7. Kết cấu Luận văn
2.1. Thực trạng pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
2.1.3. Quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại
Về nguyên tắc trách nhiệm không dựa trên lỗi, Điều 602 BLDS 2015 quy
định chủ thể gây ơ nhiễm mà gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường, kể cả khi người đó khơng có lỗi. Do đó, người gây ơ nhiễm chỉ có thể căn cứ lý do khơng lỗi hoặc có lỗi vơ ý, hoặc thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình để được giảm mức bồi thường42. Nguyên tắc này là một đảm bảo cho cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do sự ô nhiễm của môi trường gây ra bởi nguyên nhân sâu xa là hành vi tác động tiêu cực đến môi trường của chủ thể gây thiệt hại; đồng thời cũng là trách nhiệm của chủ thể gây thiệt hại đối với việc bảo vệ và phục hồi môi trường.
Về nguyên tắc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.
Đây là nội dung được bổ sung mới so với Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014. Tổ chức, cá nhân gây thiệt hại với mơi trường có trách nhiệm bồi thường tồn bộ thiệt hại do mình gây ra, đồng thời phải chi trả tồn bộ chi phí xác định thiệt hại và thực hiện thủ tục yêu cầu BTTH về môi trường theo quy định. Tổ chức, cá nhân có quyền chứng minh khơng gây thiệt hại về mơi trường và khi kết quả chứng minh là đúng thì khơng phải BTTH về mơi trường, không phải chịu các chi phí liên quan đến xác định thiệt hại và thực hiện thủ tục yêu cầu BTTH.
41 Bùi Kim Hiếu (2017), Thực trạng quy định của pháp luật về chủ thể được bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra và một số kiến nghị, https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-trang-quy-dinh-
cua-phap-luat-ve-chu-the-duoc-boi-thuong-thiet-hai-do-hanh-vi-lam-o-nhiem-moi-truong-gay-ra-va-mot-so- kien-nghi-48057.htm, truy cập 18/6/2022.
43
Đối với trường hợp có từ hai tổ chức, cá nhân trở lên gây thiệt hại về môi trường, trách nhiệm BTTH được xác định tương ứng với tỷ lệ gây thiệt hại trong tổng thiệt hại về môi trường. Trường hợp không xác định được tỷ lệ gây thiệt hại thì thực hiện theo điểm b khoản 3 Điều 130 Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020.
Về nguyên tắc trách nhiệm chung và liên đới, BLDS 2015 ghi nhận
nguyên tắc này: trong trường hợp có nhiều chủ thể cùng gây ra thiệt hại thì những người đó phải liên đới BTTH tại Điều 587. Cụ thể: “Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải BTTH theo phần bằng nhau”. Trách nhiệm được xác định cho từng người dựa trên mức độ lỗi, nếu không xác định được mức độ lỗi thì phải bồi thường theo phần bằng nhau.
Trong Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020, nguyên tắc trách nhiệm chung và liên đới không được ghi nhận cụ thể mà chỉ quy định rằng trách nhiệm BTTH về môi trường đối với từng đối tượng được xác định tương ứng với tỷ lệ gây thiệt hại trong tổng thiệt hại về môi trường. Nếu các bên hoặc cơ quan quản lý nhà nước về môi trường không xác định được tỷ lệ chịu trách nhiệm thì cơ quan trọng tài hoặc Tòa án quyết định theo thẩm quyền43. Việc không công nhận nguyên tắc trách nhiệm chung và liên đới có thể dẫn đến nhiều khó khăn trong việc bảo vệ những người bị thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường. Bởi lẽ, khi có nhiều chủ thể có trách nhiệm bồi thường, người bị thiệt hại sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm chứng cứ và khởi kiện nhiều chủ thể. Mặt khác, nếu phần trăm thiệt hại lớn nhất đến từ bên có ít năng lực tài chính nhất thì khả năng nạn nhân được đền bù đầy đủ là khơng cao. Do đó, cần phải giải thích điểm b khoản 3 Điều 130 Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 sao cho phù hợp
44
với BLDS 2015 theo hướng công nhận trách nhiệm chung và liên đới trong trường hợp quy định của luật chuyên ngành khơng tồn tại thì áp dụng quy định của luật chung để giải quyết.