Quan hệ giữa Đại Việt với Ai Lao trong suốt thời Lê, nĩi chung là tốt. Hai nước thường cho sứ qua lại giao hảo.
Đầu năm 1432, cĩ nghịch thần là Kha Lại nổi loạn, vua Ai Lao cho sứ sang ta cầu cứu. Lê Thái Tổ cho quân sang giúp đánh tan quân phiến loạn và giết Kha Lại.
Nhưng năm 1479, nghe theo lời xúi giục của một vài kẻ phản loạn, vua Ai Lao cho quân xâm phạm biên giới Tây Bắc nước ta. Vua Lê Thánh Tơng cho các tướng Lê Thọ Vực, Trịnh Cơng Lộ, Lê Đình Ngạn, Lê Lộng, Lê Nhân Hiếu cầm đầu năm đạo quân đi theo các đường Nghệ An, Thanh Hĩa, Hưng Hĩa tiến sang Luơng Pha Băng, truy kích quân Ai Lao tới biên giới Miến Điện. Sau chiến thắng, quân ta rút về.
Từ đấy, quan hệ giữa hai nước trở lại bình thường.
III. QUAN HỆ VỚI CHIÊM THÀNH
Quan hệ Đại Việt - Chiêm Thành phức tạp hơn quan hệ Việt - Lào. Đại Việt và Chiêm Thành là hai vương quốc trên cùng một lãnh thổ quốc gia, cùng ở miền đồng bằng ven biển, cùng muốn thống nhất lãnh thổ quốc gia, nên quan hệ giữa hai nước luơn luơn thay đổi, khi thì giao hảo, khi lại xung đột vũ trang.
Trong thế kỷ XV, thời Lê thịnh trị, cĩ hai lần xung đột vũ trang với Chiêm Thành. Liền hai mùa hè 1444 và 1445, vua Chiêm là Bí Cai cho quân đánh ra Hĩa Châu, tức vùng Huế bây giờ, nhưng đều đại bại. Để chấm dứt hành động phá rối của vua Chiêm, đầu năm 1446 nhà Lê cho quân đánh thẳng vào kinh đơ Chà Bàn bắt sống vua Chiêm - Bí Cai đưa về Thăng Long. Nhà Lê khơng cho quan quân chiếm đĩng Chiêm Thành mà lập người trong hồng tộc Chiêm là Ma Ha Quý Lai lên làm vua, rồi rút về nước.
Hai mươi lăm năm sau, tức mùa thu năm 1470, vua Chiêm là Trà Tồn lại đưa quân ra đánh Hĩa Châu; tướng nhà Lê ở đây khơng chống cự nổi, vào thành cố thủ. Đầu năm 1471, triều đình Thăng Long cho quân vào cứu Hĩa Châu. Tháng 3 năm 1411, quân nhà Lê đánh tới thành Chà Bàn, bắt sống vua Chiêm - Trà Tồn. Một tướng Chiêm là Bồ Trí lui quân xuống giữ Phan Lung, tức Phan Rang bây giờ. Quân nhà Lê khơng truy kích, đem Trà Tồn trở về Thăng Long. Tướng Chiêm - Bồ Trí lên ngơi vua, cho người ra Thăng Long cầu hịa và cầu phong. Triều đình Thăng Long phong Bồ Trí làm Chiêm Thành vương.
Thế nước của Chiêm Thành từ đây trở đi ngày càng suy yếu, đất đai ngày càng thu hẹp, chẳng cịn là bao.