1. Quan hệ với Trung Quốc
Bắc Hà tiếp tục nền nếp giao hảo với Trung Quốc, cầu phong, nộp cống như các thời trước. Cầu phong, như chúa Trịnh Tráng đã nhận định là để "lấy văn bản cĩ tính pháp lý”(Lê Quý Đơn: Đại Việt thơng sử) của nước lớn bảo đảm an ninh an tồn của nước nhỏ.
Năm 1637, chúa Trịnh cho sứ sang Trung Quốc cầu phong cho vua Lê, nhưng nhà Minh lúc này đã suy yếu khơng dám gia phong, chỉ gửi chiếu thư, “vỗ về khen ngợi". Tuy vậy thái độ nước lớn khơng thay đổi, vẫn ngạo nghễ, hống hách với nước nhỏ. Khoảng năm 1630, một sứ thần của ta là Giang Văn Minh tới Bắc Kinh. Trong một buổi triều kiến, vua Minh ra câu đối cho sứ ta:
"Đồng trụ chí kim tồn cổ lục”. (Đồng trụ tới nay, rêu xanh chưa hết)
Ý muốn nhắc lại rằng cột đồng trụ mà xưa Mã Viện (thời Hán) dựng lên khi hắn đánh chiếm Việt Nam tới nay vẫn cịn đấy.
Giang Văn Minh khơng chịu khuất phục đáp lại bằng vế đối: “Đằng Giang tự cổ huyết do hồng"
(Bạch Đằng tự xưa máu đỏ vẫn cịn)
Với vế đối của mình, Giang Văn Minh cũng nhắc lại rằng: sơng Bạch Đằng từ xưa vẫn cịn đỏ máu giặc xâm lược, để khẳng định nhân dân ta đã nhiều lần đánh thắng ngoại xâm và cảnh cáo đừng kẻ ngoại bang nào mưu đồ xâm lược nước ta mà thất bại.
Năm 1644, người Mãn Châu tiến vào xâm lược Trung Quốc, đánh đổ nhà Minh, lập triều Thanh. Nhưng nhà Thanh chưa tiến quân xuống tới miền nam Trung Quốc. Trước tình hình. đĩ, năm 1647, Trịnh Tráng cho quân ta sang chiếm giữ Quảng Tây. Nhà Thanh từ Bắc Kinh phải cho người tới giao thiệp với chúa Trịnh. Chúa Trịnh mới rút quân về. Đầu năm 1651, nhà Minh bị quân Thanh đánh đuổi phải chạy tản đi. Một người trong hồng tộc nhà Minh lập triều đình ở Nam Ninh (Quảng Tây) cho người sang ta cầu cứu. Vua Lê, chúa Trịnh cho đem quân và lương sang giúp Minh chống Thanh. Cuối năm 1651, nhà Minh cho sứ sang phong Trịnh Tráng làm Phĩ quốc vương.
Năm 1663, nhà Minh khơng cịn, vua Thanh cho sứ sang Việt Nam. Chúa Trịnh cho sứ sang đáp lễ. Năm 1667, vua Thanh là Khang Hy phong vua Lê làm An Nam quốc vương. Nhưng việc giao hảo giữa ta và Thanh khơng được lâu. Trong vịng hai mươi năm sau, quân Thanh liên tục xâm chiếm biên giới nước ta.
Năm 1688, quân Thanh đánh chiếm các động thuộc ba châu Vị Xuyên, Bảo Lạc, Thủy Vĩ, miền Tây Bắc nước ta, đặt tuần ty thu thuế buơn bán. Nhà Lê đưa thư yêu cầu trả lại đất, nhà Thanh khơng trả và khơng rút quân về Trung Quốc.
Năm sau (1689) quân Thanh lại xâm phạm miền Đơng Bắc nước ta, lấn chiếm châu Lộc Bình (Lạng Sơn). Nhà Lê cho người đi Thanh tranh biện địi lại, nhưng cuối cùng đất vẫn mất.
Tuy vậy, bên ta khơng ngừng đấu tranh địi đất. Năm 1728, Trung Quốc phải trả ta khu mỏ đồng Tụ Long ở phía bắc tỉnh Tuyên Quang.
Năm 1771, nhà Thanh lại lấn chiếm đất đai châu Lộc Bình (Lạng Sơn). Nhà Trịnh cho quân lên biên giới, nhà Thanh phải rút quân về nước.
Năm 1780, nhà Thanh đem quân đánh chiếm một khu vực rộng lớn ở miền Tây Bắc nước ta, gồm đất đai sáu châu: Hồng Nham, Hợp Phì, Quảng Lãng, Trung Phụ, Lễ Tuyền, Khiên Châu. Triều đình Lê - Trịnh địi, nhưng nhà Thanh khơng chịu trả. 2. Quan hệ với Lào và tiếp xúc với người phương Tây
Trong các nước láng giềng, triều đình Lê - Trịnh cĩ quan hệ chặt chẽ với Lào. Thời kỳ này, nước Lào cĩ biến, một người con của vua Lào là Triều Phúc chạy sang Việt Nam lánh nạn.
Năm 1696, chúa Trình cho đưa Triều Phúc về Lào để lên ngơi vua. Năm 1718, chúa Trịnh gả một người con gái tơn thất cho vua Lào - Triều Phúc.
Với các nước phương Tây, triều đình Lê - Trịnh chưa đặt quan hệ ngoại giao chính thức, nhưng chấp nhận cho các giáo sĩ tới giảng đạo và các nhà buơn tới buơn bán, lập thương điếm.
Từ năm 1613, thuyền buơn Hà Lan đem hàng tới bán ở Bắc Hà. Năm 1637, người Hà Lan được chúa Trịnh cho phép mở hiệu buơn ở Phố Hiến và Thăng Long. Phố Hiến là một khu vực trong thị xã Hưng Yên ngày nay.
Năm 1672, người Anh cũng được chúa Trịnh cho tới mở hiệu buơn. Điều kiện cho họ tới lập thương điếm ở Bắc Hà là phải đem súng ống, đạn được phương Tây sang bán cho chúa Trịnh để chúa Trịnh tiến hành chiến tranh đánh phá chúa Nguyễn trong Nam. Khác với Hà Lan và Anh, người Pháp cho cố đạo đi trước, mở đường cho những mưu đơ xâm lược của chủ nghĩa thực dân Pháp. Năm 1745, một cố đạo Pháp là Saint Phalles bỏ đạo đi buơn, tới mở cửa hiệu ở Bắc Hà. Tám năm sau, năm 1753, Saint
Phalles gửi thư về nước yêu cầu chính phủ Pháp lập căn cứ Pháp ở miền Bắc Việt Nam. Saint Phalles viết:
"Vương quốc này là một trong những nước mạnh nhất của vùng Đơng Ấn Độ. . . Nĩ rộng bằng hai phần ba nước Pháp... Thủ đơ là Kẻ Chợ rộng như Paris... Tơi đã đến đĩ nhiều lần. Kẻ Chợ ở trên một con sơng gọi là sơng Cái... Thuyền bè chen chúc dưới bến, đơng đúc quá sức tưởng tượng. Dân số của nước này rất đơng. Cĩ rất nhiều thị trấn. Cĩ những thị trấn đơng dân từ 3 đến 10 vạn người. Xứ này cĩ nhiều sơng ngịi, kênh đào, thuyền tàu đi lại dễ dàng... ".
Vì thực dân phương Tây cĩ những mưu đồ và hành động xấu như vậy cho nên ở Bắc Hà, từ năm 1687 trở đi các chúa Trịnh luơn luơn cấm đạo. Các giáo sĩ phương Tây khĩ tới được. Các lái buơn phương Tây cũng dân dần ít đến.