3.1.1. Nhu cầu than phục vụ nền kinh tế
Theo dự báo trong Quy hoạch điều chỉnh “Quy hoạch phát triển ngành Than Việt Nam đến 2020, có xét triển vọng đến 2030” (phê duyệt theo Quyết định số 403/2016/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ - sau đây viết tắt là QH 403/2016) nhu cầu than của nền kinh tế quốc dân ngày càng tăng cao, cụ thể là đến năm 2025: 110,9 triệu tấn; năm 2030: 144,7 triệu tấn và 2035: 153,1 triệu tấn; trong đó nhu cầu than cho sản xuất điện là: năm 2025: 86,0 triệu tấn; năm 2030: 119,4 triệu tấn và năm 2035: 127,5 tấn.
Nhu cầu than gia tăng nêu trên của nền kinh tế nói chung và cho sản xuất điện nói riêng là cần thiết và hồn tồn có thể chấp nhận được xét trên mọi phương diện: nhu cầu điện, mức sử dụng than, vai trò của than trong đảm bảo an ninh năng lượng và mức phát thải khí nhà kính (CO2) của nước ta cũng như sự phù hợp với xu thế phát triển than trên thế giới. Sản lượng tiêu thụ than của Việt Nam năm 2017 chỉ chiếm 0,8% tổng tiêu thụ than của thế giới, bằng 49,3% của Indonesia; 30,6% của Nga; 1,5% của Trung Quốc; 8,5% của Mỹ; 23,4% của Nhật Bản; 71,6% của Đài Loan; 32,7% của Hàn Quốc. Nếu so bình quân đầu người, thì bình quân tiêu thụ than đầu người của Việt Nam năm 2017 chỉ bằng 54% của thế giới; 47,5% của châu Á- TBD; 47,5% của Nga; 29,7% của Mỹ; 22,1% của Trung Quốc; 46,8% của Malaixia; 17,9% của Hàn Quốc; 31,7% của Nhật Bản; chỉ cao hơn Thái Lan 8,6%, … (Nguồn: PGS,TS. Nguyễn Cảnh Nam, Nhu cầu than của Việt Nam đến 2045: Dự
báo, giải pháp đáp ứng và kiến nghị đăng trên nangluongvietnam.vn ngày 17/3/2022)
Đến năm 2030 nhu cầu than của Việt Nam được dự báo tương đương khoảng 80,4 triệu TOE (tấn dầu tiêu chuẩn), bình quân đầu người khoảng 0,77 TOE/người (tương ứng với dân số khi đó được dự báo là 104 triệu người).
đầu người của thế giới (TOE/người) là: 0,5; trong đó của Trung Quốc: 1,48; Nhật Bản: 0,93; Hàn Quốc:1,74; Đài Loan: 1,75; Malaixia: 0,86; Thái Lan: 0,35; Mỹ: 0,78; Úc: 1,18. Như vậy, so với bình quân đầu người của thế giới thì nhu cầu than của Việt Nam đến năm 2030 cao hơn, song so với nhiều nước vẫn còn thấp hơn nhiều, nhất là so với Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc, Nhật Bản và một số nước giàu tài nguyên than (Nguồn: PGS,TS. Nguyễn Cảnh Nam, Nhu cầu than của
Việt Nam đến 2045: Dự báo, giải pháp đáp ứng và kiến nghị đăng trên nangluongvietnam.vn ngày 17/3/2022)
3.1.2. Định hướng phát triển khai thác than
Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đưa ra yêu cầu, nhiệm vụ đối với phát triển ngành than ‘‘Xây dựng mới chiến lược phát triển ngành than gắn với nhiệm vụ đầu tư hiệu quả ra nước ngoài và nhập khẩu than dài hạn. Thực hiện dự trữ than phù hợp, đáp ứng yêu cầu cho các hoạt động sản xuất, đặc biệt là sản xuất điện. Mở rộng tìm kiếm, thăm dị, nâng cao chất lượng cơng tác đánh giá các cấp trữ lượng và tài nguyên. Đẩy mạnh khai thác than trong nước trên cơ sở bảo đảm an toàn, hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên; khẩn trương nghiên cứu cơng nghệ để có thể khai thác bể than đồng bằng Sông Hồng; nâng cao hệ số thu hồi than sạch trong khai thác hầm lò. Triển khai nhanh việc xây dựng hệ thống cảng, kho dự trữ và trung chuyển than quy mơ lớn; tăng cường cơ giới hố, hiện đại hoá thiết bị sàng, tuyển và khai thác than. Rà soát, đánh giá nhu cầu, xây dựng kế hoạch và tối ưu hoá các giải pháp cung cấp than ổn định cho sản xuất điện phù hợp với cơ chế thị trường’’.
Thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 55; để góp phần bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, đồng thời, hiện thực hóa các mục tiêu của Nghị quyết 55; căn cứ nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 55 và Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2020 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 55, Bộ Cơng Thương đã và đang tích cực xây dựng Chiến lược phát triển ngành cơng nghiệp than Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Chiến lược ngành Than), trong đó tập trung vào các định hướng, giải pháp sau:
- Một là, đánh giá, làm rõ thực trạng hoạt động thăm dò, khai thác, tiêu thụ, kinh doanh than của nước ta thời gian qua, từ đó, đề xuất giải pháp cụ thể để khắc phục hạn chế, tồn tại trong các hoạt động nêu trên của ngành Than Việt Nam và nâng cao năng lực sản xuất than trong nước.
- Hai là, đối với sản xuất than trong nước, Bộ Công Thương đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh, nâng cao năng lực sản xuất than trong nước trên cơ sở bảo đảm an tồn, mơi trường, hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên than, trong đó tập trung: (1) Đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả cơng tác thăm dị nhằm xác minh, nâng cấp trữ lượng đối với các mỏ hiện có, các mỏ mới bảo đảm đủ độ tin cậy theo quy định để sớm đưa vào thiết kế, đầu tư khai thác; (2) Trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá tổng thể tài nguyên than tại khu vực đồng bằng sông Hồng, nghiên cứu đề xuất thực hiện cơng tác thăm dị than tại các khu vực phù hợp để phục vụ thử nghiệm công nghệ khai thác nhằm lựa chọn công nghệ khai thác phù hợp đối với bể than đồng bằng sông Hồng; (3) Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, tối ưu các khâu sản xuất; tối ưu hóa các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để khai thác hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên than đối với các dự án khai thác than đang hoạt động và nâng cao hệ số thu hồi than sạch trong khai thác than; (4) Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thử nghiệm, áp dụng các loại hình cơng nghệ khai thác phù hợp để khai thác tối đa tài ngun than dưới các khu vực có cơng trình trên mặt cần bảo vệ, dưới các khu vực chứa nước... nhằm khai thác tiết kiệm tài nguyên than, đồng thời, nâng cao năng lực, trình độ khai thác than của các doanh nghiệp sản xuất than trong nước; (5) Đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực chế biến nhằm sản xuất ra tối đa các loại than có thơng số kỹ thuật phù hợp cho sản xuất điện, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia; áp dụng các giải pháp nâng cao hệ số thu hồi trong chế biến than.
- Ba là, đối với việc nhập khẩu than: Thông qua việc nghiên cứu, đánh giá, tham khảo, học tập kinh nghiệm của các nước trên thế giới đã có lịch sử lâu đời, thế mạnh trong hoạt động nhập khẩu than; từ đó, đề xuất các giải pháp cụ thể để có thể nhập khẩu than về Việt Nam trong dài hạn để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của nước ta phù hợp với tình hình mới và xu thế phát triển của thị trường than thế giới. Trong đó sẽ phân tích, đánh giá thị trường than thế giới để xác định các nguồn than
tiềm năng phù hợp nhập khẩu về Việt Nam; giải pháp để theo dõi sát, cập nhật thường xuyên, kịp thời thị trường than thế giới để bảo đảm hiệu quả công tác nhập khẩu than.
- Bốn là, đẩy mạnh việc nghiên cứu, đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất, tiêu thụ than, nhất là đối với việc xây dựng hệ thống cảng, kho dự trữ và trung chuyển than quy mô lớn theo các khu vực để phục vụ các trung tâm nhiệt điện trên phạm vi cả nước. Đồng thời, cần rà soát, đánh giá nhu cầu, xây dựng kế hoạch và tối ưu hoá các giải pháp cung cấp than ổn định cho sản xuất điện phù hợp với cơ chế thị trường, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia trong dài hạn.
- Năm là, đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế; nghiên cứu, đề xuất chính sách phù hợp để giúp các doanh nghiệp trong nước thực hiện hoạt động đầu tư khai thác than nước ngoài đề đưa về phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước; chuẩn bị tốt các nguồn lực về nhân lực, tài chính,... phục vụ hoạt động đầu tư phát triển mỏ, giúp phát triển bền vững ngành Than Việt Nam.
Theo dự báo trong quy hoạch ngành than được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định 403/QĐ-TTg, sản lượng than thương phẩm trong giai đoạn đến năm năm 2025: 51-54 triệu tấn/năm; năm 2030: 55-57 triệu tấn/năm. Để đạt được mức sản lượng than dự kiến nêu trên, theo QH403 từ nay đến năm 2030 toàn ngành Than cần tổng nhu cầu vốn đầu tư là 143.472 tỷ đồng, bình quân 17.934 tỷ đồng/năm. Với tình hình giá thành than ngày càng tăng cao và năng lực tài chính của doanh nghiệp còn hạn hẹp, trong thời gian tới ngành Than đối mặt với khơng ít thách thức trong việc huy động vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển trong khi nguồn lực nhà nước đầu tư cho doanh nghiệp ngày càng hạnchế.
3.1.3. Giải pháp của các doanh nghiệp nhà nước đối với thực hiện phát triểnngành Than Việt Nam ngành Than Việt Nam
Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia các doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành than cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Đẩy mạnh đầu tư thăm dò một cách hợp lý, phù hợp với từng giai đoạn và nâng cao mức độ tin cậy của cơng tác thăm dị nhằm thực hiện mục tiêu nắm chắc tài nguyên.
- Đẩy mạnh đầu tư đổi mới, hiện đại hóa cơng nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, giảm tiêu hao vật tư và tổn thất tài ngun trong q trình khai thác.
- Tăng cường cơng tác đảm bảo an toàn lao động theo tinh thần kiên định với mục tiêu “tai nạn bằng không”.
- Tăng cường cơng tác bảo vệ mơi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. - Tăng cường đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; có chính sách, biện pháp thích đáng thu hút cơng nhân hầm lị.
- Tăng cường hợp lý hóa sản xuất và cơng tác quản trị chi phí để tận dụng tối đa tài nguyên than, giảm tiêu hao vật tư, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí trên cơ sở giảm thất thốt, lãng phí trong sử dụng vật tư, giảm tồn kho, quay nhanh vòng vốn.
- Tăng cường sự hợp tác chặt chẽ, bền vững, hiệu quả giữa các doanh nghiệp SXKD than, các đơn vị phụ trợ và các hộ sử dụng than, nhất là các Nhà máy nhiệt điện than.
- Có giải pháp huy động tối đa các nguồn lực của xã hội tham gia đầu tư để góp phần thúc đẩy tiến độ thi công và nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư khai thác than.
- Tăng cường hội nhập và mở rộng hợp tác quốc tế với các đối tác có tiềm lực mạnh.