- Nội dung: suy nghĩ về tình cảm của Đỗ Phủ với quê hương được thể hiện trong bà
NỖI OÁN CỦA NGƯỜI PHÒNG KHUÊ (1)
(Khuê oán) - Vương Xương Linh
Phiên âm:
Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu,
Xuân nhật ngưng trang thướng thúy lâu. Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc, Hối giao phu tế mịch phong hầu.
Người đàn bà trẻ nơi phịng kh khơng biết buồn, Ngày xuân trang điểm lộng lẫy, bước lên lầu đẹp, Chợt thấy sắc [xuân] của cây dương liễu(2) đầu đường,
Hối hận đã để chồng đi [tịng qn lập cơng, làm quan] kiếm tước hầu(3)!
Dịch thơ :
Thiếu phụ phòng khuê chẳng biết sầu, Ngày xuân chải chuốt, bước lên lầu. Đầu đường chợt thấy màu dương liễu, Hối để chàng đi kiếm tước hầu.
NGUYỄN KHẮC PHI dịch (Có tham khảo bản dịch của TRẦN TRỌNG SAN, Thơ Đường, quyển I, Bắc Đẩu, Sài Gòn, 1966)
Chú giải:
(1) Phòng khuê: phòng của phụ nữ quý tộc ngày xưa, cũng dùng để chỉ phịng của
phụ nữ nói chung.
(2) Màu dương liễu: Màu của mùa xuân và tuổi trẻ, gợi lên khát vọng hạnh phúc. Ở
đây, người thiếu phụ thấy màu dương liễu mà nhớ đến người chồng đang ra trận để “kiếm tước hầu”.
(3) Kiếm tước hầu: thời phong kiến, bề tôi lập được cơng lớn (thường là chiến cơng)
thì được vua phong tước hầu. Ở đây, người chồng đi tìm kiếm tước hầu có nghĩa là đi ra trận lập cơng để được phong tước hầu. Khuê oán được sáng tác vào thời thịnh vượng của nhà Đường, các cuộc chiến tranh phần lớn là để mở mang bờ cõi.
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.
Câu 2. Người thiếu phụ trong bài thơ đang ở trong hoàn cảnh cụ thể nào? Câu 3. Người thiếu phụ có tâm trạng, hành động gì trong hai câu đầu? Câu 4. Hình ảnh dương liễu có ý nghĩa gì?
Câu 5. Sau khi nhìn thấý màu dương liễu, người thiếu phụ có sự chuyển biến tâm
trạng như thế nào ở câu 3 và câu 4? Lí giải sự chuyển biến tâm trạng đó.
Gợi ý làm bài
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
Câu 2: Hoàn cảnh cụ thể của người thiếu phụ: đang phải xa chồng (chồng nàng đang
ra trận)
Câu 3:
- Tâm trạng: “bất tri sầu” – không biết buồn, vô tư, vui tươi, hi vọng chồng nàng sẽ vẻ vang trở về và được ban tước hầu.
- Hành động: trang điểm lộng lẫy, bước lên lầu cao ngắm cảnh (đây là nếp sinh hoạt của người phụ nữ quý tộc, trẻ trung, xinh đẹp).
Câu 4: Hình ảnh dương liễu: biểu tượng cho mùa xuân, tuổi trẻ, gợi lên khát vọng
hạnh phúc, gợi lên bao liên tưởng và xúc cảm, hồi ức về người chồng.
Câu 5: Sau khi nhìn thấý màu dương liễu, người thiếu phụ có sự chuyển biến tâm
trạng ở câu 3 và câu 4:
- Diễn biến tâm trạng: từ bất tri sầu (không biết buồn -câu 1) –-> hốt (giật mình, bừng tỉnh – câu 3) hối (hối hận, tiếc nuối) – ốn sầu.
- Lí giải: Màu dương liễu đã đánh thức khát khao hạnh phúc và cả ý thức về sự biệt li ở người thiếu phụ. Người thiếu phụ giật mình bừng thức, thốt ra khỏi giấc mộng công hầu, để nhận thức về sự trôi chảy của tuổi xuân, sự hữu hạn của đời người, nhất là tuổi trẻ. Càng ý thức khát khao hạnh phúc thì giấc mơ cơng hầu càng trở nên bé nhỏ, vô nghĩa.
Câu 6. HS viết đoạn văn theo yêu cầu đề bài
* Hình thức: đảm bảo về số câu, khơng được gạch đầu dịng, khơng mắc lỗi chính tả,
ngữ pháp. Hành văn trong sáng, trôi chảy ;
* Nội dung: Giá trị nhân đạo của bài thơ:
- Đồng cảm với khát vọng hạnh phúc lứa đôi của con người trong xã hội phong kiến. - Tố cáo, lên án, phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người thời Đường.
DẠNG 3: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
Đề bài: Phân tích bài thơ “Cảm xúc mùa thu” (Thu hứng – bài 1) của Đỗ Phủ. Gợi ý dàn ý
- Giới thiệu về tác giả Đỗ Phủ: Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực vĩ đại của Trung Quốc với những vần thơ phản ánh hiện thực và bày tỏ cảm xúc, thái độ, tâm trạng đau khổ trước hiện thực đời sống của nhân dân trong chiến tranh, trong nạn đói, chan chứa tình u nước và tinh thần nhân đạo.
- Giới thiệu về bài thơ “Cảm xúc mùa thu”: Cảm xúc màu thu là bài thơ đầu tiên trong chòm 8 bài thơ “Thu hứng” của Đỗ Phủ thể hiện nỗi lòng của nhà thơ với quê hương, đất nước.
2. Thân bài