QUAN HỆ VỚI TRUNG QUỐC

Một phần của tài liệu Lược sử ngoại giao việt nam các thời trướ (Trang 137 - 142)

Nghĩa quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ lãnh đạo đã chiến thắng oanh liệt hơn 30 vạn quân Thanh và quân nhà Lê, bảo vệ được nền độc lập của Tổ quốc. Nhưng nạn ngoại xâm vẫn cịn đe dọa nghiêm trọng. Hai mươi chín vạn quân Thanh bị tiêu diệt hồn tồn trên đất nước Việt Nam là một thất bại nhục nhã của quân xâm lược. Chúng khơng thể khơng tính đến việc trả thù.

Tin Tơn Sĩ Nghị thất bại thảm hại về tới Yên Kinh, vua tơi nhà Thanh vội vàng cho tổng đốc Vân Quý là Phúc Khang An thay Tơn Sĩ Nghị làm tổng đốc Lưỡng Quảng, kiêm đơ đốc 9 tỉnh với trọng trách điều động quân dân 9 tỉnh, lấy 50 vạn quân tiến sang Việt Nam đánh trả thù cho trận thất bại vừa qua.

Nhưng đánh trả thù cũng khơng phải là việc dễ. Muốn phục thù mà vẫn trờn trợn, vì thua đau quá. Nhất là ở những nơi cĩ những kẻ vừa chiến bại ở Việt Nam về thì khơng chỉ trờn trợn mà sợ thật sự, sợ chiến tranh lại tái diễn với Việt Nam.

Tin quân đội Tây Sơn sẽ vượt biên giới đi sâu vào nội địa Trung Quốc để truy nã bọn bán nước Lê Chiêu Thống đã làm náo động cả miền Hoa Nam. Từ cửa ải nam Quan trở lên phía bắc, già trẻ lớn bé dắt díu bồng bế nhau chạy trốn, cả một quãng dài vài trăm dặm, lặng ngắt khơng cịn bĩng người. Trước tình hình ấy, quan quân nhà Thanh ở vùng biên giới khơng thể khơng lo đối phĩ. Người chịu trách nhiệm về việc quân ở biên giới Quảng Tây lại chính là "Tả giang binh bị đạo Thang Hùng Nghiệp" vừa chết hụt ở Việt Nam, mới chạy trốn được về tới Quảng Tây. Thang Hùng Nghiệp tự lượng thấy khơng thể đương đầu với quân đội Tây Sơn, một khi Nguyễn Huệ cho quân vượt biên giới tiến sang, cho nên y tìm cách hịa hỗn với quân đội Tây Sơn.

Sáng sớm ngày 5 tháng giêng năm Kỷ Dậu (1789, Thang Hùng Nghiệp từ bến Tây Long theo Tơn Sĩ Nghị lật đật chạy trốn lên phía ải Nam Quan qua biên giới về nước. Sau khi về được Quảng Tây, ngày 18 tháng giêng Kỷ Dậu (1789), y viết thư cho đại tướng Việt Nam là Hám Hổ Hầu (chưa rõ lai lịch của Hám Hổ Hầu. Cĩ ý kiến cho Hám Hổ Hầu là Võ Văn Dũng (?)) đề nghị hỗn binh và yêu cầu Hám Hổ Hầu trình bày với Nguyễn Huệ những lẽ hơn thiệt về việc giảng hịa với triều đình nhà Thanh; Thang Hùng Nghiệp xin tình nguyện đứng ra làm trung gian điều đình.

Cũng tháng giêng năm Kỷ Dậu, Phúc Khang An - người thay Tơn Sĩ Nghị làm tổng đốc Lưỡng Quảng, tới Quảng Tây thi hành nhiệm vụ điều động 50 vạn quân để tiến đánh Việt Nam, phục thù cho trận thất bại của Tơn Sĩ Nghị. Nhưng Phúc Khang An là người từng phụ trách quân lương trong đồn quân xâm lược của Tơn Sĩ Nghị trước đây, đã chứng kiến sự thất bại nhục nhã của Tơn Sĩ Nghị, cho nên cũng thấy cái thế khĩ thắng của mình. Vì vậy, cũng như Thang Hùng Nghiệp, tổng đốc Phúc Khang An cũng muốn hịa hỗn với quân đội Tây Sơn, dập tắt mưu đồ phục thù của triều đình nhà Thanh. Tới Quảng Tây, Phúc Khang An cho viên phân phủ Thái Bình viết thư sang Việt Nam cho Ngơ Thì Nhậm

nĩi rõ lẽ nên cùng nhau giảng hịa và Phúc Khang An cũng tình nguyện xin làm trung gian đứng ra điều đình giữa triều đình Việt Nam và triều đình nhà Thanh.

Thấy thời cơ ngoại giao thuận lợi, tháng giêng năm Kỷ Dậu, Nguyễn Huệ cho Nguyễn Hữu Trù, Võ Huy Phúc sang gặp Thang Hùng Nghiệp; tháng hai năm Kỷ Dậu lại cho Ngơ Thì Nhậm sang Quảng Tây gặp Phúc Khang An. Biết rõ bọn tướng lĩnh nhà Thanh ở Quảng Đơng, Quảng Tây cịn đang trong cơn hoảng sợ sau trận thất bại thảm hại ở Việt Nam, việc điều động 50 vạn quân sang đánh Việt Nam chưa thể thực hiện được, quan hệ với nhà Thanh cĩ thể tạm thời hịa hỗn, Nguyễn Huệ được rảnh tay ở phía Bắc để lo đối phĩ với tình hình ở phía Nam. Cuối tháng hai năm Kỷ Dậu (1789), Nguyễn Huệ quyết định trở về Phú Xuân, trao binh quyền ở Bắc Hà cho Ngơ Văn Sở, Phan Văn Lân, Võ Văn Dũng và trao quyền giao thiệp với nhà Thanh cho Ngơ Văn Sở, Ngơ Thì Nhậm và Phan Huy Ích.

Đối với nhà Thanh, từ sau khi Ngơ Thì Nhậm gặp Phúc Khang An, việc giao thiệp giữa hai nước được tiến hành khẩn trương. Tháng ba năm Kỷ Dậu (1789), một sứ bộ Việt Nam gồm cĩ Nguyễn Quang Hiển, Võ Huy Tấn, Ngơ Vi Quý, Nguyễn Đình Cử lên đường sang Yên Kinh gặp vua Càn Long. Việt Nam trao trả cho nhà Thanh 800 tù binh. Nhà Thanhphải đem một số cựu thần nhà Lê là bọn Nguyễn Đình Bài cùng với gia đình họ, gồm khoảng ngĩt một trăm người, trao trả cho quân đội Tây Sơn. Càn Long mời Nguyễn Huệ - lãnh tụ Tây Sơn sang thăm triều đình Yên Kinh, nhân dịp lễ mừng thọ Càn Long 80 tuổi năm 1790. Sứ bộ Việt Nam nhận lời. Cuối thảng bảy năm Kỷ Dậu, Càn Long làm chỉ dụ phong Nguyễn Huệ làm An Nam quốc vương. Tháng mười một năm Kỷ Dậu, Càn Long cho sứ bộ mang chiếu phong vương sang Thăng Long. Ngơ Thì Nhậm cho người giả làm Nguyễn Huệ đứng ra nhận chiếu phong vương.

Cũng trong năm Kỷ Dậu (1789), Nguyễn Huệ cho viết thư gửi Phúc Khang An ở Quảng Tây yêu cầu "mở cửa ải, thơng chợ búa, khiến cho hàng hĩa khơng ngừng đọng để làm lợi cho dân dùng". Phúc Khang An phải cho mở các cửa ải Bình Nhi, Thủy Khẩu, Du Thơn để nhân dân hai nước Việt, Trung qua lại buơn bán. Năm 1790, Phúc Khang An lại nhận lời để lập một "nhà hàng" , tức thương điếm, của nhà nước Việt Nam tại phủ Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây.

Trong năm 1790, cĩ việc vua Quang Trung sang Trung Quốc gặp vua Thanh Càn Long, như sứ Việt Nam đã nhận lời mời từ trước. Cố nhiên là vua Quang Trung khơng đi. Phúc Khang An cũng biết như thế. Nhưng Phúc Khang An muốn lấy việc Quang Trung sang Trung Quốc để thắt chặt tình hịa hảo giữa hai nước, nên Phúc Khang An cùng Thang Hùng Nghiệp mật bàn với Ngơ Văn Sở, Ngơ Thì Nhậm cho người đĩng giả Quốc ' vương Quang Trung sang mừng thọ Càn Long.

Mưu này được thực hiện rất êm đẹp. Phúc Khang An được chiếu chỉ của vua Càn Long, làm nhiệm vụ đưa đĩn và hộ tống vua Quang Trung từ biên giới Việt Trung và trong suốt cuộc hành trình của vua Quang Trung trên đất Trung Quốc. Ở Việt Nam, phái đồn vua Quang Trung đi Trung Quốc cũng được tổ chức trang trọng. Phái đồn gồm 159 người, cĩ Quốc vương giả là Phạm Cơng Trị, cháu gọi bà Phạm Thị Liên vợ cả vua Quang Trung là cơ (Bà Liên chết sớm. Sách Đại Nam chính biên liệt truyện, sơ tập, (bản dịch) viết Phạm Cơng Trị gọi Nguyễn Huệ bằng cậu. Gọi chồng cơ bằng cậu cĩ lẽ khơng đúng cách xưng hơ (?)). Tướng đi hộ vệ là đơ đốc Nguyễn Duật, trọng thần hàng võ là Ngơ Văn Sở, trọng thần hàng văn là Phan Huy Ích, văn thần trơng coi văn thư là Võ Huy Tấn, 12 nhạc cơng, 16 phiên dịch, 9 quản tượng và các tướng sĩ tùy tùng.

Sứ bộ lên đường từ Bắc Thành ngày 9 tháng tư qua ải Nam Quan ngày 15 tháng tư. Tổng đốc Phúc Khang An cùng các quan văn võ hai tỉnh Quảng Đơng, Quảng Tây tổ chức đĩn tiếp rất long trọng và đưa sứ bộ tới Quảng Châu nghỉ lại ở đây ít ngày. Tới ngày 11 tháng năm, sứ bộ tiếp tục lên đường. Dọc đường, sứ bộ được quan lại và nhân dân địa phương tiếp đĩn và hộ tống rất chu đáo.

Ngày 11 tháng bảy, Quốc vương (giả) tới yết kiến Càn Long tại hành cung Nhiệt Hà. Càn Long yên .trí là vua Quang Trung đã tới. Hai vua ân cần trân trọng đĩn tiếp nhau. Yến tiệc liên miên, các cuộc vui chơi múa hát cũng liên miên. Chi tiêu cực kỳ tốn kém. Ngày 22 tháng tám, phái đồn Việt Nam lên đường về nước. Nhà Thanh đã chi một số tiền rất lớn để đĩn tiếp phái đồn vua Quang Trung giả. Mỗi bữa yến tiệc là 1.000 lạng

bạc, chi phí đĩn tiếp mỗi ngày 4.000 lạng bạc. Phái đồn Việt Nam vừa đi vừa về 200 ngày. Nhà Thanh phải chi 80 vạn lạng bạc để đĩn tiếp. Khi phái đồn ta đã về nước, Càn Long tiếc của, nĩi: "Giá lấy số tiền ấy làm quân phí sang đánh báo thù cho Hứa Thế Hanh cịn hơn" (Đại Thanh thực lục, q. 1356).

Càn Long nĩi thế thơi, chứ khơng làm như vậy được và cũng khơng dám làm. Trái lại, hoạt động của phái đồn ta đã cĩ ảnh hưởng lớn tới thái độ chính trị và tinh thần hịa hảo của triều đình nhà Thanh.

Ngày 29 tháng mười một năm Canh Tuất, phái đồn vua Quang Trung (giả) về tới Thăng Long. Tháng tư năm Tân Hợi (1791), triều đình nhà Thanh cho đem đày bọn quan lại nhà Lê ở Trung Quốc đi các nơi xa xơi hẻo lánh. Lê Chiêu Thống và gia đình hắn bị giam lỏng tại "Tây An nam dinh" trong kinh thành Yên Kinh.

Như thế là với thực lực của quân đội Tây Sơn và với tài ngoại giao của các văn quan võ tướng Tây Sơn, mưu đồ phục thù của nhà Thanh đã bị dẹp tan.

Đầu năm 1792, sau khi đánh thắng bọn phản động ở Vạn Tượng, Nguyễn Huệ cho người đem tặng phẩm sang biếu nhà Thanh. Tặng phẩm gồm cĩ: những chiến lợi phẩm lấy được ở Vạn Tượng, những sách binh thư Việt Nam và một quyển viết về triều đại thối nát Lê Chiêu Thống. (Ngụy Nguyên, Thánh vũ ký, q.6)

Những tặng phẩm ấy vừa cĩ ý nghĩa biểu dương sức mạnh của quân đội Tây Sơn, vừa nĩi lên lịng tự hào về nghệ thuật quân sự của dân tộc mình, vừa vạch rõ cho vua tơi nhà Thanh biết rằng những hành động theo gĩt bọn phản động nhà Lê, xâm lược Việt Nam là trái với nguyện vọng của nhân dân Việt Nam, khơng thể được nhân dân Việt Nam ủng hộ và nhất định phải thất bại.

Tiếp theo đĩ, vua Quang Trung cho đại tướng Võ Văn Dũng sang cầu hơn cơng chúa nhà Thanh, lấy cớ bà Hồng hậu vua Quang Trung mất đầu năm 1792, và đặt vấn đề địi lại hai tỉnh Quảng Đơng, Quảng Tây là đất cũ của ta. Vua Thanh, Càn Long vui lịng gả cơng

chúa cho vua Quang Trung và nhận trả tỉnh Quảng Tây cho ta, sau đĩ lệnh cho bộ Lễ chuẩn bị tổ chức lễ cưới và tiễn đưa cơng chúa sang Việt Nam.

Mọi việc đương tiến hành tốt đẹp thì một tin sét đánh đưa tới triều đình nhà Thanh: vua Quang Trung mất đêm 29 tháng bảy nhuận (năm Nhâm Tý). Vua Càn Long và triều đình nhà Thanh rất sửng sốt, luyến tiếc. Võ Văn Dũng cùng sứ bộ đau buồn, xin trở về nước. Văn thần Ngơ Thì Nhậm cầm đầu một phái đồn lên đường sang Trung Quốc chính thức báo tang: ngày 2 tháng hai năm Quý Sửu (1793) , vua Càn Long phê vào biểu báo tang hai chữ "đáng tiếc" và làm một bài thơ viếng vua Quang Trung. Ngơ Thì Nhậm ghi lại việc triều đình nhà Thanh làm lễ truy điệu:

Tất cả các quan to đều cúi đầu làm lễ Ai ai cũng khơng quên đức Tiên vương ta (bài thơ Vũ hành )

Vua Càn Long đưa gửi đồn sứ giả Việt Nam ba nghìn lạng bạc và một tấm lụa quý để triều đình Việt Nam tổ chức lễ chay vua Quang Trung. Vua Trung Quốc sai viên án sát Quảng Tây là Thành Lâm làm khâm sai sang Việt Nam làm lễ đọc bài thơ của vua Trung Quốc trước phần mộ vua Quang Trung và phong cho con vua Quang Trung là Nguyễn Quang Toản làm An Nam quốc vương.

Uy tín của vị anh hùng trẻ tuổi Quang Trung Nguyễn Huệ, cho tới khi đã chết vẫn làm rạng rỡ non sơng đất nước và giúp cho cơng việc ngoại giao thời đĩ thành cơng tốt đẹp. Chương mười

NGOẠI GIAO THỜI NGUYỄN(Thế kỷ XIX) (Thế kỷ XIX)

Một phần của tài liệu Lược sử ngoại giao việt nam các thời trướ (Trang 137 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)