Những yếu tố kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến thương mại điện tử

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (Trang 29 - 31)

qua các phương tiện điện tử.

Thương mại điện tử mang lại những tiện ích sau: đơn giản hóa truyền thơng, các doanh nghiệp có được thơng tin nhanh, phong phú về thị trường; khách hàng dễ dàng hơn trong lựa chọn khi mua hàng, giảm được các chi phí quản lý, bán hàng và giao dịch nhiều lần, rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm, đưa nền kinh tế tiếp cận với nền kinh tế số. Hạ tầng cơ sở của thương mại điện tử là tổng hịa nhiều vấn đề có liên quan đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, trong đó hạ tầng cơ sở kinh tế xã hội có vai trị đặc biệt quan trọng cho sự phát triển của thương mại điện tử. Nó được hiểu là tồn bộ các nhân tố, các điều kiện cơ bản về kinh tế - xã hội nhằm tạo ra một môi trường cho sự hình thành và phát triển của thương mại điện tử.

2.2.2. Những yếu tố kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến thương mại điệntử tử

Các yếu tố kinh tế

Dù ở bất kỳ cấp độ nào các yếu tố kinh tế cũng có vai trị quan trọng và quyết định hàng đầu. Bên cạnh đó, hình thành hệ thống tổ chức quản lý và các thể chế của hệ thống đó có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến chiều hướng lẫn cường độ của các hoạt động kinh tế trong nền kinh tế nói chung và lĩnh vực hoạt động thương mại nói riêng. Các yếu tố kinh tế chủ yếu có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động thương mại điện tử cần phải nghiên cứu, gồm:

Tiềm năng của nền kinh tế và tốc độ tăng trưởng kinh tế: Tiềm năng của nền kinh tế là yếu tố tổng quát, phản ánh các nguồn lực có thể huy động được vào phát triển nền kinh tế liên quan đến các định hướng lớn về phát triển thương mại, trong đó có sự phát triển thương mại điện tử và các cơ hội trong kinh doanh.Tốc độ tăng trưởng kinh tế và tái cấu trúc cơ cấu kinh tế của nền

kinh tế quốc dân liên quan trực tiếp đến sự tăng trưởng hoặc thu hẹp quy mô phát triển, cũng như cơ cấu phát triển của ngành thương mại và cơ cấu hàng hóa lưu chuyển trên thị trường. Chính sự gia tăng quy mơ và cơ cấu hàng hóa kinh doanh sẽ ảnh hưởng và làm thay đổi phương thức giao dịch kinh doanh, trong đó có thương mại điện tử.

Lạm phát và tỷ giá hối đoái: Lạm phát và khả năng kiềm chế lạm phát của nền kinh tế quốc dân ảnh hưởng trực tiếp đến xu hướng đầu tư và tiêu dùng, sự thu nhập, tích lũy và khả năng cân đối tiền - hàng trong thương mại. Tỷ giá hối đoái và khả năng chuyển đổi của đồng tiền là minh chứng cho sự ổn định của đồng tiền nội địa, cũng như việc lựa chọn ngoại tệ trong giao dịch thương mại và thương mại điện tử.

Thu nhập và phân bố thu nhập của dân cư: Đó là lượng tiền mà người tiêu dùng có thể thỏa mãn nhu cầu cá nhân của họ trong một khoảng thời gian nhất định. Thu nhập và phân bố thu nhập của dân cư ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng thanh toán và tạo ra cơ sở vật chất cần thiết cho thực hiện thương mại điện tử.

Các yếu tố văn hóa - xã hội

Bất cứ một sự thay đổi nào các yếu tố văn hóa - xã hội đều có thể ảnh hưởng đến môi trường thực hiện thương mại điện tử. Sự xung đột hoặc giao thoa về văn hóa - xã hội, lợi ích trong q trình mở cửa và hội nhập kinh tế đã làm cho các yếu tố văn hóa - xã hội có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và xúc tiến thương mại điện tử. Thực tiễn cho thấy, các vấn đề về phong tục tập quán, lối sống, trình độ dân trí, tơn giáo, tín ngưỡng…có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cơ cấu nhu cầu thị trường. Sự khác biệt về quan điểm kinh doanh, về trình độ, về dân tộc…có thể tạo ra những cản trở hoặc thuận lợi. Chính vì vậy, trong q trình xây dựng và thực hiện thương mại điện tử đòi hỏi phải khéo léo giải quyết hài hịa lợi ích giữa các bên, cũng

như cần phải nghiên cứu và thấu hiểu các nội dung chủ yếu của mơi trường văn hóa - xã hội sau:

Dân tộc, tơn giáo và nền văn hóa. Sự khác biệt về tầng lớp xã hội, bản sắc văn hóa của các dân tộc, chủng tộc, tôn giáo sẽ dẫn tới quan điểm và cách

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w