Quy định về việc đánh giá và sử dụng chứng cứ trong giao dịch điện tử

Một phần của tài liệu Pháp luật về chứng cứ trong giao dịch điện tử: Kinh nghiệm một số nước và đề xuất cho Việt Nam (Trang 66 - 72)

2.4.1.1. Liên minh Châu Âu

Về việc đánh giá chứng cứ trong giao dịch điện tử, Toà án và giám định viên là hai chủ thể có quyền xác định và đánh giá chứng cứ điện tử. Trong đó, giám định viên là người có trách nhiệm thực hiện giám định tính xác thực của chứng cứ điện tử khi có u cầu của Tịa án. Vai trị của giám định viên là rất quan trọng trong việc đánh giá chứng cứ điện tử bởi kết quả giám định là căn cứ quan trọng để Tịa án đưa ra quyết định cơng nhận chứng cứ. Trong khi đó, Tịa án là chủ thể quyết định giá trị chứng minh của chứng cứ điện tử phù hợp với pháp luật quốc gia. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp Tòa án đều trưng cầu giám định chứng cứ điện tử mà Tịa án có thể dựa vào những chứng cứ điện tử đã có để quyết định về giá trị của chứng cứ đối với vụ việc.

Về việc sử dụng chứng cứ trong giao dịch điện tử, Hướng dẫn của Hội đồng Châu Âu về bằng chứng điện tử trong thủ tục tố tụng dân sự và hành chính năm 2019 quy định một số nguyên tắc khi sử dụng như sau:

Thứ nhất, Tịa án khơng được từ chối hiệu lực pháp lý của chứng cứ điện tử và chứng cứ được nộp dưới dạng điện tử.

Theo Hướng dẫn của Hội đồng Châu Âu, chứng cứ điện tử và chứng cứ được nộp dưới dạng điện tử đều phải được Tịa án cơng nhận. Quan trọng là, dữ liệu điện tử được các bên cung cấp để làm bằng chứng phải ở định dạng ban đầu, nghĩa là định dạng gốc vốn có của nó và không qua chỉnh sửa, ngụy tạo. Trong trường hợp các bên cung cấp cho Tòa án bản in hoặc bản sao của chứng cứ điện tử, Tịa án có thể u cầu các chủ thể có liên quan cung cấp bản gốc của chứng cứ điện tử.

Hiện nay, hầu hết các quốc gia thế giới đều đã quy định rõ ràng trong luật của họ về việc sử dụng bằng chứng điện tử trong tố tụng pháp lý. Các điều khoản về sử dụng bằng chứng điện tử cũng có thể được tìm thấy trong Quy định eIDAS2. Ví dụ, Tịa án tối cao Croatia (vụ án số I Kž 696 / 04-7) xác nhận rằng các tin nhắn SMS có thể được sử dụng làm bằng chứng trong quá trình tố tụng vì chúng là một

2 Quy định eIDAS (Dịch vụ định danh, xác thực và ủy thác điện tử) được xây dựng theo quy định 910/2014 của EU, thay thế chỉ thị eSignature 1999/93/EC bắt đầu từ ngày 30 tháng 06 năm 2016.

nguồn thông tin ngang bằng với bất kỳ nội dung văn bản nào khác được lưu trữ trên các phương tiện khác. Những tin nhắn SMS này là bằng chứng đảm bảo được định dạng gốc vốn có của nó và được Tịa án công nhận và sử dụng làm bằng chứng trong qua trình tố tụng (EC, tr.18).

Thứ hai, Tịa án cần sử dụng siêu dữ liệu (metadata) như một bằng chứng điện tử có giá trị chứng thực rất tiềm năng.

Siêu dữ liệu là một dạng bằng chứng điện tử, có thể được sử dụng để theo dõi và xác định nguồn và đích của thơng tin liên lạc, dữ liệu trên thiết bị tạo ra bằng chứng điện tử, ngày, giờ, thời lượng và loại bằng chứng. Siêu dữ liệu cung cấp bối cảnh cần thiết để đánh giá chứng cứ, đo đó Tịa án cần nhìn nhận siêu dữ liệu là một dạng chứng cứ điện tử rất tiềm năng. Việc sử dụng siêu dữ liệu như một bằng chứng điện tử sẽ giúp các Tòa án tiếp cận với nguồn chứng cứ đa dạng và tính chuẩn xác cao.

Tại Liên minh Châu Âu đã có một số án lệ về siêu dự liệu, có thể kể đến ví dụ về án lệ về siêu dữ liệu ở Ireland. Trong vụ việc giữa (Koger Inc. & Koger (Dublin) Ltd v. O’Donnell & Other (2010) IEHC 350), siêu dữ liệu đóng vai trị quan trọng để xác thực nguồn gốc của các tài liệu/tư liệu được tạo điện tử. Tòa án Ireland đã phán quyết rằng một bên tiến hành thủ tục tố tụng dân sự có nghĩa vụ thơng báo cho bên kia (hoặc các bên) về bằng chứng được lưu trữ điện tử có chứa siêu dữ liệu của các tài liệu gốc, nếu điều này có liên quan (EC, tr.20).

Thứ ba, các bên phải nộp cho Tòa án chứng cứ điện tử ở định dạng điện tử ban đầu mà không cần cung cấp bản in.

Như đã trình bày ở trên, Tòa án rất quan trọng việc chứng cứ điện tử được nộp dưới định dạng gốc vốn có của nó. Các bản in bằng chứng điện tử có thể dễ dàng bị thao túng vì chúng có thể loại trừ siêu dữ liệu hoặc dữ liệu ẩn khác. Do đó, bản in màn hình từ trình duyệt web khơng phải là bằng chứng đáng tin cậy vì nó chỉ là bản sao của màn hình hiển thị và có thể dễ dàng bị chỉnh sửa vì khơng cần phần mềm hoặc phần cứng đặc biệt.

khơng công nhận giá trị chứng cứ được nộp dưới dạng bản in mà yêu cầu các bên cung cấp chứng cứ điện tử ở định dạng ban đầu. Ví dụ theo vụ án số e2A-226- 516/2018 ngày 27 tháng 4 năm 2018, Tòa phúc thẩm Lithuania quyết định rằng các bản sao tức thì của màn hình máy tính (ảnh chụp màn hình) là khơng đáng tin cậy. Do đó, tịa khơng cơng nhận giá trị chứng cứ của những ảnh chụp màn hình này (EC, tr.20).

2.4.1.2. Một số nước thành viên a. Cộng hòa Pháp

Theo Bộ luật Dân sự Pháp và Bộ luật Tố tụng Dân sự Pháp thì thẩm phán có thẩm quyền đánh giá chứng cứ. Ngoài ra, theo các điều 287, 288 và 289 của Bộ luật tố tụng dân sự Pháp, Thẩm phán có quyền u cầu các bên trong tranh chấp xuất trình tất cả các tài liệu liên quan để đối chiếu, xác minh hành vi tranh chấp, từ đó giúp cho quá trình xác định, đánh giá chứng cứ được hiệu quả, cơng bằng, chính xác. Tịa án cũng có thể chỉ định bất kỳ chủ thể nào khác để tham vấn chun mơn cho mình trong q trình đánh giá chứng cứ điện tử.

Khi chứng cứ được đánh giá là phù hợp, đáp ứng đủ các điều kiện như nêu tại mục 2.1.2.2(a) kể trên thì Tồ án Pháp sẽ sử dụng chứng cứ đó như một chứng cứ vật lý bằng văn bản. Điều này được nêu tại Điều 1316-3 Bộ luật Dân sự Pháp:

"việc viết trên phương tiện điện tử có giá trị chứng cứ như chữ viết trên phương tiện giấy". Trong trường hợp có mâu thuẫn giữa bằng chứng điện tử và bằng chứng

vật lý thì theo Điều 1316-2 Bộ luật dân sự Pháp, Thẩm phán được quyền đánh giá đâu là chứng cứ có khả năng xảy ra hơn để lựa chọn chứng cứ phù hợp để sử dụng. Ngoài ra, để việc đánh giá và sử dụng bằng chứng điện tử được tiện lợi, khuyến khích các cá nhân và doanh nghiệp khi tham gia vào các giao dịch điện tử sử dụng chữ ký số và phù hợp với quy định của EU thì các phán quyết gần đây của Tồ án Pháp đều hướng tới khẳng định các chứng cứ có chữ ký điện tử được coi là an toàn và đáng tin cậy (Eric CAPRIOLI, 2000).

b. Cộng hịa Ý

Tồ án quyết định theo các cách thức, nguyên tắc nêu tại các mục trên khi nói về Ý. Theo đó, chứng cứ điện tử sẽ có giá trị tương đương với các loại chứng cứ khác khi tuân thủ các nguyên tắc mà pháp luật đề ra.

2.4.2. Hoa Kỳ

Theo Các quy tắc liên bang về chứng cứ, bồi thẩm đồn là chủ thể có nghĩa vụ chứng minh tính xác thực của bằng chứng, trong khi đó thẩm phán là chủ thể quyết định bằng chứng đó có giá trị đối với vụ tranh chấp hay không. Nếu thẩm phán quyết định có đủ bằng chứng để bồi thẩm đồn kết luận rằng bằng chứng đó là xác thực, thì thẩm phán sẽ coi bằng chứng đó là chấp nhận được. Trên thực tế, việc quyết định tính xác thực của bằng chứng được để cho bồi thẩm đoàn, người sẽ xác định trọng lượng của bằng chứng sau khi nó đã được kiểm tra chéo kỹ lưỡng, trình bày bằng chứng trái ngược và hướng dẫn của thẩm phán về nghĩa vụ chứng minh. Như vậy, quy trình tố tụng của Hoa Kỳ có điểm đặc biệt là có sự tham gia của Bồi thẩm đồn trong q trình xác định chứng cứ, cũng như thủ tục tại Tòa án.

2.4.3. Ấn Độ

Việc đánh giá và sử dụng chứng cứ trong giao dịch điện tử được thực hiện bởi Tồ án và vì vậy, Ấn Độ có nhiều án lệ khác nhau nhằm đánh giá từng loại chứng cứ điện tử cụ thể. Ví dụ, đối với dữ liệu được sao chép từ ổ cứng sang đĩa CD, ổ cứng là một công cụ lưu trữ trên các thiết bị điện tử và dữ liệu được lưu giữ tại đó nếu được viết ra, thì nó sẽ trở thành hồ sơ điện tử theo Đạo luật về chứng cứ 1872. Vì vậy, ngồi việc tn thủ theo mục 65B, thì theo án lệ Babu Ram Aggarwal & Anr. Vs. Krishan Kumar Bhatnagar & Ors. [2013, IIAD (Delhi) 441], cần phải chứng minh rằng máy tính trong thời gian liên quan nằm trong sự kiểm soát hợp pháp của người chứng minh video quay video. Việc tuân thủ mục 65B cũng được thể hiện trong các án lệ khác như Abdul Rahaman Kunji vs. The State of West Bengal đối với email,…

Việc đánh giá các chứng cứ trong giao dịch điện tử ngoài tuân thủ các nguyên tắc xác định, thu thập vào bảo quản trên thì cịn phải tuân thủ các nguyên tắc chung về đánh giá chứng cứ. Cụ thể là đánh giá mức độ liên quan và tính chấp

nhận được, trọng lượng của bằng chứng. Về mức độ có liên quan, theo Sir Stephen, “có liên quan” có nghĩa là bất kỳ hai sự kiện nào mà nó được áp dụng có liên quan đến nhau theo tiến trình thơng thường của các sự kiện, một sự kiện hoặc do chính nó đưa ra hoặc liên quan đến các sự kiện khác chứng minh hoặc ám chỉ quá khứ có thể xảy ra, hiện tại hoặc tương lai tồn tại hoặc không tồn tại của cái kia. Để xác định các sự kiện mà bằng chứng thể hiện có liên quan tới nhau hay khơng thì có hai bài kiểm tra là kiểm tra về pháp lý và kiểm tra về logic. Về tính pháp lý, các bằng chứng điện tử chỉ được đánh giá là chấp nhận được nếu tuân thủ quy định tại Mục 65 kể trên. Về tính logic, các đánh giá về quy luật tự nhiên hoặc quy trình ứng xử chung được áp dụng để kiểm tra sự logic của bằng chứng. Về tính chấp nhận và trọng lượng của bằng chứng thì sau khi xem xét sự việc có liên quan, Tịa án quyết định liệu bằng chứng có thể được chấp nhận trong q trình tố tụng hay khơng. Nếu việc thừa nhận bằng chứng làm cho bồi thẩm đoàn của vụ án hiểu nhầm hoặc gây ra sự chậm trễ quá mức cho quá trình tố tụng của Tịa án, thì bằng chứng đó có thể bị từ chối (CA Chintan Jain).

2.4.4. Trung Quốc

Đánh giá chứng cứ là việc Tịa án đánh giá tính xác thực của chứng cứ để từ đó đi đến kết luận có chấp nhận hay bác bỏ các chứng cứ điện tử. Theo Quy tắc chứng cứ mới của Tịa án nhân dân Trung Hoa thì Tịa án có thể đánh giá tính xác thực của chứng cứ điện tử bằng các cách sau (Zhuhao Wang, 2021):

(i) so sánh bản sao dữ liệu điện tử với bản gốc có sẵn trong phương tiện lưu trữ;

(ii) kiểm tra tuyên bố của bên tạo ra dữ liệu điện tử;

(iii) kiểm tra xem quy trình và thủ tục thu thập dữ liệu điện tử có tn thủ pháp luật hiện hành hay khơng; và

(iv) kiểm tra xem có khả năng sửa đổi, bổ sung hoặc giả mạo nội dung hay khơng.

Ngồi các cách thức nêu trên, Tịa án cũng có thể tiến hành kiểm tra hoặc giám định tư pháp để hỗ trợ xác minh dữ liệu điện tử. Chứng cứ điện tử có thể được

Tịa án chấp nhận trong các trường hợp sau:

- Dữ liệu điện tử được lưu trữ, ghi lại và được xác nhận bởi một nền tảng của bên thứ ba trung lập;

- Dữ liệu điện tử được tạo ra trong q trình kinh doanh, giao dịch thơng thường như sao kê ngân hàng điện tử hoặc hóa đơn điện tử;

- Dữ liệu điện tử được lưu trữ tại Hệ thống Cơng khai Thơng tin Tín dụng Doanh nghiệp Quốc gia;

- Dữ liệu điện tử được lưu trữ bằng các phương thức mà các bên đã thỏa thuận.

Bên cạnh chứng cứ điện tử, một số chứng cứ khác cũng được Tòa án yêu cầu để củng cố giá trị của chứng cứ điện tử bao gồm (i) tuyên bố của các bên; (ii) lời khai nhân chứng của những người khơng có hoặc bị hạn chế về năng lực, khơng tương xứng với tuổi tác, trí thơng minh hoặc sức khỏe tâm thần của họ; (iii) lời khai của nhân chứng, những người có lợi ích xung đột với một bên hoặc luật sư của bên đó; (iv) bằng chứng nghe nhìn đáng ngờ và bằng chứng điện tử; hoặc (v) bản sao của một phần chứng cứ cụ thể không thể được xác minh bằng bản gốc.

Một phần của tài liệu Pháp luật về chứng cứ trong giao dịch điện tử: Kinh nghiệm một số nước và đề xuất cho Việt Nam (Trang 66 - 72)