Cái tôi trữ tình: hịa điệu vào thiên nhiên, cuộc sống và nhiều trắc ẩn

Một phần của tài liệu Giáo án dạy thêm Ngữ văn 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Bài 1,2) chất lượng (Trang 132 - 133)

II. Thân bài: Bàn về sức hấp dẫn từ nghệ thuật bài thơ Mùa xuân chín

5. Cái tôi trữ tình: hịa điệu vào thiên nhiên, cuộc sống và nhiều trắc ẩn

- Vũ trụ thiên nhiên với gió, mây, nước, sơng, hoa cỏ…hiện ra thân thuộc, trong trẻo, sáng đẹp một cách huyền thoại: Trong làn nắng ửng khói mơ tan/ Đơi mái nhà tranh

- Từ một không gian non tơ: Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời, cảnh nước mây, sông trắng, nắng vàng…tất cả đều được tắm gội trong luồng khơng khí trinh bạch ngun sơ của thiên nhiên, chưa hề nhuốm một chút bụi trần.

- Cái Tơi trữ tình của Hàn Mặc Tử giao hòa thân thiết với thiên nhiên cuộc sống

- Cái Tôi đầy trắc ẩn của nhân vật trữ tình- khách xa- bắt đầu bằng tiếng hát của những nàng thôn nữ đang ở độ tuổi xuân sắc trên đồi xuân chín. Tiếng hát đã gợi suy nghĩ về con người, về cuộc đời trong cái “hữu- vô” để rồi nhà thơ bất ngờ đưa ra một tuyên đoán ngậm ngùi: Ngày mai trong đám xuân xanh ấy/ Có kẻ theo chồng bỏ cuộc

chơi. Cái “ngày mai” đã thành quy luật bởi “Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua-

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già” thế mà “khách xa” lại bỗng dưng buồn. Và với một niềm trắc ẩn mà tiếng ca xuân được cảm nhận như mang đầy tâm trạng: Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi/ Hổn hển như lời của nước mây… Thầm thì với ai ngồi dưới trúc/ Nghe ra ý vị và thơ ngây… Vậy “nghe ra” nhiều điều “ý vị và thơ ngây” từ tiếng

ca vắt vẻo, hổn hển, thầm thì…là nghe ra những suy tư, ngậm ngùi…Nghĩ đến người mà nhớ đến mình ư? Có thể lắm chứ! Hơn nữa nhân vật trữ tình là “khách xa” sao khỏi chạnh lòng. Lời thơ đến đây thành thực, thiết tha, nặng trĩu nỗi ưu tư: Khách xa gặp lúc mùa xuân chín/ Lịng trí bâng khng sực nhớ làng. Dường như “ý nghĩa

khuất khuất” của bài thơ ẩn khuất trong tâm trạng “bâng khuâng”, trong nỗi nhớ xa quê mang nặng một mối tình. Sự gặp gỡ của cảnh và tình cộng hưởng làm vỡ ịa xúc cảm mà bật thành lời: Chị ấy năm nay còn gánh thóc/ Dọc bờ sơng trắng nắng chang

chang? “Chị ấy” là ai mà đến ngay khi “sự nhớ nhà”. Người xưa ấy ắt hẳn phải để lại

trong lòng nhà thơ những ấn tượng sâu đậm lắm nên bài thơ mới khép lại bằng đôi câu thơ đẹp lạ lùng, đọc lên như rưới vào hồn một nguồn sáng láng. Từ cảm giác về một bờ sông cát trắng, ngập nắng chang chang ta cảm nhận được nỗi vất vả, nhọc nhằn mà sáng trong của “chị ấy”. Có nhiều người đã đặt ra câu hỏi “chị ấy là ai?”. Câu hỏi này cũng thật khó trả lời cho rõ ràng. Có thể “chị ấy” là một người con gái mới lớn thủa nào, cũng có thể chị ấy là một thiếu phụ nhà quê. Dù là ai “chị ấy” rõ ràng là một con người xác định với chủ thể trữ tình, là một người khơng phiếm chỉ thân thương.

Một phần của tài liệu Giáo án dạy thêm Ngữ văn 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Bài 1,2) chất lượng (Trang 132 - 133)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(173 trang)
w