Giải pháp hoàn thiện pháp luật về chứng cứ trong giao dịch điện tử tại Việt

Một phần của tài liệu Pháp luật về chứng cứ trong giao dịch điện tử: Kinh nghiệm một số nước và đề xuất cho Việt Nam (Trang 89 - 106)

3.2. Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về chứng cứ trong giao dịch điện

3.2.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về chứng cứ trong giao dịch điện tử tại Việt

Việt Nam từ kinh nghiệm một số nước

Thứ nhất, sửa đổi những quy định pháp luật hiện hành về chứng cứ trong giao dịch điện tử chưa phù hợp với thực tiễn giải quyết tranh chấp về giao dịch điện tử.

Như đã phân tích ở trên, hiện nay pháp luật về chứng cứ trong giao dịch điện tử vẫn còn một số hạn chế, một số quy định chưa được rõ ràng và chưa phù hợp với các văn bản luật quốc gia cũng như với thực tiễn, do đó, cần có những sửa đổi, bổ sung để pháp luật về chứng cứ trong giao dịch điện tử được hoàn thiện hơn, cụ thể:

Về quy định về thu thập chứng cứ điện tử: Cần có những quy định cụ thể về

thu thập chứng cứ điện tử, chứng cứ trong giao dịch điện tử tại Bộ luật tố tụng dân sự hoặc pháp luật về thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan, để các chủ thể trong vụ việc sẽ dễ dàng hơn trong quá trình thu thập chứng cứ xử lý vụ án.

Về quy định về giao nộp tài liệu chứng cứ tại Tịa án, cần có quy định cụ thể về hình thức nộp tài liệu. Hiện nay, theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, các đương sự phải giao nộp bản chính, bản sao tài liệu sau khi đã nộp qua Cổng thơng tin điện tử của Tịa án. Việc đương sự phải nộp tài liệu, chứng cứ bằng cả hai cách thức là trực tuyến và trực tiếp là quy định không hợp lý. Theo tác giả, cần quy định những loại chứng cứ nào thì các đương sự sẽ phải nộp trực tiếp và những loại chứng cứ nào thì sẽ được nộp trực tuyến qua Cổng điện tử của Tòa án. Với sự phát triển của công nghệ thông tin hiện nay, việc áp dụng hình thức trực tuyến vào giải quyết các tranh chấp giao dịch điện tử là rất cần thiết và phù hợp với thời đại. Do đó, tác giả cho rằng cần khuyến khích sử dụng hình thức trực tuyến để có thể phát huy được những ưu điểm vốn có của phương thức này: nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí.

Thứ hai, hồn thiện quy định của pháp luật hiện hành về việc thu thập, kiểm tra, bảo quản, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong giao dịch điện tử cũng như ban hành văn bản hướng dẫn về đường lối xử lý đối với các tội phạm công nghệ cao.

Một là, mặc dù trong văn bản luật đã có những quy định về thu thập chứng

cứ điện tử tuy nhiên mới dừng ở mức khái quát, do đó, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần ban hành những văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn và quy định cụ thể về quy trình, thủ tục thu thập dữ liệu điện tử, phương tiện điện tử để có thể thống nhất áp dụng trên thực tiễn. Trong đó, cần có quy định cụ thể về: các phương thức thu thập chứng cứ điện tử; trình tự, thủ tục, cách thức sao lưu, lưu trữ dữ liệu điện tử; phục hồi dữ liệu điện tử; các phần mềm và các giải pháp kỹ thuật có thể sử dụng dữ liệu điện tử để làm chứng cứ trong các vụ việc,… Chúng ta có thể học hỏi mơ hình của Liên minh Châu Âu khi họ đã ban hành Hướng dẫn của Hội đồng Châu Âu về bằng chứng điện tử trong thủ tục tố tụng dân sự và hành chính năm 2019 trong đó quy định và hướng dẫn chi tiết tất cả những vấn đề liên quan đến chứng cứ điện tử bao gồm cả định nghĩa, cách xác định chứng cứ điện tử, cách thức thu thập, lưu trữ, bảo quản, đánh giá và sử dụng chứng cứ. Nhờ có hướng dẫn này, các quốc gia thành viên sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong việc áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp liên quan đến chứng cứ trong giao dịch điện tử.

Hai là, cần phải sửa đổi, bổ sung các quy định về tiêu chí xác thực, bảo quản,

thu giữ chứng cứ điện tử. Vì quy định chưa cụ thể, rõ ràng nên đối với việc thu thập chứng cứ điện tử có đương sự đã biết cách thu thập dựa vào thừa phát lại để lập vi bằng về chứng cứ điện tử đó nhưng cũng có đương sự lại không biết phải thu thập chứng cứ điện tử như thế nào để Tịa án chấp nhận. Vì thế, về việc thu thập chứng cứ điện tử ngoài các quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và Nghị Quyết 04/2016 của Hội đồng Thẩm phán ngày 30/12/2016, pháp luật Việt Nam cần bổ sung các quy định cụ thể về cách thu thập chứng cứ điện tử phù hợp với thời đại như là thu thập chứng cứ điện tử thông qua công chứng hoặc sự hỗ trợ của chuyên gia công nghệ thông tin; thu thập chứng cứ thông qua dấu thời gian; thu thập chứng cứ sử dụng công nghệ blockchain. Những phương pháp thu thập chứng cứ này đã được Trung Quốc áp dụng rất thành công và đem lại hiệu quả cao trong quá trình giải quyết các vụ án tranh chấp trong giao dịch điện tử, do đó, Việt Nam có thể nghiên cứu và sử dụng những phương pháp này để tối ưu hóa cơng tác thu thập chứng cứ điện tử.

Ba là, cần sửa đổi, bổ sung một số trường hợp cụ thể về dữ liệu điện tử bắt

buộc phải trưng cầu giám định. Rõ ràng, để xem xét dữ liệu điện tử có giá trị làm chứng cứ hay không, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ phải xem xét rất nhiều các yếu tố khác nhau như: Cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi dữ liệu điện tử; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu điện tử; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác. Theo tác giả, trưng cầu giám định dữ liệu là thủ tục rất cần thiết trong quá trình giải quyết các vụ án và cần được quy định là thủ tục bắt buộc trong một số trường hợp cụ thể. Thực tế cho thấy, có những trường hợp các đối tượng phạm tội đã cố tình tiêu hủy hoặc có thái độ khơng hợp tác với cơ quan điều tra trong cơng tác tìm kiếm, phục hồi, sao lưu dữ liệu điện tử, gây khó khăn cho cơng tác thu thập, kiểm tra chứng cứ điện tử. Do đó, khi có những quy định cụ thể về bắt buộc trưng cầu giám định đối với dữ liệu điện tử sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả thu thập dữ liệu điện tử trong điều tra vụ việc liên quan đến giao dịch điện tử.

Bốn là, bổ sung quy định về trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu, chứng

cứ của vụ việc từ các cơ quan, tổ chức có liên quan như ngân hàng, cơ quan viễn thơng, tài chính, … Hiện nay, sự phối hợp cung cấp dữ liệu liên quan vụ án của cơ quan điều tra với các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thơng; Internet; tài chính, ngân hàng; các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội như Zalo, Facebook, Youtube,… còn nhiều hạn chế (Trần Thanh Phước, 2020). Trên thực tế, có nhiều trường hợp các đơn vị này từ chối hoặc kéo dài thời gian cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ mà cơ quan điều tra yêu cầu với lý do là tuân thủ điều khoản về trách nhiệm bảo mật thông tin với khách hàng. Điều này đã gây khó khăn, cản trở đối với các cán bộ có thẩm quyền trong cơng tác thu thập dữ liệu điện tử. Chính vì vậy, pháp luật Việt Nam cần có những quy định cụ thể về trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ điện tử của các đơn vị có liên quan để công tác thu thập chứng cứ được diễn ra thuận lợi, chính xác, đảm bảo xử lý đúng tội phạm. Bên cạnh đó, cần có những quy định về chế tài đối với các cá nhân, tổ chức chậm chễ hoặc cố tình chậm chễ, khơng cung cấp thơng tin, dữ liệu điện tử được cơ quan điều tra yêu cầu, gây ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án giao dịch điện tử.

Năm là, cần bổ sung các quy định về bảo quản chứng cứ điện tử. Hiện nay,

có rất nhiều phương pháp bảo quản chứng cứ điện tử mà Việt Nam có thể nghiên cứu áp dụng như các bên tự bảo quản chứng cứ điện tử, bảo quản chứng cứ thông qua công chứng, bảo quản chứng cứ thông qua cơ quan giám định pháp y, hoặc bảo quản chứng cứ thông qua nền tảng bảo quản giữ liệu điện tử. Xuất phát từ thực tế áp dụng tại Trung Quốc, trong các phương pháp này thì bảo quản chứng cứ thơng qua nền tảng giữ liệu điện tử đang là xu hướng bởi những lợi ích mà nó đem lại. Dù là áp dụng phương pháp nào thì vấn đề an ninh mạng cũng nên được đặt lên hàng đầu. Chứng cứ điện tử nên được lưu trữ với siêu dữ liệu được tiêu chuẩn hóa.Việc thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế cho siêu dữ liệu đảm bảo mức độ nhất quán trong việc lưu trữ chứng cứ điện tử.

Thứ hai, cần nâng cao trình độ, chuyên môn và kỹ năng của người tiến hành tố tụng khi giải quyết các vụ việc về chứng cứ trong giao dịch điện tử.

Rõ ràng, để các vụ việc được giải quyết một cách cơng bằng, hiệu quả và chính xác, vai trị của các cán bộ trực tiếp xử lý vụ việc là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, chứng cứ điện tử là một lĩnh vực còn tương đối mới mẻ ở Việt Nam và chưa có văn bản pháp luật chuyên biệt điều chỉnh, do đó Thẩm phán và những người tiến hành tố tụng cũng gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình giải quyết các vụ việc liên quan đến chứng cứ trong giao dịch điện tử.

Các vụ án liên quan đến giao dịch điện tử đòi hỏi người tiến hành tố tụng phải có trình độ, kiến thức về cơng nghệ thông tin, viễn thông cập nhật; am hiểu và biết cách sử dụng những ứng dụng công nghệ hiện đại và tiên tiến nhất thì mới có thể thu thập chứng cứ điện tử một cách khách quan và toàn diện nhất. Như vậy, để nâng cao trình độ, kỹ năng sử dụng phương tiện điện tử, các cán bộ tiến hành tố tụng cần có những kiến thức cơ bản về lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông, cụ thể hơn là về dữ liệu điện tử. Để làm tốt điều đó, cần xác định phương hướng cho hoạt động thu thập dữ liệu điện tử đó là (Nguyễn Văn Điền, 2019):

(i) Cơ sở đầu tiên để xác định phương hướng thu thập dữ liệu điện tử là những tài liệu, chứng cứ được thu thập từ ngay ban đầu;

(ii) Căn cứ vào nguồn gốc hình thành và điểm riêng biệt của dấu vết điện tử so với các dấu vết hình sự khác;

(iii) Căn cứ vào quy luật hoạt động của các đối tượng phạm tội. Ví dụ, tội phạm sử dụng cơng nghệ cao sẽ có những đặc điểm gì riêng biệt và chúng hoạt động theo quy luật và cơ chế nào?,

Các đối tượng phạm tội ngày càng áp dụng những thủ đoạn hiện đại và tinh vi để thực hiện hành vi phạm tội trên khơng gian mạng, thậm chí có những trường hợp sử dụng thiết bị, phần mềm chuyên dụng để thực hiện hành vi phạm tội. Do đó, việc cập nhật những tri thức mới, những ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại là việc làm rất cần thiết đối với các cán bộ tiến hành tố tụng trong công tác điều tra, thu thập dữ liệu điện tử, phương tiện điện tử phục vụ điều tra vụ án hình sự.

Việc nâng cao trình độ, chun mơn của những người trực tiếp tiến hành tố tụng có thể thể hiện ở nhiều hình thức như: tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo ngắn hạn cho các cán bộ thuộc các cơ quan tiến hành tố tụng; về lâu về dài, cần nhanh chóng cập nhật các nội dung mới về dữ liệu điện tử, phương tiện điện tử và cập nhật, đồng thời, bổ sung chương trình đào tạo những kiến thức mới về tin học, công nghệ thông tin vào chương trình tập huấn, giảng dạy cho cán bộ nhằm nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết đủ để chủ trì hoạt động thu thập, khai thác, dữ liệu điện, phương tiện điện tử trong thực tiễn công tác sau này.

Thứ ba, pháp luật Việt Nam cần bổ sung quy định thừa nhận các dịch vụ ủy thác trung gian trong thu thập, bảo quản, xác thực chứng cứ điện tử, các ứng dụng công nghệ hiện đại như cơng nghệ blokchain trong q trình thu thập, đánh giá chứng cứ

Để hội nhập với các quốc gia trên thế giới, bên cạnh những phương pháp truyền thống, Việt Nam cũng cần có những quy định áp dụng các phương pháp hiện đại trong quá trình thu thập, bảo quản, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong giao dịch điện tử. Mơ hình về Tịa án internet của Trung Quốc là một trong những điểm sáng trong hệ thống pháp luật Trung Quốc, đáng để Việt Nam tham khảo và học tập. Trung Quốc cho phép các bên gửi bằng chứng điện tử được chứng nhận bởi

công nghệ blockchain hoặc nền tảng thu thập bằng chứng điện tử. Tòa án sẽ xác nhận tính xác thực của bằng chứng điện tử bằng cách kiểm tra độ tin cậy của quá trình tạo, thu thập, lưu trữ và truyền dữ liệu điện tử. Hầu hết các nền tảng này được thành lập với sự hợp tác của các văn phịng cơng chứng, cơ quan thẩm định, tổ chức trọng tài, viện kiểm sát, văn phòng tư pháp và các tịa án khác.

Hiện nay, có rất nhiều quốc gia sử dụng cơng nghệ blockchain trong thu thập và bảo quản chứng cứ điện tử. Ngồi Trung Quốc, có thể kể đến các quốc gia như Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ hay Pháp cũng đang tích cực sử dụng phương pháp này bởi những lợi ích vốn có của nó. Việc ứng dụng công nghệ Blockchain sẽ giúp việc giải quyết các vụ án nhanh chóng và hiệu quả. Thiết nghĩ, Tịa án Việt Nam cần có những quy định về việc sử dụng công nghệ blockchain trong việc giải quyết các vụ việc về giao dịch điện tử.

Thứ tư, xây dựng hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại, tạo nền tảng cho việc thực hiện các công tác thu thập, bảo quản, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong giao dịch điện tử một cách hiệu quả.

Với sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, các giao dịch kinh doanh thương mại qua mạng internet càng trở nên phổ biến và trở thành một phần không thể thiếu trong xã hội hiện đại. Số lượng giao dịch điện tử lớn dẫn đến việc làm thế nào để có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại, cập nhật trở thành một thách thức đối với các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Để đảm bảo cho công tác thu thập, bảo quản, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong giao dịch điện tử được nhanh chóng, chính xác, Việt Nam cần xây dựng hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại, cập nhật với sự thay đổi và phát triển của thế giới.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào cơng tác thu thập và bảo quản chứng cứ có rất nhiều ưu điểm. Chúng ta có thể thấy rõ điều này khi phân tích hệ thống pháp luật của Liên Minh Châu Âu hay Trung Quốc, đều là các quốc gia sử dụng tối đa nguồn lực công nghệ thông tin vào công tác thu thập và bảo quản chứng cứ trong giao dịch điện tử. Việc nâng cấp, đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin từ địa phương đến trung ương sẽ góp phần tiết kiệm đáng kể thời gian tiến

hành giải quyết tranh chấp. Việc sử dụng hệ thống đám mây điện tử trong bảo quản, lưu trữ chứng cứ điện tử cũng sẽ góp phần giảm thiểu việc in ấn chứng cứ thành bản cứng, cũng như giảm thiểu việc hư hỏng các chứng cứ khi được lưu trữ bằng ổ cứng hoặc USB.

Tất nhiên, để có hệ thống hạ tầng cơng nghệ thơng tin hiện đại, Nhà nước ta sẽ phải dành một nguồn ngân sách không hề nhỏ vào đầu tư máy móc, thiết bị, hệ thống viễn thông, mạng internet cho các cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan có

Một phần của tài liệu Pháp luật về chứng cứ trong giao dịch điện tử: Kinh nghiệm một số nước và đề xuất cho Việt Nam (Trang 89 - 106)