Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước

Một phần của tài liệu Giao kết và thực hiện Hợp đồng thuê máy móc thiết bị phục vụ sản xuất của doanh nghiệp Nhà nước thuộc ngành than (Trang 112 - 121)

3.4. Một số kiến nghị

3.4.2. Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước

- Thứ nhất: Rà soát để ký bổ sung các cam kết của Việt Nam khi gia nhập các tổ chức thương mại tự do như WTO, EVFTA, GAS,… còn hạn chế nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thị trường đối với ngành dịch vụ Th/cho th máy móc thiết bị khơng kèm người điều khiển thuộc ngành khai khoáng.

- Thứ hai: Đối với hoạt động lựa chọn nhà thầu theo Luật đấu thầu 2013

+ Đề nghị Bộ kế hoạch đầu tư sửa đổi một số Thông tư quy định về lựa chọn về lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu dịch vụ phi tư vấn còn yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm quá cao dẫn đến việc hạn chế các doanh nghiệp mới thành lập có máy móc thiết bị cho thuê tham dự các gói thầu dịch vụ phi tư vấn nói chung và thuê máy móc thiết bị thuộc ngành than nói riêng (Phần yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm khi tham gia các gói thầu dịch vụ phi tư vấn của các Thơng tư cịn u cầu các nhà thầu có doanh thu tối thiểu, các hợp đồng tương tự với gói thầu: Trong thực tế, một số doanh nghiêp mới thành lập có khả năng tài chính dồi dào, có đủ nguồn lực để mua sắm các máy móc thiết bị cho các doanh nghiệp khác thuê nhưng không đủ năng lực về doanh thu và hợp đồng tương tự khi tham dự các gói thầu dịch vụ phi tư vấn thuê máy móc thiết bị do các doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành than mời thầu).

+ Hoàn chỉnh và đồng bộ hệ thống đấu thầu qua mạng do hạ tầng kỹ thuật về đấu thầu qua mạng (muasamcong.mpi.gov.vn). Hiện nay chưa tổ chức lựa chọn được các gói thầu hỗn hợp hoặc gói thầu được chia thành nhiều phần dẫn đến việc chưa thu hút được nhiều nhà thầu tham dự khi tổ chức lựa chọn nhà thầu các gói thầu thuê máy móc thiết bị mà gói thầu được chia thành nhiều phần (thực chất của việc thuê hoạt động máy móc thiết bị của các doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành than là phải thuê một nhóm/hệ thống các máy móc thiết bị đồng bộ với dây chuyền sản xuất, các dây chuyền sản xuất này bao gồm nhiều máy móc thiết bị do đó khi lập HSMT phải chia gói thầu ra làm nhiều phần).

2013 quy định mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự án, dự tốn mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác. Hoạt động thuê máy móc thiết bị thuộc nhóm gói thầu phi tư vấn nên khi tổ chức lựa chọn nhà thầu khơng áp dụng được hình thức mua sắm trực tiếp, phải đấu thầu rộng rãi đẫn đến việc lựa chọn được các nhà thầu cho th máy móc thiết bị khơng đồng bộ với các máy móc thiết bị đã thuê trước đó.

- Thứ ba: Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương liên quan khẩn trương khắc phục các vướng mắc để đẩy nhanh việc cấp phép thăm dò, cấp phép khai thác, tạo điều kiện triển khai kịp thời các hoạt động thăm dò làm cơ sở để các doanh nghiệp xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp trung và dài hạn để các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch huy động máy móc thiết bị phục vụ sản xuất mang tính dài hạn và đồng bộ.

- Thứ tư: Chính phủ ban hành cơ chế đặc thù cho các doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành than được đàm phán trực tiếp (không qua đấu thầu) để ký hợp đồng thuê máy móc thiết bị trực tiếp từ các nhà sản xuất hoặc các đại lý phân phối cấp I do nhà sản xuất ủy quyền để các doanh nghiệp tốn kèm thời gian và chi phí liên quan đến việc tổ chức lựa chọn nhà thầu (chi phí xây dựng HSMT, chấm xét thầu, xây dựng HSDT, bảo lãnh dự thầu,…), tạo sự bình đẳng giữa Bên thuê và Bên cho thuê đồng thời cho phép các doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành than được trực tiếp ký hợp đồng thuê máy móc thiết bị và mua vật tư phụ tùng phục vụ sản xuất,… của nhau để tận dụng tối đa nguồn lực của các doanh nghiệp trong ngành.

- Thứ năm: Nhà nước cần kịp thời điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách tiền lương, chăm sóc sức khỏe, phúc lợi xã hội, nhà ở, bảo hiểm để các doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành than thu hút lao động có trình độ chun mơn cao.

- Thứ 6: Cần rà sốt tại các văn bản quy phạm pháp luật có những nội dung chưa rõ ràng còn chồng chéo, chưa thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi nghiên cứu và áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật (VD: Trong LTM 2005 và BLDS 2015 có đề cập đến cụm từ “cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền” tuy nhiên chưa quy định rõ có quan nhà

nước có thẩm quyền là những cơ quan nào; trường hợp khác BLDS năm 2015 quy định bồi thường tổn thất về tinh thần do vi phạm hợp đồng, tuy nhiên tiêu chí xác định mức độ tổn thất về tinh thần đối với pháp nhân trong hợp đồng thương mại như thế nào thì chưa có quy định cụ thể,…”

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở phân tích thực trạng ở chương 2, cũng như định hướng phát triển ngành than và hoạt động thuê máy móc thiết thiết bị của các doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành than trong chương 3, Luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng thuê máy móc thiết bị của các doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành than.

Về phía doanh nghiệp, do việc ký hợp đồng phải thơng qua q trình tổ chức lựa chọn nhà thầu nên cơng tác tìm hiểu về thơng số kỹ thuật máy móc thiết bị phù hợp với điều kiện sản xuất của doanh nghiệp mình, khảo sát giá máy móc thiết bị và các yếu tố đầu vào khác làm cơ sở cho việc xây dựng dự toán và kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Quá trình xây dựng HSMT phải đưa đầy đủ các thông số kỹ thuật, chất lượng của máy móc thiết bị cần thuê vào phần yêu cầu kỹ thuật, phần điều kiện cụ thể của hợp đồng phải đưa đầy đủ các nội dung cơ bản của hợp đồng thuê thiết bị để thuận lợi cho quá trình thương thảo hợp đồng như: Thời gian thanh toán, địa điểm bàn giao, giá trị bảo lãnh, luật áp dụng, giải quyết tranh chấp, quyền nghĩa vụ các bên,… Doanh nghiệp cũng cần thiết phải ban hành quy trình cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng, đây là quy trình có sự phối hợp của các bộ phận chun mơn. Bên cạnh đó các doanh nghiệp phải thường xuyên chăm lo công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cập nhật các quy định mới của pháp luật liên quan đến hoạt th máy móc thiết bị của doanh nghiệp mình.

Về phía cơ quan Nhà nước, cần hoàn chỉnh lại các quy định để thu hút được nhiều doanh nghiệp trong nền kinh tế tham gia hoạt động cho thuê máy móc thiết bị đồng thời có cơ chế đặc thù cho các doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành than có thể trực tiếp ký hợp đồng thuê máy móc thiết bị với nhà sản xuất hoặc đại lý cấp I do nhà sản xuất ủy quyền đồng thời cho phép các doanh nghiệp cùng ngành trực tiếp ký hợp đồng thuê máy móc thiết bị của nhau để tránh lãng phí nguồn lực.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh nhà nước còn thiếu nguồn lực kinh tế để tiếp tục đầu tư và các doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành than, đồng thời việc vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư bị hạn chế bởi hệ số nợ/vốn chủ sở hữu thì việc th máy móc thiết bị để phục vụ sản xuất là việc cần thiết để các doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành than thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao “đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia”. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, Luận văn đã khái quát các vấn đề chung về giao kết và thực hiện hợp đồng thuê máy móc thiết bị, phân tích khái niệm, đặc điểm, các điều kiện và trình tự giao kết các hợp đồng thuê máy móc thiết bị; trình bày các ngun tắc giao kết và thực hiện hợp đồng thuê máy móc thiết bị của các doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành than; phân tích các hậu quả pháp lý của việc vi phạm hợp đồng từ đó nêu rõ trách nhiệm pháp lý của các chủ thể tham gia.

Trên cơ sở hệ thống lại các lý luận, các quy định điều chỉnh hoạt động Thuê - Cho thuê nói chung và hoạt động Thuê - Cho thuê máy móc thiết bị nói riêng, luận văn đã đi sâu vào phân tích thực trạng giao kết và thực hiện hợp đồng thuê máy móc thiết bị của các doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành than. Tác giả cũng đã đi sâu tìm hiểu các điểm mạnh, điểm hạn chế, khó khăn của các doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành than trong việc giao kết thực hiện hộp đồng thuê máy móc thiết bị. Các cán bộ tham gia quá trình tổ chức hoạt động th máy móc thiết bị đa số là các cán bộ kiêm nhiệm của các phịng ban chun mơn, ít người có đầy đủ kiến thức tổng hợp về khống sản, kỹ thuật máy móc thiết bị, tài chính, kinh tế, đầu tư, đấu thầu,… nên quá trình tổ chức hoạt động thuê máy móc thiết bị cịn một số hạn chế. Điều này đã gây ra khơng ít khó khăn và bất lợi cho các doanh nghiệp khi triển khai ký kết các hợp đồng th máy móc thiết bị.

Từ việc phân tích thực trạng hoạt động thuê máy móc thiết bị của các doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành than, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giao kết và thực hiện hợp đồng thuê máy móc thiết bị cho các doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành than như xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp để xác định nhu cầu máy móc thiết bị cần thuê để phục vụ sản xuất, tăng

cường nghiên cứu các máy móc thiết bị có cơng nghệ mới phù hợp với điều kiện tổ chức sản xuất của doanh nghiệp mình, chú trọng cơng tác đào tạo nâng cao trình độ kiến thức cho đội ngũ cán bộ nhân viên tham gia các hoạt động th máy móc thiết bị,…. để phịng ngừa rủi ro trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng thuê máy móc thiết bị phục vụ sản xuất của các doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành than. Ngoài ra tác giả cũng đưa ra một số đề xuất kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước hoàn thiện các quy định của pháp luật để các doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành than thuận lợi trong quá trình lựa chọn các đối tác triển khai việc ký kết hợp đồng và tiết kiệm nguồn lực trong quá trình triển khai việc ký kết hợp đồng thuê máy móc thiết bị của doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành than.

Trong khuôn khổ của luận văn thạc sỹ ngành Luật Kinh tế, giới hạn về thời gian và năng lực của tác giả nên luận văn mới chỉ tập trung vào ba nội dung chính, trong đó đi sâu vào phân tích thực trạng giao kết và thực hiện hợp đồng thuê máy móc thiết bị của các doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành than, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giao kết và thực hiện hợp đồng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Còn một số vấn đề liên quan đến chồng chéo sự bất cấp từ các quy định pháp luật đối với quá trình triển khai ký kết hợp đồng của doanh nghiệp nhà nước nói chung và các doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành than nói riêng cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn trong các cơng trình nghiên cứu sau này./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng Chiến

lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Hà Nội 2020.

2. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13

ngày 24 tháng 11 năm 2015, Hà Nội 2015.

3. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Luật Thương mại số

36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005, Hà Nội 2005.

4. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Luật Trọng tài thương mại số

54/2010/QH12 ngày 17 tháng 06 năm 2010, Hà Nội 2010.

5. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Luật quản lý sử dụng vốn nhà nước

đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp số 69/2014/QH13 ngày 26/11/2014, Hà nội 2014.

6. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Luật đấu thầu số 43/2013/QH13

ngày 26/11/2013, Hà Nội 2013.

7. Chính phủ, Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 Quy định chi tiết thi

hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, Hà nội 2014.

8. Chính phủ, Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về

đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn nhà nước, tài sản tại doanh nghiệp, Hà nội 2015.

9. Chính phủ, Nghị định 32/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 V/v sửa đổi bổ sung một

số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn nhà nước, tài sản tại doanh nghiệp, Hà Nội 2018.

10. Chính phủ, Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 14/03/2016 phê duyệt điều chỉnh

Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030, Hà Nội 2016.

11. Chính phủ, Quyết định số 1265/QĐ-TTg ngày 24/8/2017 về việc phê duyệt điều

chỉnh Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 (điều chỉnh, Hà nội 2017.

12. Bộ kế hoạch đầu tư, Thông tư số23/2015/TT-BKHĐT ngày 21/12/2015 quy

định chi tiết lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu, Hà Nội 2015.

13. Bộ kế hoạch đầu tư, Thông tư số 14/2016/TT-BKHĐT ngày 29 tháng 09 năm

2016 quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu dịch vụ phi tư vấn, Hà Nội 2016.

14. Bộ kế hoạch đầu tư, Thông tư 05/2018/TT- BKHĐT ngày 10/12/2018 quy định

chi tiết lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu được tổ chức lựa chọn nhà thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Hà Nội 2018.

15. Bộ kế hoạch đầu tư, 05/2020/TT-BKHĐT ngày 30/6/2020 sửa đổi, bổ sung một

số điều của Thông tư 04/2017/TT-BKHĐT ngày 15/11/2017 của Bộ Kế hoạch đấu tư quy định chi tiết về lựa chọn nhà thầu qua hệ thống đấu thầu quốc gia ,

Hà Nội 2020.

16. Bộ tài chính, Thơng tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 về việc hướng dẫn

chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định, Hà Nội 2013.

17. Bộ Quốc phòng, Văn bản số 5893/BQP-TC ngày 06/6/2019 V/v Phê duyệt hệ số

nợ phải trả/vốn chủ sở hữu cho Công ty mẹ - Tổng công ty Đông Bắc, Hà Nội

2019.

18. Bộ Tư pháp, 9 biện pháp bảo đảm nghĩa vụ hợp đồng (quy định thực tế và thiết

kế giao dịch theo Bộ luật Dân sự năm 2015), NXB Chính trị Quốc gia - Sự

thật, 2017.

19. Đỗ Văn Đại, Luật Hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội 2013.

20. Doãn Hồng Nhung, Pháp luật về hợp đồng thuê mua ở Việt Nam, nhà xuất bản Lao động, Hà Nội 2009.

21. Trần Tơ Tử và Nguyễn Hải Sản, Tìm hiểu và sử dụng tín dụng thuê mua, Nhà xuất bản Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1996

22. Nguyễn Minh Hằng, Slide bài giảng Hợp đồng thương mại, Hợp đồng thương

Một phần của tài liệu Giao kết và thực hiện Hợp đồng thuê máy móc thiết bị phục vụ sản xuất của doanh nghiệp Nhà nước thuộc ngành than (Trang 112 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w