Ngôn ngữ: trong sáng, gợi cảm

Một phần của tài liệu Giáo án dạy thêm Ngữ văn 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Bài 1,2) chất lượng (Trang 131 - 132)

II. Thân bài: Bàn về sức hấp dẫn từ nghệ thuật bài thơ Mùa xuân chín

3. Ngôn ngữ: trong sáng, gợi cảm

- Tiêu đề “Mùa xuân chín” buộc ta phải nghĩ gợi để tìm ra một cách hiểu. “Mùa xuân” tại sao lại “chín”! Phải chăng mùa xuân là trái trên cây, là quả trên cành. “Chín”- là trạng thái mời mọc của sự vật, là đương thì, là sung sức…Mùa xn chín là mùa xuân ở vào thời điểm đẹp nhất, xuân nhất, non tơ nhất, phơi phới nhất. Và với chỉ từ “chín” này cũng đã phần nào gợi lên liên tưởng cho người đọc một mùa xuân với đầy đủ sức hấp dẫn của nó. Ngơn ngữ vốn là phương tiện để giao tiếp nhưng qua sự sắp xếp , kết hợp của nhà thơ ngơn ngữ lại góp phần tạo nên những bức tranh hiện thực. Hàn Mặc Tử đã sử dụng ngôn ngữ với tư cách là chất liệu của một thứ nghệ thuật đã viết nên câu thơ giàu chất tạo hình. Lúc này ý nghĩa trực tiếp của ngơn ngữ đã bị đẩy lùi, mọi

chú ý của chúng ta sẽ được tập trung vào cái ý nghĩa nó thay thế trong tương quan ngôn ngữ thơ.

- Một điều dễ nhận thấy trong Mùa xuân chín là nghệ thuật điệp. Nghệ thuật điệp xuất hiện với tần suất cao với nhiều hình thức điệp. Có thể nói Hàn Mặc Tử đã sử dụng khá thành công nghệ thuật này trong thi phẩm.

+ Trước hết là nghệ thuật điệp nguyên âm. Các nguyên âm được xuất hiện và lặp lại ở các thời điểm gần nhau trong cùng một chiết đoạn: Trong làn nắng ửng khói mơ tan/ Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi/ Lịng trí bng khuâng sực nhớ làng/ Dọc bờ sông trắng nắng chang chang

+ Và Hàn Mặc Tử cũng đã sử dụng tối đa các từ láy âm. Các từ láy âm thường cho ấn tượng nhòe, vang và hạn chế, tạo ra những ấn tượng âm thanh bao giờ cũng khó xác định hơn những ấn tượng về nghĩa. Các từ láy âm: lấm tấm, sột soạt, vắt vẻo, hổn hển, thầm thì, buâng khuâng, chang chang… Tần suất láy âm cao, càng về khổ cuối số từ láy âm xuất hiện nhiều hơn đã góp phần làm cho nền bài thơ nhịe đi. Phải chăng cái đẹp của Mùa xuân chín tùy thuộc rất nhiều vào tần số xuất hiện của các từ láy âm này? Đọc Mùa xn chín ta khơng chỉ cảm thấy cảnh xuân, sắc xuân mà dường như ở trong đó cịn có cả âm thanh, nhạc điệu của mùa xuân. Vậy nhờ đâu mà ta cảm nhận thấy âm thanh ấy? “Tính nhạc ở trong thơ là do nguyên âm, phụ âm đem lại”. Các phụ âm vang trong Tiếng việt bao gồm: m, n, nh, ng. Các câu thơ trong Mùa xuân chín sở dĩ “đầy nhạc” như ta cảm nhận thấy là vì có sự tập trung dày đặc các ngun âm mở và các phụ âm vang: Trong làn nắng ửng khói mơ tan/ Đơi mái nhà trang lấm tấm

vàng … Ngày mai trong đám xn xanh ấy …. Lịng trí bng khâng sực nhớ làng … Dọc bờ sông trắng nắng chang chang. Chính tính âm nhạc này đã là một phần quan

trọng trong việc tác thành giá trị và nghệ thuật của thi sĩ họ Hàn.

+ Âm điệu kết hợp với thể thơ 7 chữ trong Mùa xuân chín đã giúp đem lại kết quả lưu trữ, truyền đạt cho thi phẩm, đem lại sức sống trường tồn cho thi phẩm. “Nếu nhịp điệu vĩnh viễn trường tồn thì làm sao thơ ca bị tiêu diệt được”

Một phần của tài liệu Giáo án dạy thêm Ngữ văn 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Bài 1,2) chất lượng (Trang 131 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(173 trang)
w