trưng cầu giám định, căn cứ, phương thức giám định thiệt hại (cả thiệt hại về suy giảm chức năng, tính hữu ích của mơi trường và thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị thiệt hại), nguyên tắc giám định, trình tự, thủ tục giám định, điều kiện để một tổ chức đủ điều kiện tham gia giám định… Văn bản trên sẽ tạo thêm cơ sở cho các chủ thể xác định thiệt hại, xác định trách nhiệm bồi thường để việc BTTH do hành vi gây ô nhiễm môi trường nước được thực hiện hiệu quả hơn, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên chủ thể bị thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường.

Thứ tư, thực tiễn tại tỉnh Quảng Ninh cho thấy, cho dù các ô nhiễm môi

trường do khai thác than tác động đến nhiều chủ thể, nhưng có yêu cầu bồi thường thiệt hại vẫn được tiến hành bởi từng cá nhân bị thiệt hại. Do đó, pháp luật cần ghi nhận về cơ chế khởi kiện tập thể nhằm bảo đảm quyền lợi cho bên bị thiệt hại. Pháp luật khơng ghi nhận hình thức kiện tập thể trong các vụ đòi BTTH do hành vi gây ô nhiễm môi trường đã tạo ra nhiều khó khăn, bất cập cho cả người bị thiệt hại và tịa án do tịa án sẽ có thủ tục tách hoặc gộp các vụ kiện để cùng giải quyết nếu bị đơn là cùng một doanh nghệp gây thiệt hại cho số lượng người dân sống trên một địa bàn nhất định. Do đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho bên được bồi thường thực hiện yêu cầu địi lại quyền lợi chính đáng của mình, để giảm chi phí, nhân lực cho ngành tịa án, pháp luật cần ghi nhận hình thức kiện tập thể theo hướng: Tịa án cần có thơng báo rộng rãi về việc nhận đơn khởi kiện trong lĩnh vực môi trường khi nhận được đơn kiện, trong một khoảng thời gian luật định. Thơng báo này của tịa án sẽ là cơ sở để

81

những người cùng bị thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường đăng ký cùng tham gia với tư cách bên nguyên đơn đối với một hoặc một số bị đơn nhất định. Việc đăng ký được thực hiện theo hướng người bị thiệt hại chỉ cần khai một mẫu sẵn có kèm theo tài liệu chứng minh bản thân cũng là người chịu thiệt hại từ vụ việc, do đó, người đăng ký khơng cần chuẩn bị tồn bộ hồ sơ khởi kiện và cũng có thể thuê chung luật sư hoặc người đại diện theo pháp luật. Việc đăng ký này được kéo dài đến hết giai đoạn chuẩn bị xét xử, theo đó, khi thủ tục tố tụng đã bắt đầu nhưng vẫn đang trong giai đoạn chuẩn bị xét xử thì người bị thiệt hại vẫn có thể tham gia vào vụ kiện với tư cách nguyên đơn trong trường hợp chứng minh được bản thân là người bị thiệt hại. Trong danh sách những nguyên đơn đã đăng ký, các nguyên đơn sẽ chọn một người đại diện, nếu bên nguyên đơn khơng tự chọn được, tịa án cần hỗ trợ để chọn giúp. Ngoài ra, việc chọn người đại diện có thể thực hiện theo hướng cho phép tổ chức xã hội hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường hoặc các tổ chức xã hội mà những nguyên đơn là thành viên có thể làm đại diện nhằm giúp người được bồi thường bảo vệ được quyền lợi của mình tốt hơn. Do đã có người đại diện nên bên bị đơn chỉ được phép tiếp xúc, thỏa thuận với người đại diện, điều này sẽ giúp bên bị thiệt hại bảo vệ được quyền lợi của mình tốt hơn, tránh trường hợp bên gây thiệt hại tác động từng người bị thiệt hại và bồi thường với mức khác nhau cho cùng thiệt hại, từ đó kéo dài việc giải quyết tranh chấp.

Cần phải xây dựng quy định pháp luật tố tụng về những điều kiện số lượng, lĩnh vực, tiêu chí cụ thể để một tập thể được cơng nhận có quyền khởi kiện. Một tập thể sẽ được cơng nhận có quyền khởi kiện khi đại diện của tập thể đó được cơng nhận và các yêu cầu trách nhiệm BTTH từ tập thể đó có tính khách quan, trung lập. Để đại diện của tập thể được công nhận, nếu đại diện là một cá nhân thì cá nhân đó phải đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự được quy định từ Điều 16 đến Điều 24 thuộc Bộ Luật Dân sự 2015, đồng thời cá nhân đại diện này phải có cùng những lợi ích chung và cùng phải gánh chịu những thiệt hại tương tự so với các thành viên khác trong tập

82

thể. Các yêu cầu về trách nhiêm BTTH từ cá nhân đại diện này phải nhằm mục đích bảo vệ các quyền và lợi ích chung của cả tập thể. Tuy nhiên, việc quy định một cá nhân trở thành đại diện cho tập thể còn chưa với phù hợp với bối cảnh của pháp luật Việt Nam hiện nay. Bởi lẽ khi xây dựng cơ chế khởi kiện tập thể, khi người đại diện là cá nhân thì hạn chế và yếu thế hơn về hiểu biết các quy định pháp luật, cơ chế giải quyết tranh chấp, không thu hút được đông đảo dư luận, v.v… Do đó rất có nguy cơ cá nhân đại diện sẽ không được công nhận hoặc dù được công nhận nhưng không đủ khả năng để bảo vệ quyền và lợi ích của cả tập thể. Vì vậy, pháp luật Việt Nam nên cơng nhận một tập thể có quyền khởi kiện theo hướng công nhận và trao quyền đại diện của tập thể cho một cơ quan, tổ chức cụ thể có chun mơn về bảo vệ mơi trường (Bài học kinh nghiệp của Pháp).

Bên cạnh đó, các nhà làm luật cần xây dựng thêm quy định nhằm làm rõ thế nào là một u cầu trách nhiệm BTTH có tính khách quan, trung lập. Bởi khởi kiện tập thể là nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chung của cả một tập thể, do đó các u cầu phải khách quan khơng dựa trên bất cứ một sự vụ lợi cá nhân nào. Có thể nói, việc xây dựng quy định cụ thể hóa thế nào là khách quan và trung lập cũng là một thách thức lớn cho pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên nếu lựa chọn xây dựng cơ chế khởi kiện tập thể có đại diện là cơ quan, tổ chức có chun mơn về bảo vệ mơi trường thì vấn đề này sẽ dễ dàng giải quyết hơn khi mà các cơ quan, tổ chức chuyên môn sẽ dễ dàng hơn trong việc tổng hợp các yêu cầu trạch nhiệm BTTH từ phía các thành viên của tập thể, từ đó xây dựng những yêu cầu trách nhiệm BTTH phù hợp với quy định về “tính khách quan và trung lập” mà pháp luật đặt ra hơn là so với đại điện là cá nhân.

Bên cạnh đó, cũng cần phải xây dựng quy định về thủ tục rút khỏi khởi kiện tập thể. Thông qua bài học kinh nghiệm từ Hoa Kỳ cho thấy, sau khi nhận được thơng báo mà Tịa án gửi về cho các chủ thể nằm trong các khu vực trực tiếp chịu thiệt hại hoặc chịu ảnh hưởng ô nhiễm môi trường, các chủ thể nhận

83

được thông báo sẽ đương nhiên được coi là thành viên của vụ kiện tập thể này. Tuy nhiên, để đảm bảo tính tự nguyện, bất kỳ cá nhân, tổ chức nào không muốn tham gia vụ kiện hoặc có thể chứng minh được thiệt hại của mình lớn hơn so với những thiệt hại đã được xác định trong thơng báo thì hồn tồn có quyền lựa chọn khơng tham gia khởi kiện tập thể và tiến hành khởi kiện riêng lẻ nhân danh chính bản thân mình hoặc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác để tham gia vào quan hệ BTTH do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp. Việc làm đơn xin rút khỏi khởi kiện tập thể sẽ giúp giảm bớt thời gian trong việc nhận và sàng lọc các đơn xin yêu cầu tham gia khởi kiện tập thể của các cơ quan, tổ chức chun mơn hoặc Tịa án.

Yêu cầu về đơn xin rút khỏi này cần có đầy đủ, cụ thể, rõ ràng về cả nội dung và hình thức theo quy định của pháp luật, phải nêu rõ hậu quả pháp lý khi rút khỏi khởi kiện tập thể, trường hợp nào xin rút khỏi vẫn có thể được chấp nhận tham gia lại, trường hợp nào khơng trong một thời hạn mà Tịa án ấn định.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn tại các công ty sản xuất than khoáng sản, Tỉnh Quảng Ninh (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)