CHƯƠN G2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.4 Chỉ số chứng khoán (stock index)
Chỉ số chứng khoán là một số liệu thống kê phức tạp nhằm phản ánh biến động giá cả của một nhóm chứng khốn nhất định trên thị trường. Ví dụ như chỉ số bình qn cơng nghiệp Dow Jones được tính tốn dựa vào sự biến động giá của danh mục 30 cổ phiếu thượng hạng trên TTCK Mỹ; chỉ số Standard & Poor’s 500 dựa vào danh mục 500 cổ phiếu của 400 cổ phiếu ngành công nghiệp, 40 cổ phiếu ngành cơng ích, 20 cổ phiếu ngành vận tải và 40 cổ phiếu ngành tài chính; chỉ số Nasdaq-100 dựa vào 100 cổ phiếu sử dụng sự kết nối quốc gia của dịch vụ yết giá tự động của các nhà bn chứng khốn; chỉ số VN-Index bao gồm tất cả các cổ phiếu niêm yết trên HOSE ở Việt Nam.
Tỷ trọng của các cổ phiếu trong danh mục tại bất kỳ thời điểm nào cũng tỷ lệ thuận với vốn hóa thị trường của chúng. Do đó, chỉ số giá chứng khốn phản ánh phần trăm sự thay đổi giá so với thời kỳ gốc; chỉ số giá tăng 1 điểm nghĩa là giá tăng 1% so với thời kỳ gốc. Vì thế, chênh lệch giữa chỉ số giá của một ngày so với ngày hôm trước được gọi là điểm.
Hơn nữa, bộ chỉ số chứng khốn có thể được xây dựng ở TTCK của mỗi nước nhằm giúp nhà đầu tư có được nhiều chỉ số tham chiếu, khắc phục được tình trạng chỉ số bị bóp méo, dẫn đến khơng phản ánh đúng biến động của thị trường. Chẳng hạn như ở Việt Nam, chỉ số chứng khoán được xây dựng bao gồm: nhóm chỉ số theo quy mơ (VN30, VN100, VN Midcap…), nhóm chỉ số ngành (năng lượng, nguyên vật liệu, cơng nghiệp, tiêu dùng thiết yếu, tài chính, bất động sản, tiện ích, cơng nghệ thơng tin, hàng tiêu dùng, sức khỏe), nhóm chỉ số theo chủ đề (VNSI) hay nhóm chỉ số đầu tư (VNFinSelect, VNFinLead, VNDiamond).
Đo lường chỉ số chứng khoán: hiện nay các nước trên thế giới sử dụng 5 phương pháp để tính chỉ số giá chứng khoán, bao gồm phương pháp Passcher, Laspeyres, Fisher, phương pháp số bình quân giản đơn và phương pháp bình quân nhân giản đơn.
Trong đó, phương pháp Passcher đang được nước ta áp dụng, đây là chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị với quyền số là số lượng chứng khoán niêm yết thời kỳ tính tốn. Cơng thức xác định được trình bày như sau:
Ip QtPt QtP0
trong đó,
Pt là giá thời kỳ t P0 là giá thời kỳ gốc
Qt là khối lượng (chứng khốn niêm yết) thời điểm tính tốn (t) hoặc cơ cấu của khối lượng thời điểm tính tốn.
Chỉ số VN30-Index
Chỉ số VN30-Index là chỉ số giá cổ phiếu của 30 công ty có vốn hóa thị trường cao nhất và tính thanh khoản cao nhất được niêm yết trên HOSE. Theo đó, chỉ số VN- 30 được tính theo phương pháp giá trị vốn hóa thị trường, bao gồm 30 cổ phiếu thành phần, đại diện cho hoạt động của 30 công ty được niêm yết trên HOSE, chiếm khoảng 80% tổng giá trị vốn hóa và 60% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường.
Các cổ phiếu thành phần của chỉ số VN30 sẽ được HOSE xem xét lại 6 tháng một lần vào tháng 1 và tháng 7. Dữ liệu được sử dụng để đánh giá được lấy từ sau khi kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 6 và tháng 12. Các điều kiện của cổ phiếu niêm yết trên HOSE được tham gia vào chỉ số VN30 bao gồm:
- Không thuộc trong diện cảnh báo; - Không bị kiểm sốt;
- Khơng bị đình chỉ giao dịch hoặc có thể khơng bị đình chỉ giao dịch trong tương lai;
- Cổ phiếu có thời gian niêm yết và được giao dịch trong vòng 6 tháng tới.
Bên cạnh đó, tất cả cơng ty niêm yết trên HOSE thỏa mãn các điều kiện về giá trị vốn hóa thị trường, tỷ lệ free float (tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng), thanh khoản (tỷ lệ thanh khoản và giá trị giao dịch hàng ngày bình qn) đều được tham gia vào tính tốn chỉ số. Mỗi cổ phiếu thành phần được giới hạn tỷ trọng ở mức 10% nhằm loại trừ sự ảnh hưởng quá mức của một cổ phiếu thành phần đối với chỉ số. 10 cổ phiếu đứng sau 30 cổ phiếu được chọn vào chỉ số VN30 sẽ được đưa vào danh mục cổ phiếu dự phòng, được sử dụng trong trường hợp có một hay nhiều cấu phần của VN30 bị loại khỏi chỉ số vào giữa kỳ xem xét do bị kiểm soát, bị hủy niêm yết hoặc mua lại hoặc bị tạm ngưng giao dịch trên 10 ngày.