Tạo lập môi trường kinh tế-xã hội cho thực hiện thương mại điện tử

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (Trang 33 - 36)

mới ứng dựng được phần trao đổi thông tin, buôn bán vẫn phải kết thúc bằng trả tiền trực tiếp hoặc phương thức thanh toán truyền thống và như vậy hiệu quả thương mại điện tử bị giảm, thậm chí khơng đủ để bù đắp các chi phí trang thiết bị cơng nghệ đã đầu tư.

Xây dựng hệ thống pháp luật các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng.Trong kinh doanh thương mại điện tử, các thông tin về hàng hóa đều được mã hóa, số hóa, khi đó người bán khơng có điều kiện thuyết phục người mua, người mua khơng có điều kiện cảm nhận hàng hóa thơng qua các hành vi kiểm tra thường thấy khi mua bán truyền thống như nếm thử, dùng thử.

2.2.4. Tạo lập môi trường kinh tế-xã hội cho thực hiện thương mạiđiện tử điện tử

Những nhân tố kinh tế - xã hội cấu thành môi trường cho thương mại điện tử tự thân vận động, tác động qua lại với nhau và trở thành động lực chính cho sự vận động biến đổi của thương mại điện tử. Môi trường kinh tế - xã hội cho thương mại điện tử là một hệ thống tổng thể các nhân tố kinh tế - xã hội mang tính khách quan và chủ quan, tác động trực tiếp và gián tiếp đến sự phát triển của hoạt động thương mại điện tử.

Đối với các cơ quan quản lý nhà nước: Sự tác động của nhà nước luôn là những tiền đề quyết định đến việc tạo lập môi trường cho thương mại điện từ. Để cho thương mại điện tử trở thành hiện thực và phát triển, nhà nước cần có các phương hướng và các giải pháp đó là:

Ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông đảm bảo công nghệ hiện đại, quản lý và khai thác hiệu quả. Phát triển cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông phải đi trước một bước nhằm tạo cơ sở cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Đầu tư vào hạ tầng thông tin và truyền thông là đầu tư chiều sâu, mang lại lợi ích lâu dài cho tồn xã hội.

Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin và truyền thơng là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông phải đảm bảo chất lượng, đồng bộ, chuyển dịch nhanh về cơ cấu theo hướng tăng nhanh tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ cao, tăng cường năng lực công nghệ thông tin và truyền thông quốc gia.

Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin và truyền thông trong các ngành, các lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế. Hình thành, xây dựng và phát triển Việt Nam điện tử với cơng dân điện tử, Chính phủ điện tử, doanh nghiệp điện tử, giao dịch và thương mại điện tử.

Xây dựng và phát triển doanh nghiệp điện tử, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và truyền thông trong những ngành dịch vụ kinh tế có tính hội nhập cao như: viễn thông, ngân hàng, hải quan, hàng không, du lịch, thuế, v.v..., đảm bảo năng lực quản lý và chất lượng dịch vụ của các ngành này đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.

Phát triển giao dịch và thương mại điện tử, hình thành và thúc đẩy phát triển mơi trường giao dịch và thương mại điện tử. Hình thành các sàn giao dịch thương mại điện tử; mạng giá trị gia tăng; hệ thống quản lý dây chuyền cung ứng.

Nhà nước cần ban hành các chính sách kinh tế, các nguyên tắc tổ chức, các chuẩn mực, các cơ chế điều hành và phương thức quan hệ của các đơn vị

kinh tế; một hệ thống chính sách cụ thể, hợp lý nhằm tạo điều kiện phát triển ngành công nghiệp thông tin và ngành thương mại điện tử.

Xây dựng hoàn thiện các đạo luật, các văn bản dưới luật có liên quan đến hoạt động thương mại điện tử bao gồm các vấn đề như: thừa nhận tính pháp lý của các giao dịch thương mại điện tử của chữ ký điện tử và có các thiết chế pháp lý, cơ quan pháp lý thích hợp cho việc xác thực chữ ký điện tử; bảo vệ pháp lý các hợp đồng điện tử, các thanh toán điện tử, các cơ sở dữ liệu có xuất xứ từ Nhà nước, các sở hữu trí tuệ và bảo vệ pháp lý đối với mạng lưới thông tin nhằm chống lại mọi sự xâm nhập với các mục đích bất hợp pháp.

Nhà nước cần tiếp tục xây dựng, hồn thiện và có các biện pháp để giữ vững sự ổn định tiền tệ, phát triển thị trường tài chính - tiền tệ, từng bước tạo lập và thúc đẩy sự phát triển thị trường chứng khốn cũng như các hình thức thanh tốn điện tử.

Đối với các tổ chức, các doanh nghiệp: Phải tham gia tích cực trong việc tạo ra hạ tầng cơ sở kinh tế cho sự phát triển của thương mại điện tử; phải nâng cao nhận thức về vai trị, vị trí của kinh doanh thương mại điện tử theo hướng:

Chỉ khi nào doanh nghiệp nhận thức đầy đủ rằng, TMĐT là kênh doanh thu hoàn toàn mới, đầy tiềm năng cần đầu tư từ đầu, có chiều sâu và bài bản thì TMĐT mới có thể thực sự cất cánh. Chừng nào doanh nghiệp vẫn hiểu TMĐT như là một kênh bán hàng mở rộng, thì chừng đó sức ỳ của thị trường vẫn cịn lớn.

Tn thủ pháp luật của nhà nước và các chế định pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử. Có kế hoạch và chiến lược bồi dưỡng nâng cao kiến thức để tham gia vào các hoạt động thương mại điện tử một cách có hiệu quả.

Phổ biến kiến thức về thương mại điện tử cho các tổ chức, các doanh nghiệp và trong các trường đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân.

Tích cực tăng cường các mối liên kết kinh tế, các hợp tác kinh tế - kỹ thuật trong và ngồi nước, trên cơ sở lợi ích doanh nghiệp, lợi ích quốc gia và sự phát triển của thương mại điện tử.Các doanh nghiệp, các tổ chức phải có kế hoạch tự xây dựng nguồn số liệu cần thiết, một mạng lưới thông tin vi mô đủ sức cung cấp những thơng tin số liệu có liên quan đến hoạt động thương mại.

Các doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược phát triển thương hiệu lâu dài bao gồm cả các chương trình tiếp thị và xúc tiến giới thiệu sản phẩm phù hợp. Chính sách thương hiệu tập trung sản phẩm hướng tới khách hàng của doanh nghiệp đem lại cho khách hàng cảm giác đáng tin cậy nhất. Bên cạnh đó, uy tín nhãn hiệu và đăng ký tên miền trên mạng, sao cho tên miền gần với nhãn hiệu hàng hóa và phù hợp với các chuẩn mực thơng tin toàn cầu để tạo điều kiện cho khách hàng biết sản phẩm của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp cần tạo ra những phương thức, công cụ diễn đạt ngồi tiếng nói và chữ viết trong thương mại điện tử, như: biểu trưng về sản phẩm nhằm xúc tiến việc mua bán hóa; cung ứng dịch vụ cho khách hàng những lợi ích nhất định; hỗ trợ giúp cho khách hàng và người tiêu dùng nhận biết sản phẩm của doanh nghiệp một cách nhanh chóng, chính xác và trực tiếp.

Hạ tầng cơ sở kinh tế - xã hội nói trên cho thấy, mơi trường cho ứng dụng và phát triển thương mại điện tử đang hình thành chưa đầy đủ ở Việt Nam, địi hỏi nhất thiết phải có một q trình chuẩn bị; q trình đó dài hay ngắn tùy thuộc vào quan điểm chung, vào cách nhận thức vấn đề và cách triển khai thương mại điện tử.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w