Đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (Trang 51 - 54)

Một là, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đây là một trong

các tiêu chí hàng đầu quyết định đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng, cũng như khả năng giữ chân khách hàng của doanh nghiệp. Báo cáo của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho rằng, có đến 83% người được khảo sát quan ngại sản phẩm kém chất lượng so với quảng cáo. Do đó, chỉ cần một người mua khơng nhận được sản phẩm như quảng cáo và đưa lên các diễn đàn để phản ánh thì hiệu ứng tiêu cực này sẽ lan tỏa rất cao trong cộng đồng.

Hai là, đầu tư hợp lý cho xây dựng cửa hàng trực tuyến, cải thiện chất

lượng hình ảnh, thơng tin trên các cửa hàng. Việc này giúp tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, bởi cửa hàng trực tuyến giúp khách hàng dễ dàng truy cập website của doanh nghiệp và nhanh chóng tìm thấy những thứ mà họ đang cần, cho phép doanh nghiệp điều tra được thị hiếu của khách hàng thông qua thống kê lượt mua, lượt truy cập.

Ba là, đẩy mạnh tiếp thị thông qua kênh truyền thông xã hội. Đây là

một kênh tiếp thị hiệu quả đối với các doanh nghiệp TMĐT, giúp các doanh nghiệp này tiếp cận được một lượng lớn khách hàng. Chẳng hạn, một cửa

hàng kinh doanh thời trang phụ nữ trực tuyến có thể dễ dàng kết nối với khách hàng mục tiêu thông qua các mạng xã hội như Facebook, Instagram và Twitter. Những mạng xã hội này sẽ cung cấp cho doanh nghiệp công cụ cần thiết để tiếp cận khách hàng mục tiêu, từ đó giúp tăng lưu lượng truy cập vào website của doanh nghiệp cũng như tăng doanh thu bán hàng.

Bốn là, đẩy mạnh việc đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghệ, hạ tầng phần

mềm lẫn phần cứng, nhằm đảm bảo an tồn thơng tin khách hàng và giao dịch, góp phần nâng cao lịng tin của người mua đối với hoạt động trực tuyến, nâng cao hình ảnh thương hiệu cho doanh nghiệp.

Năm là, chú trọng vào các dịch vụ chăm sóc khách hàng. Các dịch vụ

khách hàng mà doanh nghiệp cung cấp sẽ là một công cụ đắc lực giúp họ phát triển, duy trì quan hệ với khách hàng và phát triển TMĐT. Bởi trải nghiệm mà doanh nghiệp mang đến sẽ tác động và quyết định phần lớn đến việc khách hàng có mua sản phẩm, dịch vụ đó hay khơng. Trải nghiệm tích cực hay tiêu cực sẽ là nhân tố quyết định rất nhiều đến sự gắn bó, trung thành của khách hàng và sẽ tác động trực tiếp vào sự tăng trưởng doanh số của doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Đứng trên quan điểm khoa học nghiên cứu, tôi đã cố gắng rút ra những điểm đặc trưng cũng như những quy luật vận động và phát triển của thương mại điện tử ở Việt Nam cũng như trên thế giới, để từ đó xây dựng một cái nhìn tồn diện, khách quan và sâu sắc hơn về thương mại điện tử.

Trong chuyên đề có sử dụng kết quả nghiên cứu về thương mại điện tử trên cơ sở hoàn toàn thực tế ở Việt Nam và rút ra được một số kết luận sau:

Thương mại điện tử thực sử đã đem lại những lợi ích to lớn cho tồn xã hội. Không một quốc gia nào phủ nhận tầm quan trọng của thương mại điện tử, các nước ngày càng đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử trong việc phát triển nền kinh tế quốc gia.

Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam là một điều tất yếu khách quan trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

Để thương mại điện tử phát triển cần phải có sự hỗ trợ, định hướng, giám sát từ phía Nhà nước, Chính phủ trong việc xây dựng hành lang pháp lý cho các hoạt động thương mại điện tử, đẩy mạnh phát triển hạ tầng thanh tốn, nâng cấp hạ tầng cơng nghệ thơng tin, hạ tầng nhân lực.

Bản thân các doanh nghiệp trong nước cũng cần phải nhận thức được tầm quan trọng của thương mại điện tử. Tận dụng những cơ hội mà thương mại điện tử mang lại, vượt qua các khó khăn thách thức để có thể đứng vững và vượt lên trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế ngày một gay gắt.

Thương mại điện tử khơng chỉ tác động đến khía cạnh thương mại mà cịn tác động lên tồn bộ các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa...Do đó, nhà nước và Chính phủ cần thiết phải có một hệ thống chính sách tồn

diện để phát huy những mặt tích cực của thương mại điện tử và đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực của nó lên nền kinh tế..

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w