- Khả năng phục hồi nhanh
1 Số liệu từ HN
2.4.3.2 Ảnh hưởng của hiệu ứng ngày đáo hạn đến thanh khoản thị trường chứng khoán cơ sở
chứng khốn cơ sở
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã kiểm tra ảnh hưởng của những ngày đáo hạn các hợp đồng phái sinh đến thanh khoản thị trường cơ sở, tuy nhiên kết quả thực nghiệm rút ra từ những nghiên cứu này là không thống nhất. Gurgul & Suliga (2020) thống nhất với những quan sát trên những TTCK khác rằng ngày đáo hạn HĐTL chỉ số là một nguyên nhân dẫn đến KLGD bất thường trên SGDCK Warsaw. Suliga & Wójtowicz (2019) phân tích hiệu ứng ngày đáo hạn HĐTL chỉ số cổ phiếu WIG20 và mWIG40 và cổ phiếu đơn lẻ trên thị trường Ba Lan giai đoạn 2001 - 2016. Sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp nghiên cứu sự kiện, kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra sự tăng lên trong giao dịch của tài sản cơ sở. Batrinca và ctv. (2019) nghiên cứu hiệu ứng ngày đáo hạn của HĐQC và HĐTL các chỉ số chứng khoán ở Châu Âu và chỉ số giá đồng Euro quốc tế MSCI giai đoạn 2000 - 2015. Kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm về KLGD nhiều hơn đáng kể (trước 1 ngày và sau 2 ngày đáo hạn); hiệu ứng ngày thứ sáu khơng giải thích được sự tăng lên đáng kể của KLGD vào ngày đáo hạn của HĐTL và HĐQC. Đồng thời, KLGD tháng của chỉ số MSCI lớn hơn nhưng khơng giải thích được hiệu ứng cuối tháng. Hơn nữa, Park & Lim (2003) chỉ ra tác động của ngày đáo hạn HĐTL và HĐQC chỉ số lên KLGD thông qua quan sát giao dịch diễn ra trong 60 phút cuối ngày trên SGDCK Hàn Quốc. Tương tự, nghiên cứu của Stoll & Whaley (1997), Alkebäck & Hagelin (2004), Bose & Bhaumik (2007), Debasish (2010) và Sadath Anver (2011) đã tìm thấy sự tồn tại của hiệu ứng ngày đáo hạn và chỉ ra rằng KLGD vào ngày đáo hạn là cao hơn so với những ngày giao dịch khác. Ngược lại, kết quả thực nghiệm rút ra từ nghiên cứu của Chamberlain và ctv. (1989), Bollen & Whaley (1999) và Lien & Yang (2003) tìm thấy hiệu ứng
ngày đáo hạn không diễn ra lần lượt trên các thị trường ở Canada, Hong Kong và Úc, hỗ trợ quan điểm rằng giao dịch phái sinh không làm gián đoạn thị trường cơ sở.
Như vậy, những nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra sự không thống nhất về ảnh hưởng của hiệu ứng đáo hạn các hợp đồng phái sinh đến thị trường cơ sở. Tuy nhiên, hầu hết nghiên cứu cho thấy có tồn tại hiệu ứng về giá và KLGD một cách tích cực hoặc tiêu cực xung quanh ngày hoặc tuần đáo hạn.
Để hạn chế ảnh hưởng của hiệu ứng ngày đáo hạn lên thị trường cơ sở, áp dụng giá thanh toán các hợp đồng phái sinh vào ngày này là một trong những kỹ thuật được các SGDCK sử dụng. Nghiên cứu của Bollen & Whaley (1999) trình bày giá được sử dụng làm giá thanh toán vào ngày đáo hạn ở một số SGDCK như sau: