doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành than
Theo quy định tại Điều 24, Nghị định 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp Nhà nước thì “Doanh nghiệp nhà nước được thuê tài sản (bao gồm cả hình thức th tài chính) để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp và đảm bảo kinh doanh có hiệu quả; Việc thuê và sử dụng tài sản thuê phải tuân theo đúng quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định của pháp luật khác có liên quan”. Trên cơ
sở nhu cầu thực tế, các doanh nghiệp triển khai các hợp đồng th máy móc thiết bị thơng qua hoạt động là đấu thầu hàng hóa dịch vụ th máy móc thiết bị.
Theo Điều 214 LTM 2005 thì Đấu thầu hàng hoá, dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên mua hàng hố, dịch vụ thơng qua mời thầu (gọi là bên mời thầu) nhằm lựa chọn trong số các thương nhân tham gia đấu thầu (gọi là bên dự thầu), thương nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra và được lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp đồng (gọi là bên trúng thầu).
Việc đàm phán và giao kết hợp đồng quyết định đến hình thức của hợp đồng thuê máy móc thiết bị theo Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hình thức giao dịch dân sự, theo đó giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thơng điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có cơng chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Theo Khoản 32 Điều 4 Luật Đấu thầu 43 quy định “Hợp đồng là văn bản thỏa thuận giữa chủ đầu tư với nhà thầu được lựa chọn trong thực hiện gói thầu thuộc dự án; giữa bên mời thầu với nhà thầu được lựa chọn trong mua sắm thường xuyên; giữa đơn vị mua sắm tập trung hoặc giữa đơn vị có nhu cầu mua sắm với nhà thầu được lựa chọn trong mua sắm tập trung; giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư được lựa chọn hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư được lựa chọn và doanh nghiệp dự án trong lựa chọn nhà đầu tư.
2.2.2.1. Thực tiễn việc soạn thảo hợp đồng thuê máy móc thiết bị của các doanh nghiệp thuộc ngành than
Các hợp đồng thuê MMTB của doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành than được xác lập thông qua hoạt động đấu thầu rộng rãi trong nước, các chủ thể tham gia hợp đồng là các pháp nhân trên lãnh thổ Việt Nam nội dung chính của hợp đồng được quy định tại điều kiện cụ thể của Hợp đồng trong Bộ hồ sơ mời thầu, việc xác lập hợp đồng bằng hình thức văn bản. Việc soạn thảo Hợp đồng thuê MMTB dựa trên các điều khoản Hợp đồng mẫu của bộ hồ sơ mời thầu do Bên mời thầu soạn thảo
(thông thường Bên mời thầu là bên có nhu cầu thuê máy móc thiết bị, trong một số trường hợp các doanh nghiệp đi thuê tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp) dẫn đến việc Bên cho thuê có những điều khoản bất lợi làm cho vị thế tham gia giao dịch của các bên là không cân bằng.
- Về giá thuê: Đây có thể nói là nội dung quan trọng nhất trong hợp đồng thuê MMTB, nếu giá thuê hợp lý giá trị sản phẩm máy móc thiết bị thuê làm ra đảm bảo cho Bên đi th có đủ chi phí để trả cho Bên cho th và đảm bảo lợi nhuận. Theo Điều Điều 473 BLDS 2015 “Giá thuê do các bên thỏa thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên, trừ trường hợp luật có quy định khác; Trường hợp khơng có thỏa thuận hoặc thỏa thuận khơng rõ ràng thì giá thuê được xác định theo giá thị trường tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng thuê” Giá thuê của các hợp đồng khảo sát do Bên Thuê xây dựng, thơng qua hoạt động đấu thầu Bên cho th khơng có điều kiện đề nghị giá cho th có lợi cho mình trong q trình đàm phán hợp đồng, Bên cho th phải tính tốn chi tiết các chi phí của mình trước khi tham dự thầu.
- Về thời hạn thuê: Theo Điều 474 BLDS 2015 “Thời hạn thuê do các bên thỏa thuận; nếu khơng có thỏa thuận thì được xác định theo mục đích th; Trường hợp các bên khơng thỏa thuận về thời hạn thuê và thời hạn thuê không thể xác định được theo mục đích th thì mỗi bên có quyền chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải thông báo cho bên kia trước một thời gian hợp lý”. Các hợp đồng thuê MMTB được khảo sát đều có thời hạn thuê cụ thể Bên cho thuê có thể xác định thời hạn cho thuê MMTB từ Bên thuê thông qua bộ Hồ sơ mời thầu.
- Cho thuê lại: Theo Điều 475 BLDS 2015 “Bên thuê có quyền cho thuê lại tài sản mà mình đã thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý” đây là nội dung quan trọng và có ý nghĩa với các hoạt động Thuê và cho thuê máy móc thiết bị nó đảm bảo rằng Bên Thuê sẽ sử dụng máy móc thiết bị thuê một cách hiệu quả để sinh ra lợi nhuận trả tiền thuê máy móc thiết bị cho Bên cho thuê, trong trường hợp khơng sử dụng hết cơng suất máy móc thiết bị th có thể cho th lại tài sản mình đã th. Trong trường hợp cho thuê lại tài sản mình đã thuê nếu xảy ra tranh chấp sẽ khó giải quyết do xuất hiện quyền lợi và nghĩa vụ liên quan của bên thứ ba. Trong các hợp đồng
thuê đã khảo sát có đề cập đến việc cho bên thứ ba được sử dụng máy móc thiết bị thuê (Được quyền cho các đơn vị thành viên của Bên Thuê sử dụng thiết bị thuê).
- Giao tài sản thuê: Việc giao tài sản thuê là nghĩa vụ của Bên cho thuê với Bên thuê theo nội dung về giao máy móc thiết bị thuê của hợp đồng. Tại Điều 476 BLDS 2015 quy định khá chi tiết rõ ràng việc giao tài sản thuê: “Bên cho thuê phải giao tài sản cho bên thuê đúng số lượng, chất lượng, chủng loại, tình trạng, thời điểm, địa điểm đã thỏa thuận và cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản đó; Trường hợp bên cho thuê chậm giao tài sản thì bên th có thể gia hạn giao tài sản hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại; nếu tài sản thuê không đúng chất lượng như thỏa thuận thì bên th có quyền u cầu bên cho thuê sửa chữa, giảm giá thuê hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại”.
Việc hủy bỏ hợp đồng được quy định tại các điều 423, 424, 425 và 426 BLDS 2015, theo đó nếu nếu 01 bên vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận hoặc vi phạm nghiêm trọng (vi phạm không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia khơng đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng) thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng mà khơng phải bổi thường thiệt hại.
Đối với nội dung giao tài sản trong Hợp đồng thuê MMTB, Hợp đồng có thể được hủy bỏ trong các trường hợp: chậm thực hiện nghĩa vụ, khơng có khả năng thực hiện, tài sản bị mất, bị hư hỏng (Điều 424, 425 và 426 BLDS 2015). Trong trường hợp này chậm thực hiện đối với Bên cho thuê là bàn giao máy móc thiết nị chậm so với quy định trong hợp đồng, đối với Bên thuê là chậm thanh tốn tiền th hoặc các nghĩa vụ có liên quan khác; khơng có khả năng thực hiện: được hiểu là bên có nghĩa vụ khơng thể thực hiện được một phần hoặc tồn bộ nghĩa vụ của mình làm cho mục đích của bên có quyền khơng thể đạt được thì bên có quyền có thể hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại (VD: Một trong hai bên bị phá sản, sự cố bất khả kháng,…); tài sản bị mất, bị hư hỏng: tài sản máy móc thiết bị là đối tượng của hợp đồng mà bị mất, hư hỏng khơng thể hồn trả, đền bù bằng tài sản khác hoặc không thể sửa chữa, thay thế bằng tài sản cùng loại thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng.
Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng khơng có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp; Các bên phải hồn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản.
Các hợp đồng thuê được tiếp cận chưa có các điều khoản liên quan đến việc hủy bỏ hợp đồng do việc vi phạm khi giao tài sản thuê.
Vấn đề bồi thường thiệt hại: Theo Điều 302 LTM 2005 thì “Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm; Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu khơng có hành vi vi phạm”. Với nội dung giao tài sản thuê, nếu vi phạm có thể cả Bên thuê và Bên cho thuê đều bị thiệt hại.
Vi phạm nội dung giao hàng: Đối với Bên thuê nếu bị vi phạm nội dung giao hàng Bên thuê sẽ khơng có máy móc thiết bị tổ chức sản xuất có thể dẫn đến những hậu quả như: khơng hồn thành các cơng trình theo tiến độ, người lao động khơng có việc làm, khơng đáp ứng các chỉ tiêu về doanh thu, lợ nhuận, giảm uy tín,…; Đối với Bên cho thuê việc vi phạm nội dung giao hàng có thể dẫn đến việc mất uy tín trong việc cung cấp hàng hóa dịch vụ, giảm doanh thu lợi nhuận,..
Có thể thấy rằng việc bồi thường thiệt hại theo Điều 302 LTM 2005, có những thiệt hại có thể xác định được bằng một con số cụ thể (thiệt hại về kinh tế), tuy nhiên có những thiệt hại rất khó xác định được bằng một con số cụ thể như uy tín, chi phí cơ hội.
Các hợp đồng thuê MMTB được tiếp cận đều khơng có các nội dung liên quan đến việc bồi thường thiệt hại và phương pháp xác định bồi thường thiệt hại.
- Nghĩa vụ bảo đảm giá trị sử dụng của tài sản thuê được quy định tại Điều Điều 477 BLSD 2015, theo đó: “Bên cho thuê phải bảo đảm tài sản thuê trong tình trạng như đã thỏa thuận, phù hợp với mục đích thuê trong suốt thời gian cho thuê; phải sửa chữa những hư hỏng, khuyết tật của tài sản thuê, trừ hư hỏng nhỏ mà theo tập quán bên thuê phải tự sửa chữa; Trường hợp tài sản thuê bị giảm sút giá trị sử
dụng mà khơng do lỗi của bên th thì bên th có quyền u cầu bên cho thuê thực hiện một hoặc một số biện pháp sau đây: Sửa chữa tài sản, Giảm giá thuê, Đổi tài sản khác hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu tài sản thuê có khuyết tật mà bên th khơng biết hoặc tài sản th khơng thể sửa chữa được mà do đó mục đích th khơng đạt được; Trường hợp bên cho thuê đã được thông báo mà không sửa chữa hoặc sửa chữa khơng kịp thời thì bên th có quyền tự sửa chữa tài sản thuê với chi phí hợp lý, nhưng phải báo cho bên cho thuê và có quyền yêu cầu bên cho th thanh tốn chi phí sửa chữa”.
Có thể nói BLDS 2015 quy định rất chi tiết nghĩa vụ đảm bảo giá trị của tài sản thuê điều này giúp cho Bên thuê thuê được tài sản đáp ứng nhu cầu mục đích của mình đồng thời Bên cho th phải đảm bảo rằng tài sản cho thuê có giá trị sử dụng đáp ứng được nhu cầu của Bên thuê.
Thực tế khảo sát các hợp đồng thuê tại các doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành than đều quy định rõ số lượng,chất lượng, nhãn hiệu, chủng loại công năng sử dụng, tiêu chuẩn sản xuất và việc sửa chữa khắc phục những hư hỏng khuyết tật khơng phải do Bên th gây ra đồng thời có các biện pháp hỗ trợ Bên th trong cơng tác đảm bảo kỹ thuật như: Bên cho Thuê sẽ cử kỹ sư và kỹ thuật viên kiểm tra định kỳ Thiết bị thuê trong suốt thời hạn cho thuê; Trong thời gian bảo hành của Thiết bị thuê Bên Cho Thuê chịu trách nhiệm sửa chữa, thay thế vật tư, phụ tùng cho Thiết bị th bằng tồn bộ chi phí của mình với các lỗi của Nhà sản xuất; Trong trường hợp ngừng hoạt động để sửa chữa do lỗi của Bên Cho Thuê, thời gian ngừng sẽ được cộng dồn vào thời gian thuê thiết bị và/hoặc xem xét khấu trừ vào tiền thuê hàng tháng theo thỏa thuận của hai bên.
Khảo sát hồ sơ việc thực hiện Hợp đồng số 01/ĐB-CAT/TTB-2013 ngày 24/4/2013 giữa Tổng công ty Đông Bắc và Công ty TNHH Công nghiệp Phú Thái (thuê hoạt động 03 máy xúc CAT 6015, 04 máy ủi CAT D7R và 30 xe CAT 773 E trong thời gian 60 tháng), q trình bàn giao thiết bị Cơng ty Phú Thái đã bàn giao cho TCT Đơng Bắc các máy móc thiết bị đúng theo như hợp đồng đã ký, tuy nhiên quá trình sử dụng 03 máy CAT 6015 thường xuyên hư hỏng không phát huy được công suất như thiết kế của nhà sản xuất, quá trình thương lượng Cơng ty Phú Thái
đã chấp nhận cung cấp miễn phí một số vật tư phụ tùng phục vụ sửa chữa thường xuyên đồng thời bàn giao thêm 01 máy xúc khác miễn phí tiền thuê để hỗ trợ cho 03 máy CAT 6015 không phát huy được công suất.
- Nghĩa vụ bảo đảm quyền sử dụng tài sản cho bên thuê: Tại điều Điều 478 BLDS 2015 có quy định “Bên cho thuê phải bảo đảm quyền sử dụng tài sản ổn định cho bên thuê; Trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản thuê mà bên thuê không được sử dụng tài sản ổn định thì bên th có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại”.
Quyền sở hữu của Bên cho thuê với tài sản của mình bao gồm các quyền: chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản. Khi thuê tài sản, Bên thuê chỉ có quyền sử dụng tài sản th mà khơng có các quyền về chiếm hữu và định đoạt tài sản thuê. Theo điều 189 BLDS 2015 “Quyền sử dụng tài sản là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản”. Mục đích của việc đi thuê các máy móc thiết bị của Bên thuê là được khai thác các công năng từ tài sản đi thuê để làm ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu và mong muốn của mình.
Trong các hợp đồng Thuê thiết bị đã khảo sát nội dung về Nghĩa vụ bảo đảm quyền sử dụng tài sản cho bên thuê được soạn thảo đảm bảo được quyền lợi của Bên thuê: “Bên Cho Thuê không được chuyển nhượng, chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng thiết bị cho bất kỳ bên thứ ba nào trong suốt thời gian thuê. Bên Cho Thuê phải bảo đảm quyền sử dụng tài sản ổn định cho Bên Thuê trong suốt thời hạn thuê”.
- Nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê được quy định tại Điều 479 BLDS 2015: “Bên thuê phải bảo quản tài sản thuê, phải bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ; nếu làm mất, hư hỏng thì phải bồi thường. Bên th khơng chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên do sử dụng tài sản thuê; Bên thuê có thể tu sửa và làm tăng giá trị tài sản thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh tốn chi phí hợp lý”. BLDS 2015 đưa ra nội dung này để bảo vệ quyền lợi của Bên