II. Thân bài: Bàn về sức hấp dẫn từ nghệ thuật bài thơ Mùa xuân chín
2. Thời gian: biến đổi, vừa thống nhất vừa đối lập
- Nếu khơng gian trong Mùa xn chín là sự kết hợp cả thống nhất và đối lập, thì thời gian trong Mùa xuân chín cũng là sự thống nhất và đối lập như vậy. Thi sĩ đang say đắm trong thời khắc hiện tại với cảnh phô bày trước mắt và bao cơ thơn nữ đang khao khát xn tình đầy ý vị, thoắt cái đã sang một tương lai vô vị “Ngày mai trong đám xn xanh ấy/ Có kẻ theo chơng bỏ cuộc chơi”. Đương cịn lắng nghe những lời thì thầm gần thế, đã sực nhớ đến một ảnh hình trong q khứ xa thế “Lịng khí bâng khuâng sực nhớ làng/ Chị ấy năm nay cịn gánh thóc/ Dọc bờ sơng trắng nắng chang chang”. Nét độc đáo trong bài thơ chính là ý thức về thời gian của thi sĩ họ Hàn. Có vẻ như khơng có gì khác lắm với Nắng mới của Lưu Trọng Lư ở sự sống dậy của thời gian quá khứ. Nhưng không phải! Sự riêng biệt của Mùa xn chín bắt đầu và khơng kết thúc bởi sự hiện diện của “khách xa”. Bài thơ do vậy khơng có cái trong trẻo của
Nắng mới mà lại chất ngất những bùi ngùi chỉ có ở những tâm hồn dày dạn cùng gió
bụi. Cái kinh nghiệm ấy đã cho nhà thơ khả năng tiên đoán cả về tương lai: Ngày mai trong đám xuân xanh ấy/ Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi.
- Sẽ thiếu sót nếu ta khơng nói thêm sự liên tưởng, sự mở rộng nhiều chiều của thời gian đồng hiện trong Mùa xuân chín. Đang miêu tả bức tranh tươi sáng như một nét cười, một nụ hơn đắm say thuần khiết thì đột ngột cái man mác rình rập ở đâu đó hiện về trong ý nghĩ đau đớn của nhà thơ về sự chia lìa: “Ngày mai trong đám xuân xanh
nỗi niềm đứt ruột này nói hộ một tình u, một thứ tình u đắm đuối khơng cùng với cuộc đời mà con người trước dòng chảy của thời gian đã không sao giữ lại nổi. Và cũng từ hiện tại nhà thơ đã nhìn lại quá khứ để nhớ lại hình ảnh: “Chị ấy năm nay cịn gánh thóc/ Dọc bờ sơng trắng nắng chang chang?” Ở đây thời gian đã bị “đứt gãy”, “gấp khúc” và dường như nó cịn chứa đựng cả tâm trạng nhà thơ. Tài hoa và bạc mệnh là một nghịch lí của biết bao tài tử giai nhân và ở Hàn Mặc Tử điều này thật quá nghiệt ngã đau khổ. Ám ảnh về sự gấp khúc quanh co và “đứt gẫy” trở thành môtip thời gian nghệ thuật trong thơ ơng. Đó là những đổi thay bất ngờ, đột ngột. Giữa khung cảnh mùa xuân tươi non rạng rỡ niềm vui, các cô thôn nữ đang say sưa tiếng hát của lễ hội mùa xuân thì đột nhiên nhà thơ liên tưởng đến mặc cảm chia li: “Ngày mai trong đám xuân xanh ấy/ Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi” Đây chính là thời gian đồng hiện, xen lẫn thời gian hiện tại, quá khứ và tương lai theo các trang thái tâm trạng và mặc cảm chia lìa, “đứt gẫy”, một thứ thời gian “gấp khúc” nội tâm của thi nhân. Nó gợi lên sự đột ngột, gấp khúc, đứt gẫy trong cảm giác về thời gian ngắn ngủi của đời người. Ẩn dụ “xuân xanh” xuất hiện, chỉ người con gái đương thì ham sống và vơ tư sống. Nhưng nếu xuân của trời đất là vĩnh viễn, còn xuân đời chỉ là giây phút thống qua khiến cho ai cũng chạnh lịng. Những nàng thôn nữ kia càng vui tươi, vô tư bao nhiêu trong ngày xuân chín càng khiến chủ thể trữ tình và người đọc chạnh lịng bấy nhiêu. Câu thơ khơng có chung một ấn tượng như câu thơ của Xuân Diệu: “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua/Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già/ Và xuân chết nghĩa là tôi cũng mất…”, song niềm tư lự kia ở Hàn Mặc Tử còn ám ảnh dài lâu hơn những lo âu cuống qt của hồng tử thơ tình Xn Diệu. Mùa xn chín mở đầu bằng thời gian của buổi bình minh khi cái ánh “nắng ửng” của mặt trời dần xua tan đi những làn “khói mơ tan”, và kết thúc cũng bằng hình ảnh của nắng nhưng khơng phải là “nắng ửng” của buổi bình minh mà là cái nắng “chang chang” của buổi trưa. Bước đi của thời gian trong Mùa xuân chín thật độc đáo và cũng rất gợi tình.