.Quy định của nước Đức

Một phần của tài liệu Quy định pháp lý về "tiền mã hóa" của một số quốc gia và khuyến nghị cho Việt Nam (Trang 50 - 54)

Ngay từ năm 2013 - ngay sau khi tiền mã hóa thu hút được sự chú ý của cơng chúng và cảnh báo rủi ro đầu tiên được đưa ra, cơ quan tài chính Đức đã nhanh chóng đưa tiền mã hóa vào chương trình cấp phép dịch vụ tài chính chung.

Mặc dù Đức chưa có quy định cụ thể về tiền mã hóa và các tài sản mã hóa khác, tuy nhiên cơ chế tài chính chung đã được áp dụng và đưa tiền mã hóa vào thị trường tài chính như thị trường vốn, ngân hàng, tài chính và chống rửa tiền nhằm ổn định thị trường tài chính và giảm thiểu rủi ro đối với người dùng và khơng làm kìm hãm sự phát triển của cơng nghệ mới.

2.1.1.1. Bản chất pháp lý của tiền mã hóa

Vào ngày 19/12/2013, cơ quan giám sát tài chính Liên bang Đức đã ban hành thơng báo về Bitcoin. Theo Đạo luật ngân hàng Đức (German Banking Act – KWG), tiền điện tử được định nghĩa như sau:

2 Không được phát hành hoặc bảo lãnh bởi Ngân hàng Trung ương hay các cơ quan Nhà nước;

3 Không phải là một loại tiền tệ và khơng có tư cách của tiền tệ;

4 Được chấp nhận như một phương tiện thanh tốn, trao đổi hoặc phục vụ mục đích đầu tư;

5 Có thể được giao dịch, lưu trữ điện tử (KWG 2014, mục 1).

Như vậy, Đức khơng coi tiền mã hóa là một loại tiền tệ nhưng có thể được chấp nhận như một phương tiện trao đổi, thanh tốn phục vụ các mục đích đầu tư và có thể được lưu trữ và giao dịch.

2.1.1.2. Quy định về quản lý hoạt động phát hành, lưu thơng, giao dịch tiền mã hóa

• Về quản lý phát hành tiền mã hóa

Theo Luật Ngân hàng của Đức, hoạt động phát hành lần đầu ra công chúng tương tự như một đợt chào bán công khai ban đầu của chứng khoán (IPO). (BaFin, 2014)

Hoạt động phát hành ICO phải được xin phép và thực hiện các thủ tục theo quy định tại pháp luật ngân hàng Đức.

• Về quản lý khai thác tiền mã hóa

Luật pháp của Đức khơng đưa ra quy định cụ thể nào về khai thác tiền mã hóa. Thơng thường, việc khai thác như vậy sẽ khơng yêu cầu giấy phép, trừ những trường hợp đặc biệt.

• Về quản lý kinh doanh, giao dịch tiền mã hóa

Những người sử dụng tiền mã hóa cho mục đích cá nhân sẽ khơng phải xin phép theo luật ngân hàng hiện hành của Đức. Do đó, những người thực hiện việc khai thác tiền mã hóa cũng khơng phải xin phép.

Tuy nhiên, các giao dịch thương mại với tiền mã hóa phải xin phép trong các trường hợp sau: (i) dịch vụ mơi giới tiền mã hóa. (ii) hoạt động như một sàn giao dịch

Các giao dịch thương mại liên quan đến tiền mã hóa buộc phải xin phép, doanh nghiệp phải có giấy phép là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức dịch vụ tài chính theo pháp luật ngân hàng Đức.

Với các loại tiền mã hóa (token) được phân loại như những mã chứng khốn thì phải xin phép đặc biệt để hoạt động.

2.1.1.3. Quy định về quản lý thuế

Trong trường hợp khơng có quy định cụ thể liên quan đến tiền mã hóa, các luật thuế chung của Đức sẽ được áp dụng.

Thuế giá trị gia tăng (VAT), theo phán quyết của Tòa án Tư pháp Châu Âu và hướng dẫn của Bộ Tài chính Liên bang Đức, việc chuyển đổi mã thơng báo tiền mã hóa sang tiền pháp định hoặc ngược lại sẽ không phải chịu thuế VAT. Mặc dù các quy định của Liên minh châu Âu chưa thực sự rõ ràng, Bộ Tài chính Đức đã tuyên bố các đồng tiền (hoặc mã thông báo tiền điện tử) mà các thợ đào nhận được khơng phải chịu thuế VAT. Ngược lại, phí cho các dịch vụ cung cấp ví hoặc trao đổi mã thơng báo tiền mã hóa có thể phải chịu thuế giá trị gia tăng.

Việc chỉ sử dụng mã tiền mã hóa làm phương tiện thanh tốn (thay vì tiền pháp định) thường khơng ảnh hưởng đến chất lượng của các giao dịch theo luật thuế, nhưng có thể yêu cầu ghi lại tỷ giá hối đoái. Việc phát hành mã thông báo bảo mật sẽ không phải chịu thuế VAT, nhưng việc phát hành và bán mã thơng báo tiện ích có thể phải chịu thuế VAT.

Liên quan đến thuế đánh vào lợi nhuận thu được chênh lệch giá bán của tiền mã hóa, tháng 6 năm 2021, Bộ Tài chính Liên bang Đức đã ban hành dự thảo thơng tư trong đó nêu rõ: tiền mã hóa là tài sản phi vật chất và lợi nhuận có thể phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Theo tuyên bố của Bộ Tài chính Liên bang, lợi nhuận từ việc khai thác tiền mã hóa khơng thường xun cũng có thể bị đánh thuế thu nhập.

Mức thuế được xác định tùy thuộc vào từng loại giao dịch và đối tượng thực hiện giao dịch:

phần lợi nhuận tạo ra từ phần chênh lệch giá trị cũng phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Còn nếu tiền mã hóa được trao đổi dưới dạng hoạt động thương mại thì thu nhập được tạo ra sẽ bị tính thuế thu nhập từ hoạt động kinh doanh.

Nếu được các doanh nhân hoặc các doanh nghiệp thực hiện việc kinh doanh tiền ảo thì phần lợi nhuận thu được sẽ phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

2.1.1.4. Quy định về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố

Là một quốc gia thành viên Liên minh châu Âu, Đức thực hiện chặt chẽ các thị về chống rửa tiền khác nhau của Liên minh châu Âu (AMLD 4, 5,6), trong đó có các quy định về chống rửa tiền đối với tài sản kỹ thuật số là tiền mã hóa.

Các quy định về phịng chống rửa tiền của Đức thực hiện theo Đạo luật chống rửa tiền (Geldwäschegesetz – GwG). Theo Đạo luật chống rửa tiền Đức, các tổ chức, cá nhân phải tuân theo các quy tắc AML của Đức với các nghĩa vụ và trách nhiệm như sau:

Thiết lập một hệ thống quản lý rủi ro đầy đủ và hiệu quả với việc phân tích liên tục các rủi ro liên quan đến hoạt động và với các biện pháp bảo đảm an ninh nội bộ liên quan đến khách hàng và doanh nghiệp, bao gồm:

- Xây dựng các quy định về kiểm sốt, các quy tắc ứng xử hoặc các quy trình tuân thủ; - Thực hiện bổ nhiệm cán bộ chuyên trách về công tác chống rửa tiền;

- Phải thực hiện thẩm định khách hàng chi tiết (Customer Due Diligence - CDD), như một nguyên tắc KYC, nhằm mục đích xác định và xác minh khách hàng và chủ sở hữu có lợi, phạm vi CDD tùy thuộc vào tính tương xứng và phụ thuộc vào các tiêu chí dựa trên rủi ro nhất định. Ngồi ra, quy trình CDD u cầu xác định những người có liên quan đến chính trị;

- Thực hiện lưu trữ thông tin khách hàng và thông tin giao dịch của khách hàng;

- Thực hiện các báo cáo về các giao dịch đáng ngờ cho đơn vị Điều tra Giao dịch Tài chính Trung ương trong trường hợp nghi ngờ tài sản giao dịch có

bố hoặc khi các tài liệu xác minh cần thiết không được cung cấp;

- Thực hiện đào tạo nghiệp vụ và nâng cao nhận thức của nhân viên về phòng chống rửa tiền.

Trong tương lai, các thực thể tuân theo các quy tắc AML của Đức có liên quan đến việc chuyển giao tiền mã hóa có thể sẽ phải tuân theo việc thực hiện quy tắc du lịch của Đức (nghĩa là nghĩa vụ thu thập, lưu trữ và chuyển giao thông tin liên quan đến việc giao dịch tiền mã hóa và các bên thực hiện giao dịch). Để đạt được mục tiêu này, Bộ Tài chính Liên bang Đức hiện đang tham khảo dự thảo quy định chuyển tiền mã hóa phải tuân thủ theo các khuyến nghị trong Hướng dẫn của Lực lượng đặc nhiệm hành động Tài chính (FATF) về phương pháp tiếp cận dựa trên rủi ro đối với tiền mã hóa.

Một phần của tài liệu Quy định pháp lý về "tiền mã hóa" của một số quốc gia và khuyến nghị cho Việt Nam (Trang 50 - 54)

w