Thực trạng pháp luật hiện hành về chứng cứ trong giao dịch điện tử tại Việt

Một phần của tài liệu Pháp luật về chứng cứ trong giao dịch điện tử: Kinh nghiệm một số nước và đề xuất cho Việt Nam (Trang 79 - 83)

3.1. Thực trạng pháp luật về chứng cứ trong giao dịch điện tử tại Việt Nam

3.1.1. Thực trạng pháp luật hiện hành về chứng cứ trong giao dịch điện tử tại Việt

NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC

3.1. Thực trạng pháp luật về chứng cứ trong giao dịch điện tử tại Việt Nam

3.1.1. Thực trạng pháp luật hiện hành về chứng cứ trong giao dịch điện tử tạiViệt Nam Việt Nam

Hiện nay, pháp luật Việt Nam khơng có văn bản quy phạm pháp luật riêng để điều chỉnh về chứng cứ trong giao dịch điện tử mà chứng cứ trong giao dịch điện tử được quy định rải rác tại một số văn bản quy phạm pháp luật như Luật giao dịch điện tử, Luật công nghệ thông tin, Bộ luật tố tụng dân sự, và một số nghị quyết hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao như Nghị quyết số 04/2012 NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 hướng dẫn thi hành một số quy định về “chứng minh và chứng cứ” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự; Nghị quyết số 04/2016 của Hội đồng thẩm phán ngày 30/12/2016 hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13, Luật Tố tụng hành chính số 93/2015/QH13 về gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ và cấp tống đạt, thông báo văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử.

3.1.1.1. Về xác định chứng cứ điện tử

Điều 95 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 đã đưa ra những quy định về xác định chứng cứ. Theo đó, việc xác định chứng cứ điện tử được quy định như sau: “Thông

điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử”. Ngoài ra, Luật giao dịch điện tử 2005

cũng có những quy định về giá trị chứng cứ điện tử trong các giao dịch điện tử. Theo đó, thơng điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc khi đáp ứng được các điều kiện sau đây (Điều 13 Luật giao dịch điện tử 2005):

- Nội dung của thơng điệp dữ liệu được bảo đảm tồn vẹn kể từ khi được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng một thơng điệp dữ liệu hồn chỉnh.

Nội dung của thơng điệp dữ liệu được xem là tồn vẹn khi nội dung đó chưa bị thay đổi, trừ những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ hoặc hiển thị thông điệp dữ liệu;

- Nội dung của thơng điệp dữ liệu có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.

Điều 14 Luật giao dịch điện tử 2005 cũng đưa ra quy định khẳng định thơng điệp dữ liệu có giá trị làm chứng cứ: “Thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị

dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thơng điệp dữ liệu”. Giá trị chứng cứ của thông

điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính tồn vẹn của thơng điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.

Như vậy, theo pháp luật Việt Nam, để xác định chứng cứ điện tử và tính xác thực của chứng cứ đó, cần phải dựa vào các yếu tố như tính tồn vẹn của chứng cứ, độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu, cách thức bảo đảm và duy trì tính tồn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo,… Từ đó có thể thấy, tiêu chí xác định tính xác thực của dữ liệu điện tử theo pháp luật Việt Nam về cơ bản là tương đồng so với pháp luật các quốc gia khác.

3.1.1.2. Về thu thập chứng cứ điện tử

Pháp luật Việt Nam quy định việc thu thập chứng cứ điện tử không chỉ là trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà các đương sự trong vụ việc cũng có quyền thu thập các tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc của mình.

Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành đã có những quy định về việc giao nộp tài liệu, chứng cứ. Khoản 1 Điều 96 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về giao nộp tài liệu, chứng cứ như sau: Các đương sự trong vụ án có quyền và nghĩa vụ giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án. Trong trường hợp Tòa án xét thấy những tài liệu, chứng cứ mà các đương sự giao nộp chưa đầy đủ để giải quyết, Tòa án sẽ yêu cầu các đương sự nộp bổ sung. Các đương sự có nghĩa vụ phải bổ sung những tài liệu, chứng cứ được yêu cầu. Tuy nhiên, nếu các bên không giao nộp tài liệu bổ

sung đầy đủ mà khơng có lý do chính đáng thì Tịa án sẽ dựa trên những chứng cứ sẵn có (các bên giao nộp và Tòa án thu thập) để giải quyết vụ việc.

Ngoài ra, điều 19 Nghị quyết số 04/2016 của Hội đồng thẩm phán ngày 30/12/2016 cũng có quy định về vấn đề giao nộp tài liệu chứng cứ tại tịa án. Theo đó:

(i) Các đương sự trong vụ việc có nghĩa vụ gửi tài liệu, chứng cứ qua Cổng thơng tin điện tử của Tịa án. Sau đó, các đương sự sẽ nộp bản chính hoặc bản sao hợp pháp các tài liệu, chứng cứ đó chậm nhất tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải; phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại. Đối với những chứng cứ, tài liệu được các bên giao nộp bằng phương tiện điện tử sau 02 phiên họp kể trên thì thời hạn giao nộp bản chính hoặc bản sao hợp lệ của những tài liệu đó sẽ tuân thủ theo quy định của pháp luật tố tụng.

(ii) Đối với những tài liệu, chứng cứ liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong mĩ tục dân tộc, bí mật kinh doanh, bí mật nghề nghiệp,…những tài liệu nghe được, nhìn được hoặc những tài liệu, chứng cứ khác mà không thể định dạng dưới dạng thơng điệp dữ liệu điện tử thì Tịa án, người khởi kiện, người tham gia tố tụng không được gửi bằng phương thức điện tử mà phải giao nộp bằng phương thức khác theo quy định của pháp luật tố tụng.

Như vậy, việc giao nộp chứng cứ điện tử có thể xuất phát từ nhiều chủ thể, bao gồm cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người bào chữa, các đương sự trong vụ việc hoặc bất kỳ cá nhân, tổ chức nào khác. Việc giao nộp chứng cứ điện tử cũng là nghĩa vụ và trách nhiệm của các đương sự trọng vụ việc. Tuy Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đã có những quy định về giao nộp chứng cứ điện tử, nhưng chưa có quy định cụ thể về quy trình thu thập chứng cứ điện tử.

3.1.1.3. Về bảo quản chứng cứ điện tử

Bảo quản chứng cứ là vấn đề cần được đánh giá cao, đặc biệt là bảo quản chứng cứ điện tử- dạng chứng cứ rất dễ bị phá hủy và mất đi tính ngun bản, tồn

vẹn. Các văn bản luật Việt Nam hiện hành như Bộ luật tố tụng dân sự cũng đưa ra những quy định về bảo quản chứng cứ điện tử.

Theo khoản 1 điều 110 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định về việc bảo vệ chứng cứ thơng qua các biện pháp ghi âm, ghi hình, niêm phong. Cụ thể, các bên trong vụ việc có thể gửi đề nghị bằng văn bản đến Tịa án để đề nghị Tòa án áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn chứng cứ nếu họ thấy rằng chứng cứ đang bị tiêu hủy, có nguy cơ bị tiêu hủy hoặc khó thu thập lại được. Sau khi nhận được đề nghị của các bên, Tịa án sẽ cân nhắc xem có cần thiết áp dụng các biện pháp để bảo tồn chứng cứ hay khơng hoặc áp dụng một hay một số các biện pháp bảo quản chứng cứ như niêm phong, thu giữ, chụp ảnh, ghi âm, ghi hình, phục chế, khám nghiệm, lập biên bản và các biện pháp khác.

Nhìn chung, vấn đề bảo quản chứng cứ trong giao dịch điện tử là vấn đề cần được quan tâm. Hiện nay, pháp luật tố tụng dân sự chưa quy định cụ thể việc bảo quản chứng cứ điện tử nhưng về ngun tắc thì chứng cứ phải khách quan, tồn diện, đầy đủ và chính xác. Do đó, các bên muốn bảo quản chứng cứ điện tử rất khó bởi chứng cứ điện tử có thể bị thay đổi mà khơng để lại bất kỳ dấu vết nào, nó có thể bị bịa đặt hoặc giả mạo hay các loại chứng cứ điện tử như CD/VCD, dữ liệu đĩa cứng/ thẻ nhớ có thể xuất hiện vấn đề lỗi phần cứng hoặc phần mềm hay dữ liệu trang Web, giao tiếp các mạng xã hội, email, tin nhắn SMS/MMS và các dữ liệu do máy tính tạo ra.

3.1.1.4. Về đánh giá và sử dụng chứng cứ điện tử

Đánh giá chứng cứ là việc Tòa án đánh giá tính xác thực của chứng cứ để từ đó Tịa án chấp nhận hay bác bỏ chứng cứ. Việc đánh giá chứng cứ phải đảm bảo tính khách quan, tồn diện, đầy đủ và chính xác. Tịa án phải đánh giá từng chứng cứ, sự liên quan giữa các chứng cứ và khẳng định tính hợp pháp, tính liên quan, giá trị chứng minh của từng chứng cứ (Điều 108 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).

Để đánh giá chứng cứ điện tử, có thể áp dụng quy định tại Điều 95 và 97 của Bộ luật tố tụng dân sự và quy định tại khoản 2 điều 14 Luật giao dịch điện tử năm 2006. Theo đó, “Giá trị chứng cứ của thơng điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào

độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính tồn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác”.

Một phần của tài liệu Pháp luật về chứng cứ trong giao dịch điện tử: Kinh nghiệm một số nước và đề xuất cho Việt Nam (Trang 79 - 83)