Tăng hiệu quả đầu tư

Một phần của tài liệu Luận án ẢNH HƯỞNG của GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH đến THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN cơ sở ở VIỆT NAM (Trang 43 - 45)

- Khả năng phục hồi nhanh

d. Tăng hiệu quả đầu tư

Trên TTCK vẫn tồn tại một số cơ hội chênh lệch giá dù thị trường nhìn chung là hiệu quả. Điều đó có nghĩa là giá của một số tài sản tạm thời không phản ánh đúng giá trị thực của nó, dẫn đến nhà đầu tư có thể kiếm được lợi nhuận với việc chấp nhận một mức rủi ro nhất định. So với thị trường cơ sở, thị trường này có chi phí giao dịch thấp hơn cũng như yêu cầu về vốn đầu tư thấp hơn.

Sự xuất hiện của các cơng cụ phái sinh với chi phí giao dịch thấp sẽ góp phần hạn chế chênh lệch giá, tăng hiệu quả hình thành giá vì giá được điều chỉnh về giá trị thực và do đó làm triệt tiêu các cơ hội kiếm lời này, là tiền đề để phát triển các sản phảm tài chính phức tạp hơn.

2.2.7.4 Các chỉ tiêu đo lường thị trường chứng khoán phái sinha. Khối lượng giao dịch và khối lượng mở a. Khối lượng giao dịch và khối lượng mở

KLGD là tổng số lượng cổ phiếu hoặc hợp đồng được giao dịch. Trong một ngày giao dịch, KLGD có thể được đo lường trên bất kỳ loại chứng khoán được giao dịch trên một sàn giao dịch. Khi chứng khoán được giao dịch sôi động, KLGD tăng và ngược lại. KLGD cho biết hoạt động và tính thanh khoản thị trường.

Khối lượng mở (Open Interest) là tổng số hợp đồng đang lưu hành của một chứng khốn. Nó mơ tả xu hướng và sự đảo chiều xu hướng của thị trường tương lai.

Vị thế của khối lượng mở mô tả sự tăng lên hoặc giảm xuống của hợp đồng, chỉ ra một con số tích cực hoặc tiêu cực.

Đối với thị trường cơ sở, chứng khoán do doanh nghiệp hoặc Chính phủ phát hành nên số lượng được giới hạn. Tuy nhiên, các sản phẩm phái sinh do các SGDCK xây dựng có số lượng các hợp đồng mở và KLGD phụ thuộc vào mức độ của các nhà đầu tư tham gia trên thị trường. Do đó, sự thay đổi của KLGD và khối lượng mở trên TTCKPS khác với thị trường cơ sở có KLGD thay đổi khá chậm. Bên cạnh đó, KLGD có thể lớn hơn cả khối lượng mở của ngày bắt đầu và ngày kết thúc. Điều này ngụ ý rằng nhiều nhà kinh doanh đã tham gia vào các vị thế trong ngày đã đóng chúng trước khi kết thúc ngày.

Bảng 2.4 minh họa cách xác định khối lượng mở của một HĐTL. Như vậy, để tạo ra một hợp đồng mới, cần có người mua và người bán mới. Khối lượng mở là tổng số lượng hợp đồng của người mua hoặc tổng số lượng hợp đồng của người bán, không phải tổng của hai bên. Khối lượng mở càng cao thì mức độ thanh khoản của HĐTL càng lớn, được nhiều nhà đầu tư giao dịch đối với hợp đồng đó và cũng là thước đo dòng tiền chảy vào TTCKPS. Thơng thường, các hợp đồng ban đầu có khối lượng mở cao và có xu hướng giảm gần đến ngày đáo hạn hợp đồng, vì nhà đầu tư có thể tất tốn hợp đồng trước ngày đáo hạn.

Bảng 2.4. Mô tả cách xác định khối lượng mở (OI)

Thời gian Giao dịch Khối lượng

mở

t=0 0

t=1 Nhà đầu tư A mua và nhà đầu tư B bán 1 HĐTL 1

t=2 Nhà đầu tư C mua và nhà đầu tư D bán 3 HĐTL 4

t=3 Nhà đầu tư A bán và nhà đầu tư D mua 1 HĐTL 3

t=4 Nhà đầu tư C bán và nhà đầu tư E mua 1 HĐTL 3

Kết thúc giao dịch

Nhà đầu tư Vị thế mua Vị thế bán

B 1

C 2

D 2

E 1

Mối quan hệ phổ biến giữa xu hướng giá, KLGD và khối lượng mở được trình bày tóm tắt tại Bảng 2.5.

Bảng 2.5. Mối quan hệ giữa giá tương lai, KLGD và khối lượng mở

Giá tương lai KLGD Khối lượng mở Diễn giải

Tăng Tăng Tăng Thị trường mạnh

Tăng Giảm Giảm Thị trường đang yếu

Giảm Tăng Tăng Thị trường yếu

Giảm Giảm Giảm Thị trường rất mạnh

Một phần của tài liệu Luận án ẢNH HƯỞNG của GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH đến THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN cơ sở ở VIỆT NAM (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)