Về thực trạng pháp luật về đấu thầu qua mạng

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về đấu thầu qua mạng tại Công ty cổ phần than Hà Lầm - Vinacomin: Thực trạng và giải pháp (Trang 75 - 77)

2.3. Đánh giá thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về đấu thầu qua mạng tạ

2.3.1. Về thực trạng pháp luật về đấu thầu qua mạng

Nhìn chung, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu nói chung, đấu thầu qua mạng nói riêng tiếp tục được hồn thiện, chuẩn hóa và thống nhất, phù hợp với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế được các nhà tài trợ và các cơ quan đơn vị tham gia đánh giá cao, giúp duy trì hoạt động đấu thầu hiệu quả, tăng cường hơn nữa tính minh bạch, cạnh tranh. Điều này được thể hiện qua chính sách đấu thầu được hoàn

thiện từ hệ thống luật (Luật Đấu thầu năm 2005, năm 2013), đến các nghị định hướng dẫn, như: Nghị định số 53/2014/NĐ-CP, ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu; Nghị định số 30/2015/NĐ-CP, ngày 17/3/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư; Nghị định số 25/2020/NĐ-CP, ngày 28/02/2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư… cùng các thông tư hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bên cạnh đó là các nghị định liên quan, như: Nghị định số 35/2021/NĐ-CP, ngày 29/3/2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP); Nghị định số 31/2021/NĐ-CP, ngày 26/3/2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư năm 2020..

Tuy nhiên, pháp luật đấu thầu qua mạng của Việt Nam vẫn còn tồn tại một số bất cập, vướng mắc, cụ thể:

- Về xây dựng các cơ chế, chính sách pháp luật về đấu thầu: Một số quy định chưa đồng bộ, thống nhất giữa Luật Đấu thầu và các luật chuyên ngành mặc dù đã tồn tại nhiều năm và được Bộ Kế hoạch và Đầu tư phản ánh tại báo cáo cơng tác đấu thầu trình Chính phủ, tuy nhiên, vẫn chưa được giải quyết triệt để, ảnh hưởng đến cả chủ đầu tư, bên mời thầu và nhà thầu trong quá trình thực hiện.

Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 của Quốc hội, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ và các Thơng tư hướng dẫn đã quy định đầy đủ, rõ ràng các bước trong quá trình lựa chọn nhà thầu từ việc đăng tải công khai thông tin trong đấu thầu, phát hành hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu có nhu cầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, thương thảo, ký hợp đồng…nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh, công bằng, minh bạch cho tất cả Nhà thầu khi tham dự thầu. Thực tế, trong quá trình khảo sát về việc lựa chọn Nhà thầu tại các gói thầu đấu thầu qua mạng thì cơng tác đánh giá chính xác năng lực của Nhà thầu để phê duyệt trúng thầu không hề đơn giản chút nào. Thậm chí có những Nhà thầu có dấu hiệu khơng đảm bảo “năng lực nhân sự” nhưng có thể vẫn được phê duyệt trúng thầu. Nguyên nhân một phần cũng là do một số các văn bản luật “tạo rào cản” khiến Chủ đầu tư khó khăn trong việc đánh giá năng lực thực sự về nhân sự của Nhà thầu.

- Về thực hiện, triển khai công tác đấu thầu qua mạng: Công tác đấu thầu qua mạng ở nước ta là một trong những bước tiến đột phá trong công tác đấu thầu không phát sinh nhiều tiêu cực, nhưng có lúc có nơi chỉ mang tính hình thức, ẩn chứa những điều mờ ám, thiếu minh bạch và cơng bằng. Tuy nhiên, trong q trình tổ chức đấu thầu khó khăn lớn nhất là việc lựa chọn được nhà thầu có năng lực thật sự. Bởi, việc đấu thầu qua mạng hiện chỉ áp dụng đối với những gói thầu nhỏ, có giá trị từ 15 tỷ trở xuống và áp dụng đối với những nhà thầu nhỏ và siêu nhỏ. Khi tổ chức đấu thầu những gói thầu có giá trị nhỏ như vậy, những nhà thầu lớn không thèm để ý đến.

Mặt khác trên hệ thống mạng đấu qua mạng khơng đấu thầu được các gói thầu hỗn hợp và các gói thầu phải chi nhỏ thành nhiều phần. Do đó khi lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cùng một dự tốn phải chia nhỏ thành nhiều gói thầu hoặc phải tổ chức đấu thầu trực tiếp, ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất và phát sinh thêm các chi phí cho việc xây dựng E-HSMT và tổ chức lựa chọn nhà thầu.

Về hệ thống hạ tầng mạng : Dù đấu thầu qua mạng là hình thức lựa chọn nhà thầu văn minh, hiện đại, hiệu quả, nhưng để tham gia đấu thầu qua mạng đạt hiệu quả chủ đầu tư, bên mời thầu cần phải đầu tư về máy móc cơng nghệ và con người tham gia đấu thầu qua mạng, Bên cạnh đó, cơng tác truyền thơng cịn hạn chế, các nhà thầu chưa nắm bắt được thông tin liên quan để tham gia đấu thầu qua mạng; đồng thời các nhà thầu chỉ quan tâm lợi ích riêng, trước mắt cũng như giữ thói quen thực hiện hành vi tiêu cực (như chạy chọt, thông thầu) nên không muốn áp dụng đấu thầu qua mạng.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về đấu thầu qua mạng tại Công ty cổ phần than Hà Lầm - Vinacomin: Thực trạng và giải pháp (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w