Những tương đồng

Một phần của tài liệu Pháp luật về chứng cứ trong giao dịch điện tử: Kinh nghiệm một số nước và đề xuất cho Việt Nam (Trang 72 - 74)

2.5. Đánh giá chung về chứng cứ trong giao dịch điện tử của một số nước và bài học

2.5.1. Những tương đồng

Thứ nhất, việc xác định chứng cứ trong giao dịch điện tử đều tuân thủ các nguyên tắc cơ bản

Mặc dù khơng được trình bày thành các quy định pháp luật cụ thể nhưng ngun tắc giả định tính tồn vẹn và nguyên tắc áp dụng chứng cứ tốt nhất luôn được thể hiện xuyên suốt trong pháp luật các quốc gia mà Luận văn này đề cập tới. Theo đó, các nước đều chỉ chấp nhận chứng cứ điện tử khi đáp ứng các điều kiện cụ thể về cách thức tạo ra, lưu trữ… Pháp luật Trung Quốc và Ấn Độ quy định khá rõ các điều kiện này. Còn các quốc gia phương tây như EU, Hoa Kỳ thì lại quy định theo hướng tinh giản hơn, nhưng vẫn dựa trên nguyên tắc này; đó là chứng cứ sẽ

khơng bị nghi ngờ nếu khơng bị một bên đặt câu hỏi hoặc có bằng chứng chứng minh sự khơng tồn vẹn của chứng cứ đó.

Thứ hai, các quốc gia ngày càng coi trọng và chuyển dần sang xác định chứng cứ trong giao dịch điện tử theo phương pháp Time Stamp và phương pháp Blockchain

Trước hết cần thấy rằng các quốc gia hầu như đều không quy định trong các văn bản pháp luật về phương pháp thu thập chứng cứ. Nếu có quy định thì chỉ quy định về thu thập chứng cứ thông qua công chứng trong pháp luật Ấn Độ, EU hay Pháp,… Tuy nhiên, nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật tại các quốc gia này thì nhận thấy phương pháp Time Stamp và phương pháp Blockchain đang ngày càng được áp dụng phổ biến. Hai phương pháp này có nhiều ưu điểm hơn so với các phương pháp truyền thống bởi sự nhanh chóng, đảm bảo tối đa sự bảo mật của các chứng cứ. Các phương pháp này về lâu dài còn hỗ trợ cho việc bảo quản và sắp xếp chứng cứ một cách khoa học và giảm thiểu sự tham gia của con người, từ đó tránh các nhân tố làm thay đổi chứng cứ.

Thứ ba, pháp luật các nước quy định tương tự nhau về bảo quản chứng cứ trong giao dịch điện tử

Cũng giống như thu thập chứng cứ trong giao dịch điện tử, việc bảo quản chứng cứ cũng khơng được tìm thấy một cách cụ thể và chi tiết ở các văn bản pháp luật tại các quốc gia nghiên cứu. Theo đó, quy định về các chứng cứ này nằm rải rác ở các văn bản về bảo quản tài liệu điện tử của Nhà nước, bảo quản tài liệu điện tử trong nội bộ doanh nghiệp… Trong quá trình thu thập, các cá nhân hoặc tổ chức có trách nhiệm thu thập chứng cứ sẽ tự có trách nhiệm bảo quản chứng cứ của mình. Tiếp đó, sau khi được đệ trình bởi các bên và được xác định là chứng cứ thì thơng thường, Tồ án sẽ lưu trữ và bảo quản các chứng cứ này theo quy định của luật tố tụng dân sự. Các chứng cứ điện tử luôn được yêu cầu phải lưu trữ trong các thiết bị vật lý như ổ cứng, các loại đĩa, USB,…hoặc theo các cơng nghệ về điện tốn đám mây. Ngồi ra, các chứng cứ này cịn có thể phải hoặc được lựa chọn lưu trữ dưới dạng bản giấy như quy định của Trung Quốc, Ý.

Một phần của tài liệu Pháp luật về chứng cứ trong giao dịch điện tử: Kinh nghiệm một số nước và đề xuất cho Việt Nam (Trang 72 - 74)