Định hướng hoàn thiện pháp luật về chứng cứ trong giao dịch điện tử tại Việt

Một phần của tài liệu Pháp luật về chứng cứ trong giao dịch điện tử: Kinh nghiệm một số nước và đề xuất cho Việt Nam (Trang 86 - 89)

3.2. Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về chứng cứ trong giao dịch điện

3.2.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về chứng cứ trong giao dịch điện tử tại Việt

dịch điện tử tại Việt Nam từ kinh nghiệm một số nước

3.2.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về chứng cứ trong giao dịch điện tử tạiViệt Nam Việt Nam

Thứ nhất, thể chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực vật lý, công nghệ số và sinh học, có tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới. Không thể phủ nhận, cách mạng công nghệ 4.0 đã mang đến nhiều ảnh hưởng tích cực cho xã hội, đặc biệt là lĩnh vực cơng nghệ thơng tin. Nhờ có cơng nghệ, con người có thể dễ dàng hợp tác, trao đổi, mua bán, thực hiện các giao dịch điện tử trên các nền tảng internet, việc chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các chủ thể cũng trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Đảng và Nhà nước ta cũng đã có những quan tâm nhất định đến việc hội nhập với cách mạng công nghiệp 4.0 thể hiện qua một số văn bản như Nghị quyết số 52/NQ-TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị đưa ra một số chủ trương, chính sách về việc chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và chính sách của Nhà nước về chuyển đổi số quốc gia, góp phần thúc đẩy phát triển ổn định kinh tế - xã hội của đất nước; Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021- 2025 xác định thương mại điện tử là một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số và đặt mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam trở thành quốc gia có thị trường thương mại điện tử phát triển thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực Đơng Nam Á. Ngoài ra, với sự ra đời của Luật giao dịch điện tử năm 2005 cũng đã tạo hành lang

pháp lý hoàn thiện để thực hiện chuyển đổi các hoạt động từ môi trường thực sang môi trường số trong tất cả các ngành, lĩnh vực; khắc phục những bất cập, tồn tại, hạn chế của Luật trước đó, đặc biệt là đối với vấn đề bảo đảm giá trị pháp lý của giao dịch điện tử.

Bên cạnh những mặt tích cực, cách mạng cơng nghiệp 4.0 cũng đặt ra nhiều thách thức cho Đảng và Nhà nước ta. Các thành tựu về khoa học công nghệ lại đang trở thành phương tiện để thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân và mức độ vi phạm ngày càng phức tạp và tinh vi hơn. Ngồi ra, để ứng dụng những cơng nghệ kỹ thuật hiện đại, Nhà nước cần đầu tư rất nhiều chi phí cho cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cơng nghệ. Do đó, một trong những yêu cầu cấp bách hiện nay là cần phải xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật để đạt được mục tiêu của Đảng và Nhà nước trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0.

Thứ hai, xây dựng pháp luật về chứng cứ trong giao dịch điện tử phù hợp với điều kiện kinh tế- chính trị- xã hội của Việt Nam

Pháp luật thì ln phải gắn liền với thực tiễn và phải giải quyết được những nhu cầu mà thực tiễn đặt ra, pháp luật về chứng cứ trong giao dịch điện tử cũng vậy. Hiện nay, pháp luật Việt Nam vẫn còn nhiều lỗ hổng cần được khắc phục như khung pháp lý số quốc gia, các luật về thương mại điện tử, an tồn thơng tin, chủ quyền số, bảo vệ thơng tin và dữ liệu cá nhân,… Ngồi ra, cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, việc thiếu vắng những quy định điều chỉnh những vấn đề về giao dịch điện tử, dữ liệu số hay các công nghệ hiện đại Big Data, blockchain, thực tế ảo cũng đang đặt ra những thách thức lớn cho pháp luật Việt Nam trong việc phù hợp và thích ứng với tình hình kinh tế- xã hội hiện tại.

Việc xây dựng khung pháp lý về giao dịch điện tử nói chung và chứng cứ trong giao dịch điện tử nói riêng cần phải phù hợp với các văn bản pháp luật quốc gia bởi lẽ hiện nay, vấn đề này đang được quy định rải rác tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Bộ luật tố tụng hình sự 2015, Luật giao dịch điện tử 2005, Luật cơng nghệ thơng tin,… Do đó, dù xây dựng

pháp luật theo định hướng nào chăng nữa thì cũng cần có sự hài hòa trong hệ thống pháp luật, hạn chế tối đa việc tạo ra xung đột giữa các văn bản luật.

Thứ ba, xây dựng pháp luật dựa trên học hỏi kinh nghiệm quốc tế và phù hợp với yêu cầu về hội nhập quốc tế

Xây dựng pháp luật dựa trên học hỏi kinh nghiệm quốc tế là rất cần thiết bởi chứng cứ trong giao dịch điện tử vẫn là một vấn đề còn mới mẻ và chưa được quy định chi tiết trong khung pháp luật của Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu pháp luật về chứng cứ trong giao dịch điện tử của các quốc gia khác sẽ giúp cho các nhà làm luật của Việt Nam tham khảo được những mơ hình mới, tiết kiệm thời gian, chi phí cho việc thử nghiệm mà khơng có định hướng ở Việt Nam. Tất nhiên, chúng ta cần học hỏi kinh nghiệm chứ không sao chép y nguyên, tránh áp dụng thiếu tính thực tế bởi mỗi quốc gia sẽ có điều kiện về kinh tế, chính trị và văn hóa khác nhau.

Bên cạnh đó, xây dựng pháp luật về chứng cứ trong giao dịch điện tử cũng cần phải phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế. Khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển, các giao dịch thương mại truyền thống dần dần bị thay thế bởi các giao dịch thương mại điện tử bởi sự thuận tiện, giảm chi phí và nhanh chóng của nó. Sự xuất hiện của các giao dịch điện tử xuyên biên giới càng đặt ra yêu cầu về hội nhập quốc tế cho mỗi quốc gia. Các hợp đồng thương mại điện tử cũng có nhiều bất tiện, rủi ro mà các bên có thể gặp phải như vấn đề bảo mật dữ liệu, vấn đề quyền riêng tư, vấn đề giải quyết các tranh chấp trong giao dịch điện tử. Do đó, yêu cầu tất yếu đặt ra là phải có những quy định pháp luật về chứng cứ điện tử để thúc đẩy, tạo được niềm tin, sự an toàn cho các bên khi tham gia giao dịch trên các nền tảng thương mại điện tử, đồng thời đẩy nhanh được quá trình giải quyết các vụ việc dân sự, hình sự liên quan đến các giao dịch điện tử.

Rõ ràng, cách mạng công nghiệp 4.0 là xu thế tiến bộ mà Việt Nam không thể nằm ngồi quy luật thích ứng, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Do đó, pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về chứng cứ trong giao dịch điện tử nói riêng cần phải tương tích, phù hợp với thể giới để tạo điều kiện cho việc giao lưu, hợp tác quốc tế được hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Pháp luật về chứng cứ trong giao dịch điện tử: Kinh nghiệm một số nước và đề xuất cho Việt Nam (Trang 86 - 89)