3.4. Một số kiến nghị
3.4.1. Kiến nghị đối với doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành than
- Thứ nhất: Đẩy mạnh cơng tác thăm dị tài nguyên khoáng sản, xây dựng cho doanh nghiệp chiến lược phát triển trung và dài hạn làm cơ sở xác định nhu cầu nguồn vốn phục vụ cho việc đầu tư phát triển, qua đó xác định nhu cầu máy móc thiết bị phục vụ chiến lược phát triển của doanh nghiệp làm cơ sở cho việc lập kế hoạch/phương án thuê máy móc thiết bị một cách hợp lý phù hợp với chiến lược phát triển của doanh nghiệp;
- Thứ hai: Đẩy mạnh nghiên cứu những công nghệ mới, hiện đại, đồng bộ và phù hợp với điều kiện tổ chức sản xuất của doanh nghiệp mình qua đó xác định được nhu cầu/chủng loại máy móc thiết bị cịn thiếu cần phải đi th để nâng cao hiệu quả sản xuất cải thiện môi trường làm việc cho người lao động;
- Thứ ba: Tăng cường đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; có chính sách, biện pháp thích đáng thu hút và giữ chân nguồn nhân lực có chất lượng cao, đặc biệt là những đối tượng có chun mơn sâu liên quan đến việc quản lý và sử dụng các máy móc thiết bị;
- Thứ tư: Tăng cường sự hợp tác chặt chẽ, bền vững, hiệu quả giữa các doanh nghiệp cùng ngành, mở rộng hợp tác quốc tế với các đối tác có tiềm lực mạnh, có giải pháp huy động tối đa các nguồn lực của xã hội tham gia đầu tư để góp phần thúc đẩy tiến độ thi cơng và nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư khai thác than.
- Thứ năm: Đề xuất với Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước có những chính sách đặc thù trong việc sử dụng các máy móc thiết bị, vật tư phụ tùng phục vụ sản xuất,… giữa các doanh nghiệp trong ngành để tận dụng tối đa nguồn lực của các doanh nghiệp trong ngành, giảm chi phí sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất;
- Thứ sáu: Các doanh nghiệp trong ngành cần chủ động tìm kiếm thị trường cung ứng các máy móc thiết bị, vật tư phụ tùng, nguyên nhiên vật liệu,…phục vụ quá trình
sản xuất, tránh việc lệ thuộc vào một số thị trường và những nhà phân phối độc quyền, giảm thiểu rủi ro khi chuỗi cung ứng do chiến tranh hoặc dịch bệnh;