Cơ chế phát hành, lưu thông và giao dịch đối với tiềnmã hóa

Một phần của tài liệu Quy định pháp lý về "tiền mã hóa" của một số quốc gia và khuyến nghị cho Việt Nam (Trang 25 - 29)

1.1 Khái niệm, đặc điểm của tiềnmã hóa

1.1.4. Cơ chế phát hành, lưu thông và giao dịch đối với tiềnmã hóa

1.1.4.1. Cơ chế phát hành tiền mã hóa

Có hai cách để tạo ra tiền mã hóa phổ biến: thứ nhất là thơng qua cơ chế đào, thứ hai thông qua các đợt phát hành lần đầu ra công chúng.

Thứ nhất: Phát hành thông qua cơ chế đào. Là việc tạo ra các khối trong chuỗi blockchain thông quan việc: (i) Sử dụng năng lực tính tốn của máy tính thơng qua một quy trình định sẵn, những máy tính tham gia mạng lưới chủ động tạo ra các đơn vị tiền mã hóa mới một cách liên tục và thường xuyên thông qua một cơ chế gọi là

bằng chứng giao dịch (Proof of work - PoW). Khi xuất hiện giao dịch mới trên mạng lưới blockchain, chúng sẽ được gửi đến bộ nhớ (memory pool) và để giao dịch này gắn kết vào chuỗi Blockchain các máy tính tham gia mạng lưới sẽ phải thực hiện xác minh tính hợp lệ của các giao dịch đang chờ và sắp xếp chúng và một khối nhằm tạo mã định danh cho giao dịch vừa tạo ra. Khi mã định danh của khối giao dịch mới được tạo ra thỏa mãn điều kiện, một đơn vị của đồng tiền mã hóa được tạo ra và là phần thưởng cho máy tính đã giải được bài tốn đó. Cơ chế đồng thuận về giao dịch được thực hiện liên tục trong mạng lưới Blochain và các giao dịch sẽ được ghi lại liên tục trên mạng lưới được gọi là công nghệ sổ cái phân tán (Distributed Ledger Technology – DLT). Do cơ chế đồng thuận và các giao dịch được thực hiện một cách liên tục nên việc đảo ngược lại các giao dịch là rất khó khăn vì để đảo ngược lại thì cần sự đồng thuận của trên 50% số người tham gia và số người tham gia trên mạng lưới rất lớn và ngày càng gia tăng. Hiện nay các thuật toán và mật mã của tiền mã hóa trở lên ngày càng phức tạp và do số lượng các giao dịch trên mạng lưới ngày càng lớn nên việc xác nhận giao dịch và giải các bài toán mật mã mà mạng lưới tạo ra ngày càng khó khăn, do đó, chỉ có thể sử dụng các loại máy tính chun dụng với cấu hình cao mới có thể khai thác được tiền mã hóa. Mỗi loại tiền mã hóa sẽ có từng loại máy tính dùng để khai thác (đào) tương ứng đã được lập trình sẵn, ví dụ muốn đào Bitcoin thì phải dùng máy đào Bitcoin, muốn đào Ethereum phải dùng máy đào Ethereum…

Thứ hai: Phát hành lần đầu ra công chúng (Initial Coin Offering - ICO). Tương tự với

chứng khoán, các nhà phát hành là các nhà phát triển dự án muốn huy động vốn để phát triển dự án thì họ sẽ phát hành tiền mã hóa ra cơng chúng để cơng chúng mua tiền mã hóa và đầu tư vào dự án. Tồn bộ số lượng tiền mã hóa sẽ được tạo ra trong một lần duy nhất. Phương pháp này chủ yếu được áp dụng đối với tài sản mã hóa dạng chứng khốn (token chứng khốn) hoặc token tiện ích. Tùy theo đơn vị phát hành mà người sử hữu các token này có thể được sử dụng các dịch vụ cũng như được hưởng thu nhập từ lợi nhuận của dự án. Trong một số trường hợp, tiền mã hóa được tạo ra thông qua cách kết hợp hai phương thức nêu trên; theo đó, chủ thể tạo ra tài sản mã hóa sẽ khai thác sẵn một lượng tiền mã hóa trên mạng lưới và phát hành ra công chúng, số lượng tài sản mã hóa cịn lại sẽ được khai thác thơng qua q trình “đào”

tiền mã hóa hóa sau khi mạng lưới/ứng dụng đi vào hoạt động.

1.1.4.2. Cơ thế sở hữu tiền mã hóa

Thứ nhất: Thơng qua ‘đào’ (mining). Khi tham gia xác nhận các giao dịch trong chuỗi

blockchain, các máy đào sẽ nhận được một lượng tiền mã hóa như là một phần thưởng cho việc xác nhận giao dịch trong quá trình khai thác. Tuy nhiên, do số lượng các phần thưởng có giới hạn: Ví dụ như chỉ có 21 triệu khối Bitcoin tương đương 21 triệu đồng Bitcoin được tạo ra, và hiện nay đã có khoảng 19 triệu đồng Bitcoin được khai thác và chỉ còn lại 2 triệu đồng chưa được khai thác (tapchibitcoin.io, 2022) nên việc khai thác và nhận phần thưởng thơng qua “đào” ngày càng khó khăn và các máy tính sẽ phải xác nhận càng nhiều giao dịch để có thể sở hữu được một phần nhỏ của tiền thưởng.

Thứ hai: Nhận tiền mã hóa thơng qua các nhà phát hành. Để nhận tiền mã hóa thơng

qua nhà phát hành, các tổ chức, cá nhân có thể thực hiện các hình thức như:

+ Các nhà đầu tư thực hiện thực hiện mua tiền mã hóa từ các đợt ICO và nhận được một lượng tiền mã hóa tương ứng với số vốn bỏ ra.

+ Tham gia và nhận phần thưởng từ các chương trình phát hành miễn phí của các nhà phát hành. Để nhận được phần thưởng từ nhà phát hành, người dùng chỉ cần thực hiện một số yêu cầu từ nhà phát hành và sẽ nhận được các đồng tiền mã hóa miễn phí.

+ Nhận tiền mã hóa thơng qua các chương “Play- to- earn” hoặc “move-to- earn” theo đó, người chơi tham gia chơi game, hồn thành các nhiệm vụ và nhận các vật phẩm/ token từ trong game và bán ra trên thị trường.

Thứ ba: Thông qua trao đổi, mua bán. Các tổ chức, cá nhân có thể mua tiền mã hóa từ

các sàn giao dịch tập trung, nhà môi giới và giữa các tổ chức, cá nhân với nhau. Đến thời điểm tháng 5/2022, theo số liệu trên hai trang web chuyên về tiền mã hóa là coinmarketcap.com và coingecko.com, có tổng cộng có khoảng 15.000 đồng tiền mã hóa đang được giao dịch trên khoảng 524 sàn giao dịch, giá trị vốn hóa thị trường tiền mã hóa khoảng 2.693 tỷ USD. Có 03 loại sàn giao dịch hiện nay là: Sàn giao dịch phi tập trung (Decentralized Exchange - DEX) và sàn giao dịch tập trung

(Centralized Exchange - CEX) và sàn giao dịch ngang hàng (Peer to Peer -P2P).

Tiền mã hóa sau khi được đào, giao dịch, mua bán sẽ được lưu trữ trong ví kỹ thuật số. Ví kỹ thuật số có thể “nóng” hoặc “lạnh”. Ví nóng là các ví được kết nối với Internet, giúp dễ dàng giao dịch, nhưng dễ bị trộm và lừa đảo. Ví lạnh là một loại ví được thiết kế chun dụng, có hình dáng giống một chiếc USB và chỉ có thể truy cập và giao dịch khi sở hữu thiết bị. Ví lạnh giúp mã hóa, bảo mật cho các loại tiền mã hóa được lưu trữ trên ví nhưng khó tham giao giao dịch. Dù trao đổi, giao dịch thơng qua ví nóng hay ví lạnh thì đều rất khó xác định chủ sở hữu của ví. Do trong q trình tạo ra ví khơng hề u cầu chủ sở hữu phải xác minh danh tính.

1.1.4.3. Cơ chế lưu thơng, giao dịch tiền mã hóa

Dựa vào tư cách pháp lý của các chủ thể khi tham gia vào giao dịch tiền mã hóa, ta có thể phân giao dịch tiền mã hóa thành 02 loại sau đây:

Giao dịch trực tiếp giữa các cá nhân (giao dịch Peer to Peer- P2P): Khi thực hiện các

giao dịch tiền mã hóa, các cá nhân có thể thực hiện giao dịch tiền mã hóa với nhau thơng qua việc chuyển tiền trực tiếp giữa các ví cá nhân ẩn danh. Các giao dịch diễn ra khá đơn giản và hoàn toàn phụ thuộc vào thỏa thuận giữa các bên, các bên có thể tự ấn định tỉ giá cho việc giao dịch bằng giá trị của một đồng tiền mã hóa khác, hoặc dựa trên tỉ giá của tiền mã hóa muốn trao đổi với tiền pháp định như USD, Euro,... Người tham gia giao dịch có thể sử dụng ví nóng được liên kết internet để chuyển tiền từ ví “nóng” của mình sang ví “nóng” của người nhận, hoặc có thể chuyển trực tiếp từ ví “lạnh” chứa tiền mã hóa sang ví “lạnh” của người nhận mà khơng thơng qua bên thứ ba và các bên cũng không cần các thông tin cho nhau. Các giao dịch giữa các cá nhân chỉ cần thơng qua địa chỉ ví là có thể thực hiện được.

Giao dịch thông qua các sàn giao dịch: Việc giao dịch tiền mã hóa giữa các cá nhân

có thể thực hiện thơng qua các sàn giao dịch. Theo đó, giá trị của tiền mã hóa sẽ được cơng khai trên các sàn giao dịch và biến đổi liên tục theo giá trị thị trường. Người mua và người bán đặt mức giá và số lượng mua bán mong muốn trên sàn, và các giao dịch sẽ tự khớp lệnh và chuyển tiền về các ví tiền mã hóa được đăng ký trên sàn giao dịch của các cá nhân. Việc thực hiện giao dịch trên các sàn giao dịch tương

tự như các sàn giao dịch chứng khốn. Các sàn giao dịch có vai trị như một bên trung gian giao dịch và sẽ thu một khoản tiền phí giao dịch cho mỗi giao dịch. Có 02 loại sàn giao dịch: là sàn phi tập trung (DEX) và sàn tập trung (CEX). (https://coin68.com/dex-la-gi/, 2022).

- Sàn tập trung (CEX): là loại sàn giao dịch có sự can thiệp và hỗ trợ bởi một tổ chức trung gian, tổ chức trung gian này sẽ đóng vai trị như một bên thức ba để lưu trữ tài sản, điều chỉnh sàn và thu phí giao dịch.

- Sàn phi tập trung (DEX): là loại sàn giao dịch mà khơng bị kiểm sốt bởi bất kỳ tổ chức trung gian nào. Tất cả các giao dịch trên sàn được diễn ra tự động và trực tiếp giữa những người dùng với nhau (mạng ngang hàng P2P) theo quy trình tự động mà khơng phụ thuộc vào bên thứ 3 hay bên trung gian nào cả. Người dùng hồn tồn có quyền kiểm các giao dịch mà không cần nhờ đến bên trung gian để tránh rủi ro trong vấn đề bảo mật, hacker hay lừa đảo.

Một phần của tài liệu Quy định pháp lý về "tiền mã hóa" của một số quốc gia và khuyến nghị cho Việt Nam (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w