3.2.1.1. Cần có một định nghĩa cụ thể về tiền mã hóa
Như đã phân tích, hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về tiền mã hóa. Mỗi định nghĩa lại chỉ ra các đặc trưng cơ bản khác nhau của tiền mã hóa, thậm chí hiện nay cịn nhiều định nghĩa cịn nhầm lẫn giữa tiền mã hóa với tiền điện tử- một loại tiền pháp định được nhà nước công nhận và tiền ảo được phát hành trong game, xu thưởng … điều này dẫn đến sự nhầm lẫn trong việc xây dựng cơ chế quản lý, giám sát và gây ra sự khó khăn trong q trình giải quyết các vấn đề phát sinh. Do đó, đầu tiên để xác định được bản chất pháp lý của tiền mã hóa cần phải có một định nghĩa cụ thể về tiền mã hóa để xác định được phạm vi pháp luật điều chỉnh.
3.2.1.2. Cần xác định tiền mã hóa là một loại tài sản
Hiện nay theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, tài sản gồm 04 loại là: vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Để cơng nhận tiền mã hóa là một loại tài sản, tác giả đề xuất bổ sung khái niệm về tài sản trong Bộ luật Dân sự 2015: “và các loại tài sản khác do pháp luật quy định”. Việc bổ sung định nghĩa về tài sản như vậy khơng những đưa tiền mã hóa vào dưới sự điều chỉnh của pháp luật dân sự mà cịn có thể điều chỉnh những tài sản mới có thể xuất hiện trong tương lai mà hiện nay nhà lập pháp chưa lường trước được.
Việc cơng nhận tiền mã hóa là tài sản trước hết có thể đưa tiền mã hóa vào dưới sự điều chỉnh của các quy định pháp luật hiện hành có liên quan như pháp luật về thương mại, đầu tư, chứng khốn. Ngồi ra cịn có thể đưa các hành vi lợi dụng tiền mã hóa để phạm tội vào đúng tội danh của nó như: tội lừa đào, tội tài trợ khủng bố hoặc tội rửa tiền. Khi được xác định là tài sản, người dân cũng sẽ an tâm khi giao dịch hay nắm giữ tiền mã hóa vì đã được pháp luật bảo vệ, tránh được tình trạng người dùng Việt Nam đầu tư vào các sàn giao dịch ở nước ngồi gây ra hiện tượng
là cơng nhận tiền mã hóa là một loại tài sản, do đó việc cơng nhận tiền mã hóa là một loại tài sản sẽ giúp Việt Nam tiếp cận gần hơn với sự hòa hợp giữa các hệ thống pháp luật trên thế giới, đồng thời tránh được tình trạng xung đột pháp luật gây ra khó khăn trong việc thi hành các bản án của Tịa án nước ngồi tại Việt Nam. Bên cạnh đó, cơng nhận tiền mã hóa là tài sản cũng là cơ sở để các cơ quan Nhà nước thực hiện hoạt động quản lý về thuế đối với tiền mã hóa và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Tránh thất thu thuế làm thiệt hại cho Nhà nước.
3.2.1.3. Khơng cơng nhận khả năng thanh tốn của tiền mã hóa
Việc cơng nhận thêm một phương tiện thanh tốn có thể ảnh hưởng đến các chính sách về tài chính, tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước và làm xáo trộn đến hệ thống tài chính. Hơn nữa, tiền mã hóa khơng phải là tiền pháp định, không do một Nhà nước nào phát hành và không được đảm bảo bởi Nhà nước. Nhà nước khơng thể kiểm sốt được khối lượng và giá trị của tiền mã hóa trong nền kinh tế, nên Nhà nước không thể đưa ra được các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ phù hợp. Mặt khác, tiền mã hóa có sự biến động rất lớn về giá cả nên việc công nhận tiền mã hóa làm phương tiện thanh tốn có khả năng sẽ làm mất sự cân bằng tài chính trong quốc gia. Theo như phân tích tại Chương 2, hầu hết các nước đều khơng coi tiền mã hóa là phương tiện thanh tốn, duy chỉ có Canada coi tiền mã hóa là phương tiện dùng để trao đổi hàng hóa, dịch vụ; Đức và các quốc gia trong liên minh châu Âu (EU) một cơng cụ tài chính phục vụ trong các hoạt động thanh tốn. Do đó, theo đề xuất của tác giả, để đảm bảo ổn định về tài chính, tiền tệ quốc gia, cũng như để phù hợp với các quy định của quốc tế, Việt Nam chưa nên cơng nhận tiền mã hóa là phương tiện thanh toán mà chỉ nên cơng nhận tiền mã hóa là một loại tài sản, là một công cụ để trao đổi, đầu tư, kinh doanh, lưu trữ giá trị.
3.2.1.4. Có thể coi tiền mã hóa là một loại chứng khốn
Tiền mã hóa có các chức năng kinh tế và đặc tính của chứng khốn theo pháp luật chứng khoán hiện hành, tức là “bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành”, tài sản mã
giao dịch tiền mã hóa mang bản chất chứng khốn này như hoạt động ICO, hoạt động mua bán, trao đổi giữa tiền mã hóa này với tài sản mã hóa khác hay tiền pháp định (đồng Việt Nam), nhất là hoạt động của các sàn giao dịch đối với loại chứng khoán hiện hành cần được điều chỉnh theo pháp luật chứng khoán. Quy định của các nước cũng đã có các quy định điều chỉnh về các loại tiền mã hóa mang bản chất chứng khốn như: Như Ủy ban chứng khốn Hoa Kỳ đã có quan điểm về các loại tiền mã hóa mang bản chất chứng khốn là nếu đáp ứng với tiêu chí phân loại là chứng khốn thì tất cả các hoạt động liên quan đến loại tài sản mã hóa này (từ phát hành, chào bán hoặc lập sàn giao dịch) đều phải tuân thủ theo quy định về chứng khoán, hay như pháp luật của Singapore: Nếu tiền mã hóa là một hợp đồng hoặc một đơn vị phái sinh dựa trên chứng khốn, thì nếu tổ chức, cá nhân nào có ý định chào bán tiền mã hóa phải nộp bản bản cáo bạch tương tự như việc phát hành chứng khốn của các cơng ty niêm yết chứng khốn.
3.2.1.5. Xác định tiền mã hóa là một loại tài sản lưu thơng có điều kiện
Tiền mã hóa mặc dù mang bản chất của tài sản nhưng lại có những điểm khác biệt với các loại tài sản khác. Một trong những đặc điểm đặc trưng của tiền mã hố có tính ẩn danh rất cao, nên việc xác định và kiểm sốt danh tính của chủ sở hữu đối với các ví tiền lưu trữ tiền mã hóa là rất khó. Điều này dẫn việc khó kiểm sốt các các hoạt động liên quan đến tiền mã hóa cũng như khó kiểm sốt các tội phạm lợi dụng tiền mã hóa để thực hiện các hành vi như rửa tiền, tài trợ khủng bố và các hoạt động phi pháp khác. Do đó, khi xây dựng các quy định pháp luật về tiền mã hóa cần phải coi tiền mã hóa là một loại tài sản lưu thơng có điều kiện. Cụ thể, đối với các tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực như cung cấp dịch vụ môi giới tiền mã hóa, cung cấp ví tiền điện tử, chuyển đổi tiền mã hóa sang tiền pháp định và đặc biệt là các sàn giao dịch tiền mã hóa cần đăng ký hoạt động với các cơ quan chức năng như: Đăng ký quyền sở hữu tài khoản; các biện pháp xác định danh tính khách hàng khi thực hiện giao dịch, lưu trữ các thông tin về lịch sử giao dịch; đăng ký giao dịch, đăng ký thành lập các doanh nghiệp kinh doanh, môi giới tiền mã hóa tn thủ các ngun tắc về kế tốn, kiểm toán đối với tài sản trong các doanh nghiệp; đăng ký về sàn giao dịch tài
và huy động vốn từ tiền mã hóa cần phải đăng ký với cơ quan nhà nước và có các bản cáo bạch trức khi đưa ra cong chúng; cần tuân thủ các quy định về nghĩa vụ thuế liên quan đến sở hữu và giao dịch tiền mã hóa; tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền.