Trách nhiệm pháp lý đối doanh nghiệp kiểm toán:

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên trong hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 62 - 66)

Quy định pháp luật chuyên ngành về KTĐL dường như cũng thống nhất với quan điểm của Bộ luật Dân sự, đó là quy định DNKT phải có trách nhiệm với bên thứ ba sử dụng kết quả kiểm toán. Tuy nhiên để yêu cầu DNKT chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, người sử dụng kết quả kiểm toán phải chứng minh được họ thỏa

55 mãn đồng thời ba điều kiện sau:

“a) Có lợi ích liên quan trực tiếp đến kết quả kiểm toán của đơn vị được kiểm toán tại ngày ký báo cáo kiểm tốn;

b) Có hiểu biết một cách hợp lý về báo cáo tài chính và cơ sở lập báo cáo

tài chính là các chuẩn mực kế tốn, chế độ kế toán và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

c) Đã sử dụng một cách thận trọng thơng tin trên báo cáo tài chính đã kiểm

tốn”.37

Để DNKT có nguồn tài chính để bồi thường thiệt hại cho khách hàng hoặc bên thứ ba sử dụng BCKT sai sót, Luật kiểm tốn độc lập 2011 đã yêu cầu DNKT phải có nghĩa vụ “Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kiểm tốn viên hành nghề

hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính”38.

Pháp luật kiểm tốn đã dự liệu tình huống phát sinh bồi thường thiệt hại cho khách hàng/bên thứ ba do BCKT sai sót nên đã quy định chủ thể có nghĩa vụ bồi thường là tổ chức hành nghề kiểm toán.

Liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng khi BCKT có sai sót. Đây là trách nhiệm dân sự trong hợp đồng. Giữa DNKT và khách hàng có ký hợp đồng kiểm tốn. Theo đó DNKT có nghĩa vụ phải đưa ra kết quả kiểm toán phù hợp. Nếu BCKT có sai sót gây thiệt hại (khơng thuộc trường hợp được miễn trừ trách nhiệm), thì DNKT phải thực hiện bồi thường thiệt hại cho khách hàng. Nội dung này cũng được quy định rõ luật chuyên ngành (trích khoản 11 điều 29 Luật kiểm toán độc lập 2011”, DNKT có nghĩa vụ “chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước khách

hàng về kết quả kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán đã giao kết”.

Về phần quy định nghĩa vụ của KTV hành nghề tại Điều 18 Luật Kiểm tốn độc lập 2011 có quy định KTV phải “chịu trách nhiệm về báo cáo kiểm toán và hoạt

37 Khoản 12 Điều 29 Luật Kiểm toán độc lập 2011 38 Khoản 5 điều 29 Luật kiểm toán độc lập 2011

56

động kiểm tốn của mình”39, tuy nhiên lại khơng quy định cụ thể KTV phải có nghĩa

vụ bồi thường thiệt hại trực tiếp cho bên thứ ba hoặc hoàn trả tiền bồi thường cho DNKT mặc dù kết quả kiểm tốn của KTV có sai sót nghiêm trọng. Như vậy, nếu KTV có sai phạm thì chỉ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị xử lý hình sự nếu cố ý sai phạm có tổ chức. Pháp luật hiện hành chưa quy định KTV phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường dân sự cho chủ thể bị thiệt hại do sử dụng báo cáo kiểm tốn có sai sót.

Nghề KTV vốn dĩ là một cơng việc có địi hỏi chun mơn và được kỳ vọng cao của công chúng. Tuy nhiên với cơ sở pháp lý hiện hành thì khó có thể quy kết trách nhiệm dân bồi thường của KTV mặc dù có lỗi khi thực hiện kiểm tốn. Phải chăng đây là một kẽ hở pháp lý trong pháp luật chuyên ngành chưa gắn chặt trách nhiệm dân sự của KTV với báo cáo kiểm toán?

57

Kết luận chương 2

Trong thời gian mấy năm qua, các vụ việc về kết quả kiểm tốn có sai sót nghiêm trọng làm cho cơng chúng không khỏi băn khoăn với câu hỏi là liệu pháp luật đã đủ nghiêm khắc đối với KTV và DNKT hay chưa? Thơng qua tình huống về cơng ty kiểm tốn DFK, bài viết đã đi sâu phân tích nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của DNKT trên cả hai góc độ dân sự, hành chính. KTĐL là một nghề nghiệp có tính đặc thù trách nhiệm cao hơn so với những nghề dịch vụ thông thường khác. Mục tiêu của cuộc kiểm toán là KTV cần đưa ra ý kiến xác nhận liệu BCTC của khách hàng có trung thực và hợp lý hay khơng. Kết quả kiểm tốn khơng chỉ được sử dụng bởi khách hàng mà cịn được cơng bố cho bên thứ ba có liên quan sử dụng để ra quyết định kinh doanh. Kết quả kiểm tốn sai có thể dẫn đến hậu quả “sai một ly đi một

dặm”. DNKT có thể bị xử phạt hành chính, hoặc chịu trách nhiệm bồi thường thiệt

hại, thậm chí bị phá sản nếu có thiệt hại ở mức độ nghiêm trọng. KTV có thể bị xử phạt hành chính, hoặc nghiêm trọng hơn là bị truy cứu trách nhiệm hình sự cho sai phạm của mình.

Thị trường tài chính doanh nghiệp Việt Nam đang trên đà phát triển nhanh với sự gia nhập của ngày càng nhiều công ty cổ phần đại chúng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Để bảo đảm an tâm cho nhà đầu tư tài chính, chất lượng hoạt động kiểm tốn khơng thể bị coi nhẹ. Trên thực tế cho đến nay ở Việt Nam, có thể chưa có DNKT nào bị phá sản do bồi thường thiệt hại, hoặc chưa có KTV nào bị vào tù vì sai phạm trong hoạt động kiểm tốn. Song đó khơng bảo đảm trong tương lai sẽ không xảy ra trong tương lai. Do đó các DNKT cùng KTV phải đề cao tính thận trọng nghề nghiệp và ý thức tuân thủ chuẩn mực chuyên môn cũng như quy định pháp luật chuyên ngành khi thực hiện mỗi hợp đồng kiểm toán.

58

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA KIỂM TOÁN VIÊN VÀ DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên trong hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 62 - 66)