Theo như phân tích tại Chương 2, hầu hết các nước đều khơng cơng nhận tiền mã hóa là một loại tiền tệ và coi tiền mã hóa là một loại tài sản hoặc hàng hóa hay một cơng cụ chứng khốn hay một sản phẩm tài chính tùy thuộc vào đặc tính, chức năng của tiền mã hóa. Tuy nhiên, mỗi các nước khác nhau lại đưa ra những định nghĩa và cách phân biệt khác nhau về tính chất tài sản, hàng hóa của tiền mã hóa và đưa ra các quy định về bản chất pháp lý về tiền mã hóa khác nhau để xây dựng các quy định pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ liên quan đến tiền mã hóa. Quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam cũng khơng coi tiền mã hóa là một loại tài sản, hàng hóa hay dịch vụ hay một loại chứng khoán theo luật chứng khốn. Tiền mã hóa khơng phải là một loại tài sản quy định tại Điều 105, Luật dân sự 2015.
Do không phải là một loại tài sản nên sẽ ảnh hưởng đến việc xác định các quy phạm pháp luật liên quan đến tiền mã hóa như: pháp luật dân sự, thuế, thương mại. Do tiền mã hóa khơng phải là một loại tài sản nên các giao dịch liên quan đến tiền mã hóa sẽ khơng được điều chỉnh bởi pháp luật dân sự, và tiền mã hóa cũng khơng được coi là một loại hàng hóa, dịch vụ theo luật thương mại hay một loại chứng khoán theo luật chứng khoán. Tuy nhiên việc xác định rõ bản chất pháp lý của loại tài sản này là rất quan trọng để phục vụ mục đích quản lý nhà nước và điều chỉnh các mối quan hệ pháp luật liên quan đến tiền mã hóa như các tranh chấp liên quan đến sở hữu tiền mã hóa, tính thuế liên quan đến pháp luật thuế, quy định về phát hành tiền mã hóa như một loại chứng khốn, hay áp dụng các nguyên tắc của phòng chống rửa tiền vào đối với các vụ việc rửa tiền liên quan đến tiền mã hóa… Việc khơng có các quy định cụ thể nhằm quản lý các hoạt động liên quan đến tiền mã hóa sẽ làm nhà nước thất thốt một lượng lớn các loại thuế, phí liên quan đến tiền mã hóa, tạo ra sự bất bình đẳng giữa các chủ thể trong hoạt động sản xuất kinh doanh; khơng có các quy định pháp luật làm hạn chế trong việc đăng ký ngành nghề kinh doanh liên quan đến tiền mã hóa của các doanh nghiệp, làm mất cơ hội kinh doanh, phát triển của các doanh
nghề kinh doanh mới, phù hợp với xu thế chung của toàn thế giới là cực kỳ quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế đất nước hội nhập với kinh tế thế giới. Như đã nêu ra tại chương I, việc ban hành các quy định lý về tiền mã hóa nhằm xác định tiền mã hóa là một loại tài sản đặc biệt là cần thiết vì: các vụ việc lừa đảo, cướp tài sản liên quan đến tiền ảo/ tiền mã hóa nếu khơng làm rõ được bản chất của các loại tài sản này dẫn đến các cơ quan chức năng không thể áp dụng và thi hành các quy định pháp luật khi giải quyết các vụ việc phát sinh thực tế, hoặc khi giải quyết sẽ không được triệt để, gây ra hậu quả không tốt cho cho cả nhà nước và doanh nghiệp và xã hội. Việc sớm xác định bản chất pháp lý của tiền mã hóa và khẩn trương ban hành các định nghĩa, quy định pháp luật về bản chất pháp lý về tiền mã hóa sẽ là tiền đề để ban hành các quy định pháp luật điều chỉnh về tiền mã hóa. Như việc xác định tiền mã hóa là một loại tài sản sẽ đặc biệt sẽ áp dụng được các quy định pháp luật hiện hành về giao dịch đối với tài sản, các quy định về chuyển giao tài sản, pháp luật về thừa kế, pháp luật về hợp đồng. Xác định tiền mã hóa là một loại hàng hóa, dịch vụ sẽ áp dụng được các quy định pháp luật về thương mại đối với tiền mã hóa. Pháp luật về chứng khốn và tài chính cũng như các quy định về huy động vốn cũng sẽ được áp dụng khi tiền mã hóa đươc xác định là một loại chứng khoán theo luật chứng khoán. Việc xác định được bản chất pháp lý của tiền mã hóa cũng giúp Nhà nước ban hành được các quy định pháp luật về thuế liên quan đến tiền mã hóa và các quy định về xử lý các tranh chấp liên quan. Một ví dụ điển hình của việc do khơng xác định được bản chất pháp lý của tiền mã hóa nên khơng thể áp dụng được các quy định của pháp luật thuế đển việc kinh doanh tiền mã hóa là Vụ việc kinh doanh tiền mã hóa tại tỉnh Bến Tre. Theo như các tình tiết của bản án số 22/2017/HC-ST ngày 21/07/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre: Ông nguyễn Việt C mua bán tiền mã hóa qua Internet và đã phát sinh thu nhập từ các khoản kinh doanh tiền mã hóa. Theo tính tốn của Cục thuế tỉnh Bến Tre, số thuế ơng C phải nộp do kinh doanh tiền mã hóa tương đương 1.667.850.063 đồng thuế thu nhập cá nhân và 981.527.006 đồng thuế giá trị gia tăng. Tuy nhiên, do chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định tiền kỹ thuật số (tiền ảo) là hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất kinh doanh và tiêu
tiền ảo và khơng có khái niệm tiền ảo, tiền mã hóa tại thời điểm xét xử vụ án nên không áp dụng được các quy định của pháp luật thuế hiện hành vào để tính thuế mà khơng C phải nộp. Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án nhận định khơng có căn cứ pháp lý để xác định ơng C phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Do đó, việc khẩn trương ban hành bản chất pháp lý của tiền mã hóa là hết sức quan trọng. Vì khi xác định được tiền mã hóa là một loại tài sản thì các giao dịch tiền mã hóa sẽ được áp dụng luật thuế và luật thương mại để xử lý. Và giao dịch mua bán Bitcoin của ơng C hồn tồn có căn cứ để thu thuế nếu có các giao dịch này làm phát sinh thu nhập cho ông C; đồng thời có thể áp dụng các quy định pháp luật khác vào vụ việc này.
Ngoài ra, việc xác định bản chất pháp lý của tiền mã hóa cịn tạo điều kiện để Nhà nước ban hành các quy định, cơ chế về khuyến khích đầu tư, khuyến khích phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ liên quan. Giúp đẩy mạnh sự phát triển của khoa họ, công nghệ trong nước và tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngồi nhằm phát triển các ngành cơng nghệ liên quan đặc biệt là cơng nghệ tài chính.Việc có quan điểm rõ ràng về tiền mã hóa, và xây dựng các quy định pháp luật liên quan không chỉ giúp các nhà đầu tư và các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan nắm bắt được tinh thần, định hướng của Chính Phủ Việt Nam đối với tiền mã hóa, giúp họ yên tâm trong quá trình hoạt động và mở rộng các các hoạt động đầu tư kinh doanh. Việc ban hành các quy định pháp luật, giúp các nhà có định hướng và nâng cao tinh thần, ý thức tự tuân thủ pháp luật, đặc biệt là pháp luật về phòng, chống rửa tiền trong hoạt động đầu tư, kinh doanh. Và khi có các chế tài xử lý các vụ việc lừa đảo, chiếm đoạt tài sản… liên quan đến tiền mã hóa sẽ thúc đẩy các tổ chức, cá nhân tuân thủ pháp luật, làm hạn chế các vụ việc vi phạm pháp luật đáng tiếc xảy ra.