Khung pháp lý về thương mại điện tử ở Việt Nam

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (Trang 25 - 28)

Nguyên tắc xây dựng Luật giao dịch điện tử

Luật này quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác do pháp luật quy định. Luật giao dịch điện tử được ứng dụng rộng rãi và phát triển sâu rộng khi xây dựng Luật cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

Một là, Luật phải thể chế hóa được đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước.

Hai là, tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn sử dụng hoặc khơng sử dụng thông điệp dữ liệu trong các giao dịch của mình.

Ba là, việc sử dụng thơng điệp dữ liệu trong các giao dịch phải được các bên tham gia giao dịch chấp thuận, trừ trường hợp Luật Giao dịch điện tử có quy định khác.

Bốn là, không một loại công nghệ nào được coi là duy nhất trong giao dịch điện tử để đảm bảo quy định của Luật linh hoạt có thể áp dụng được cho các công nghệ trong tương lai và không bị lệ thuộc vào công nghệ.

Năm là, tổ chức, cá nhân khi đã thỏa thuận sử dụng thông điệp dữ liệu trong giao dịch thì phải tuân thủ các quy định của Luật Giao dịch điện tử.

Những nội dung chính của Luật Giao dịch điện tử

Phạm vi điều chỉnh: Luật này quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác do pháp luật quy định. Các quy định của Luật này không bao gồm các giao dịch điện tử trong các trường hợp di chúc, thừa kế, bất động sản, quyền nhân thân, thương phiếu và các giấy tờ có giá khác.

Thơng điệp dữ liệu: Là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Có thể sử dụng làm cơ sở pháp lý như văn bản và có thể có giá trị pháp lý làm văn bản gốc. Thơng điệp điện tử cũng có giá trị làm chứng cứ và lưu trữ như văn bản giấy truyền thống. Giá trị pháp lý như văn bản, nếu thơng tin đó có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu khi cần thiết. Thông điệp dữ liệu được coi là văn bản gốc nếu nó đảm bảo tính tồn vẹn và không thể thay đổi được về mặt nội dung. Khả năng thơng điệp dữ liệu có thể sử dụng làm chứng cứ phụ thuộc vào khả năng xác

định danh tính người gửi, đảm bảo tin cậy, nguyên vẹn không thể thay đổi được.

Chứng thư điện tử: Là thông điệp dữ liệu do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử phát hành nhằm xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân được chứng thực là người ký chữ ký điện tử.

Chứng thực chữ ký điện tử: Là việc xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân được chứng thực là người ký chữ ký điện tử.

Chương trình ký điện tử: Là chương trình máy tính được thiết lập để hoạt động độc lập hoặc thông qua thiết bị, hệ thống thơng tin, chương trình máy tính khác nhằm tạo ra một chữ ký điện tử đặc trưng cho người ký thông điệp dữ liệu.

Chữ ký điện tử: Chữ ký điện tử có giá trị pháp lý như chữ ký thơng thường nếu chữ ký đó cho phép xác minh được người ký và chứng tỏ được sự chấp thuận của người ký đối với nội dung thông tin trong thông điệp dữ liệu một cách tin cậy.

Hợp đồng điện tử: Có giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử được Nhà nước công nhận. Luật cũng quy định các bên giao kết hợp đồng điện tử có quyền thỏa thuận về các yêu cầu kỹ thuật, nội dung thơng tin, các điều kiện đảm bảo tính tồn vẹn, bảo mật, chứng thực có liên quan tới hợp đồng điện tử. Bảo mật thông tin và dữ liệu điện tử: Luật này quy định nghĩa vụ bảo mật thông tin cá nhân, cấm sử dụng, cung cấp hoặc tiết lộ thơng tin bí mật đời tư của người khác nếu khơng được sự chấp thuận của người đó. Luật cũng quy định nghĩa vụ bảo vệ dữ liệu điện tử, nghiêm cấm sự thay đổi dữ liệu điện tử trái phép.

Sở hữu trí tuệ trong giao dịch điện tử: Trong mơi trường kinh doanh trực tuyến, việc bảo vệ các tài sản trí tuệ đóng một vai trị hết sức quan trọng trong giao dịch điện tử. Luật này cấm đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng tên

miền hoặc sử dụng từ khóa tra cứu trong thẻ tìm kiếm thuộc trang web của mình trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu, tên thương mại, tên gọi xuất xứ, và chỉ dẫn địa lý nhằm mục đích trục lợi hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của chủ sở hữu tài sản trí tuệ.

Luật Thương mại: Luật Thương mại (sửa đổi) được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thơng qua ngày 14/06/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/01/2006, là văn bản pháp lý làm nền tảng cho các hoạt động thương mại, trong đó có thương mại điện tử. Điều 15 của Luật quy định: “Trong hoạt động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản”. Ngồi ra, tại khoản 4, Điều 120 (các hình thức trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ), trong đó coi: “Trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ trên Internet” là một hình thức trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w