Những khác biệt cơ bản

Một phần của tài liệu Pháp luật về chứng cứ trong giao dịch điện tử: Kinh nghiệm một số nước và đề xuất cho Việt Nam (Trang 74 - 75)

2.5. Đánh giá chung về chứng cứ trong giao dịch điện tử của một số nước và bài học

2.5.2. Những khác biệt cơ bản

Thứ nhất, pháp luật về chứng cứ trong giao dịch điện tử ở các quốc gia khơng thống nhất

Như đã trình bày tại Chương 1, các quốc gia có cách thức quy định về chứng cứ trong giao dịch điện tử khác nhau. Theo đó, ở các quốc gia thuộc EU như Pháp và Ý thì pháp luật chịu ảnh hưởng bởi các quy định của EU nên đều ban hành nội luật trên cơ sở phù hợp với quy định pháp luật EU, cụ thể là một văn bản pháp luật riêng về chứng cứ điện tử. Nhiều quy định còn được áp dụng trực tiếp của EU. Trong khi đó, Hoa Kỳ, Ấn Độ và Trung Quốc lại có quy định chung áp dụng cho mọi loại chứng cứ, gồm cả chứng cứ điện tử. Dưới các văn bản gốc đó thì các quốc gia này lại ban hành các văn bản dưới luật hay hướng dẫn về chữ ký điện tử, chứng cứ điện tử hay giao dịch điện tử nhằm làm rõ việc xác định, thu thập, bảo quản chứng cứ điện tử.

Thứ hai, các nội dung cụ thể nhằm xác định chứng cứ trong giao dịch điện tử ở mỗi quốc gia là khác nhau

Như đã nêu tại mục 2.5.1, mặc dù hai nguyên tắc cơ bản trong xác định chứng cứ điện tử được thể hiện xuyên suốt trong pháp luật các quốc gia nhưng cách thức cụ thể hố chúng lại vơ cùng khác nhau. Ấn Độ và Trung Quốc đưa ra một số nội dung cụ thể như bản sao có được tạo ra từ bản gốc một cách phù hợp khơng; tính có liên quan của chứng cứ; sự hoạt động bình thường của máy tính tại thời điểm tạo ra chứng cứ,… Ngược lại, EU và Hoa Kỳ không đi vào quy định chi tiết nhằm đảm bảo tính linh hoạt cho các bên trong q trình xác định chứng cứ trong giao dịch điện tử.

Thứ ba, mặc dù cùng có sự tham gia của một bên thứ ba khác trong quá trình thu thập chứng cứ trong giao dịch điện tử nhưng vị trí của những cá nhân/tổ chức này tại các quốc gia là khác nhau

Theo đó, bên cạnh nguyên đơn, bị đơn và Tồ án thì thơng thường đều có sự tham gia của các chun gia cơng nghệ hay một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực bảo mật thông tin, chứng cứ điện tử nếu thu thập bằng chứng điện tử bởi các

phương pháp hiện đại như Time Stamping hay Blockchain. Tuy nhiên, có thể thấy ở Pháp, việc Tồ án chỉ định một cá nhân xác thực bằng chứng không cần đáp ứng các quy định ngặt nghèo về trình độ và nghiệp vụ như tại Hoa Kỳ. Hay như tại Trung Quốc, nhiều tổ chức thuộc Chính phủ và ngồi Chính phủ được cấp phép để hoạt động trong lĩnh vực thu thập chứng cứ điện tử. Đặc biệt, tại Trung Quốc, việc thu thập chứng cứ điện tử cịn có thể được thực hiện bằng chính các tồ án điện tử.

Một phần của tài liệu Pháp luật về chứng cứ trong giao dịch điện tử: Kinh nghiệm một số nước và đề xuất cho Việt Nam (Trang 74 - 75)