.Quy định của Australia

Một phần của tài liệu Quy định pháp lý về "tiền mã hóa" của một số quốc gia và khuyến nghị cho Việt Nam (Trang 67 - 72)

2.2.5.1. Bản chất pháp lý của tiền mã hóa

Các quy định của Australia là tương đối thân thiện đối với các doanh nghiệp Blockchain và tiền mã hóa. Chính phủ Australia đã tiếp cận bằng cách không can thiện vào quy định về tiền mã hóa.

Hiện nay, Theo quy định của Luật pháp Australia tiền mã hóa khơng phải là tiền pháp định và khơng coi tiền mã hóa là ‘tiền’.Tuy Chính Phủ Australia khơng ban hành các quy định đáng kể về tiền mã hóa và các hoạt động liên quan, nhưng cũng có một cơ chế quản lý đối với lĩnh vực này:

- Coi tiền mã hóa trở thành phương thức phổ biến để thanh tốn hàng hóa, dịch vụ và chuyển giao giá trị.

- Tài sản mã hóa bao gồm tiền mã hóa được chấp nhận như một loại tài sản đầu tư (chứng khoán, các sản phẩm phái sinh hoặc là sản phẩm tài chính theo danh mục về sản phẩm tài chính) theo Đạo luật doanh nghiệp 2001 (Corporation Act 2001). Vào tháng 6/2021, cơ quan quản lý doanh nghiệp, thị trường, tín dụng tiêu dùng và dịch vụ tài chính của Australia, Ủy ban chứng khoán và đầu tư Australia, đã khởi động một quy định tham vấn về các đề xuất của mình để làm rõ kỳ vọng đối với sản phẩm tiền mã hóa tạo thành một phần tài sản của sàn giao dịch – sản phẩm giao dịch và các sản phẩm đầu tư khác.

2.2.5.2. Quy định về quản lý hoạt động phát hành, lưu thơng, giao dịch tiền mã hóa

Theo đạo luật về doanh nghiệp, các công ty, tổ chức không kể là trong nước hay nứơc ngoài phát hành tiền xu hoặc tiền mã hóa được phân loại là sản phẩm tài

tuân thủ các nghĩa vụ về thiết kế, phân phối sản phẩm, pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng. Các doanh nghiệp nước ngoài thực hiện hoạt động kinh doanh tại Australia bao gồm hoạt động phát hành tiền mã hóa hoặc vận hành một nền tảng thu được từ hoạt động ICO phải đăng ký tại Australia hoặc mở Chi nhánh tại Australia.

Các doanh nghiệp hỗ trợ thanh tốn bằng tiền mã hóa cũng phải có giấy phép dịch vụ tài chính (AFSL).

Đối với sản giao dịch tiền mã hóa: phải có giấy phép thị trường Australia nếu tiền mã hóa hoặc xu thanh tốn, được giao dịch trên sàn đó là sản phẩm tài chính.

2.2.5.3. Quy định về quản lý thuế

Từ 01/07/2017, việc mua bán tiền mã hóa hoạc sử dụng tiền mã hóa như một phương tiện thanh tốn cho mục đích tiêu dùng khơng phải chịu thuế tiêu dùng (GST- tương đương VAT). (ATO, 2018)

Từ ngày 16/03/2018, văn phòng Thuế vụ Australia (Australian Taxation Office - ATO) đã đưa ra hướng dẫn cụ thể đối với tiền mã hóa, theo ATO tiền mã hóa khơng được coi là tiền hoặc ngoại tệ mà được coi là một loại tài sản để thực hiện lưu trữ hoặc giao dịch. Mức thuế đối với tiền mã hóa phụ thuộc vào mục đích của tiền mã hóa được lưu trữ hoặc giao dịch. Các mức thuế được quy định như sau:

- Đối với hoạt động mua bán, trao đổi tiền mã hóa trong q trình kinh doanh thơng thường: Nếu người nắm giữ tiền mã hóa thực hiện một cơng việc kinh doanh liên quan đến bán hoặc trao đổi tiền mã hóa trong hoạt động kinh doanh thông thường như đối với các doanh nghiệp phát hành và khai thác tiền mã hóa, thì tiền mã hóa sẽ được coi như cổ phiếu giao dịch. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh sẽ có thể tính tốn được và các khoản lỗ sẽ được khấu trừ vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Đối với các giao dịch biệt lập: Ngay cả khi người nắm giữ tiền mã hóa khơng đầu tư hoặc kinh doanh tiền mã hóa trong q trình kinh doanh thơng thường, lợi nhuận từ hoạt động lên quan đến trao đổi, mua bán tiền mã hóa vẫn có thể được tính tốn khi giao dịch được thực hiện với mục đích hoặc ý định kiếm lợi nhuận và là một phần của hoạt động kinh doanh hoặc giao dịch thương mại.

hóa vì mục đích thu lợi nhuận thì lợi nhuận sau hoạt động mua bán, giao dịch sẽ được coi là lãi vốn và chịu thuế đối với phần lãi này. Tiền lãi có thể được chiết khấu theo các quy định về khấu trừ đối với tiền lãi, miễn là người nộp thuế đáp ứng được các điều kiện để được khấu trừ (tiền mã hóa được giữ trong ít nhất 12 tháng trước khi được đem đi giao dịch, mua bán). Khoản thu nhập từ tiền mã hóa sẽ khơng phải đóng thuế nếu thời gian nắm giữ dưới 12 tháng và mục đích sử dụng, tiêu dùng cho cá nhân và được mua với giá trị dưới 10.000 đô la Australia trở xuống.

- Đối với hoạt động phát hành tiền mã hóa: Đối với người Australia hoặc các doanh nghiệp đăng ký tại Australia thì có thể phái chịu thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế là 26% hoặc 30%. Tuy nhiên, nếu hoạt động phát hành tiền mã hõa được phát hành để huy động vốn thì khơng phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Đối với hoạt động khai thác tiền mã hóa: Các cá nhân, doanh nghiệp khai thác tiền mã hóa chịu thuế hồng hóa, dịch vụ phụ thuộc vào một số yếu tố: Tính năng cụ thể của đồng tiền mã hóa, việc đăng ký thuế hàng hóa, dịch vụ, và việc khai thác được thực hiện trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể:Các doanh nghiệp, cá nhân phải nộp thuế hàng hóa, dịch vụ nếu doanh thu từ hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ hàng năm là 75.000 đô la Australia trở lên, không bao gồm giá trị của nguồn cung tiền kỹ thuật số và các nguồn cung chịu thuế đầu vào. Tuy nhiên, người khai thác khơng đáp ứng ngưỡng đăng ký thuế hàng hóa, dịch vụ này có thể chọn để u cầu các khoản tín dụng thuế đầu vào cho chi phí thuế hàng hóa, dịch vụ của các hoạt động mua lại doanh nghiệp của mình (ATO, www.ato.gov.au,

2020).

2.2.5.4. Quy định về phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố

Kể từ năm 2018, Các sàn giao dịch tiền mã hóa bắt buộc phải đăng ký với Trung tâm báo cáo và giao dịch Australia (Australan Transaction Reports and Analysis Centre – AUSTRAC) với tư cách là một chủ thể phải báo cáo theo khuôn khổ của quy định về AML/CFT của Australia (The Australian Government the Treasury, 2022, tr. 07). Nếu không thực hiện đăng ký sẽ bị phạt đến 111.000 Đô la Australia hoặc 02 năm tù giam hoặc cả hai.

dịch tài chính của Australia, các doanh nghiệp kinh doanh tiền mã hóa hoặc các sàn giao dịch này này phải thực hiện các nghĩa vụ như: xác định và tìm hiểu quy trình KYC để xác minh danh tính khách hàng, thực hiện các nghĩa vụ báo cáo hàng năm như báo cáo tuân thủ, và sẽ thực hiện giám sát và báo cáo giao dịch đáng ngờ và các giao dịch có liên quan đến tiền pháp định vượt quá 10.000 đô la Australia . Các sàn giao dịch phải thực hiện lưu trữ hồ sơ liên quan đến khách hàng trong thời hạn 07 năm và sàn giao dịch được yêu cầu gia hạn đăng ký mỗi 3 năm 1 lần. (AUSTRAC, 2020, tr. 26)

Vào tháng 06/2021, AUSTRAC đã ra thông báo sẽ thực hiện nghiên cứu và ban hành luật về AM/CFT liên quan đến tiền mã hóa.

2.3. Nhận xét và kinh nghiệm đối với Việt Nam

2.3.1. Nhận xét về việc ban hành các quy định pháp lý liên quan đến tiền mã hóa của các quốc gia

Thứ nhất: Về bản chất pháp lý của tiền mã hóa: Theo kinh nghiệm về việc áp dụng

pháp luật của 05 quốc gia được phân tích như trên cho thấy các quốc gia đều khơng coi tiền mã hóa là tiền pháp định, ngoại tệ, hay một phương tiện thanh toán mà được coi là một loại tài sản đặc biệt hoặc một loại hàng hóa, một loại chứng khốn duy chỉ có Đức coi tiền mã hóa là một loại cơng cụ tài chính hay một phương tiện thanh tốn. Mỗi quốc gia khác nhau có các cách tiếp cận khác nhau khi xem xét bản chất pháp lý của loại tài sản đặc biệt này. Nhìn chung, việc quản lý tiền mã hóa được tiến hành theo hướng cân bằng giữa việc thực hiện vai trò của Nhà nước trong việc đảm bảo an toàn cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh trước các hoạt động phi pháp, nhưng không cản trở việc thúc đẩy phát minh, sáng tạo, nhất là các công nghệ mới với các ứng dụng đầy tiềm năng, trong đó có cơng nghệ blockchain. Do đây là vấn đề mới, phức tạp nên nhiều quốc gia đang sử dụng pháp luật hiện hành để điều chỉnh và trên cơ sở rà sốt các quy định pháp luật hiện hành có thể ban hành thêm một số quy định hay hướng dẫn để phù hợp với đặc thù của tiền mã hóa và song song với đó là nghiên cứu và ban hành các luật mới để điều chỉnh riêng biệt các vấn đề của tiền mã hóa. Cụ thể, nếu tiền mã hóa là chứng khốn (sercurities token) thì phải áp dụng pháp

xu thanh tốn thì thì các quốc gia tập trung nhiều vào việc xây dựng các quy định pháp luật liên quan đến kiểm sốt hoạt động, các quy định về phịng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố hoặc các quy định về thu thuế.

Đối với các xu tiện ích, một số quốc gia coi tài sản mã hóa loại này tương tự hàng hóa; do đó giao dịch trao đổi tài sản mã hóa phi chứng khốn với tiền pháp định hay hàng hóa, dịch vụ khác vẫn chịu thuế giá trị gia tăng hay thuế hàng hóa, dịch vụ như Singapore.

Bên cạnh đó, đa số quốc gia hiện nay đang tiếp cận theo hướng tùy từng giao dịch, tùy từng loại tài sản mã, tiền mã hóa hóa cụ thể mà xác định tài sản mã hóa, tiền mã hóa trong trường hợp đó là tương tự hàng hóa (tiện ích), chứng khốn hay phương tiện thanh toán và áp dụng pháp luật quản lý chuyên ngành tương ứng cho giao dịch, loại tài sản đó

Thứ hai, Về quản lý hoạt động phát hành tiền mã hóa, các quốc gia hiện nay đều chưa

ban hành các quy định pháp luật riêng để điều chỉnh hoạt động này. Đa phần các quốc gia đều cho phép nhưng có các khuyến cáo đối với các rủi ro, lừa đảo liên quan thẩm quyền giám sát chặt chẽ hoạt động ICO và yêu cầu về việc đăng ký phát hành tiền mã hóa ra cơng chúng nhằm mục đích huy động vốn; cần yêu cầu các nhà phát hành phải tự đánh giá kỹ hoạt động ICO của mình trên cơ sở các quy định pháp luật chuyên ngành, nhất là pháp luật chứng khốn để khơng vi phạm, u cầu các nhà phát hành phải đăng ký với cơ quan nhà nước và công khai các bản cáo bạch trước khi thực hiện các hoạt động huy cộng vốn. Tùy bản chất thực tế của các quy định về chứng khoán, tiền tệ, ngân hàng có thể can thiệp, cảnh báo hoặc xử phạt theo quy định của pháp luật chuyên ngành, nhất là pháp luật chứng khoán. Một số cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán, tiền tệ, ngân hàng ban hành các hướng dẫn để hỗ trợ doanh nghiệp phát hành tiền mã hóa như ở Singapore, Australia.

Thứ ba, Về các hoạt động giao dịch, trao đổi, kinh doanh tiền mã hóa, mặc dù vẫn có

quốc gia cấm các dịch vụ trung gian này, một số quốc gia đang quản lý hay đang nghiên cứu, xem xét để xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm quản

quốc gia mình kết hợp với thực tiễn quản lý, xu thế toàn cầu và các chuẩn mực chung về quản lý tài chính, tiền tệ. trong đó chú trọng các vấn đề về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố như thực hiện các biện pháp về: xác định danh tính khách hàng (KYC), theo dõi và báo cáo giao dịch, các ông tác về bảo mật và khai thác thông tin, gian lận thuế, bảo vệ người tiêu dùng cũng như quyền tài phán đối với các giao dịch xuyên biên giới. Các quốc gia đều tập trung vào quản lý, hạn chế hoặc cấm sàn giao dịch phi tập trung.

Thứ tư, Về quản lý thuế, đối với các giao dịch sử dụng tiền mã hóa đều khơng phải

chịu thuế tiêu dùng hay thuế giá trị gia tăng . Tuy nhiên, thuế thu nhập cá nhân/ doanh nghiệp đều được tính đối lợi nhuận phát sinh từ các giao dịch này. Do các công nghệ và ứng dụng của tiền mã hóa ngày càng phát triển và đổi mới nên các quốc gia cũng sẽ linh hoạt trong việc xây dựng các quy định về thuế liên quan đến loại tài sản này. Tại một số quốc gia như Anh, Australia,… các cơ quan quản lý thuế đã liên tục cập nhật các chính sách thuế đối với tiền mã hóa trong những năm gần đây, theo sát những thay đổi, sự phát triển của tiền mã hóa trên thị trường.

Thứ năm, Về quản lý phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, hầu hết các quốc gia

đều áp dụng các quy định sẵn có về các nguyên tắc chống rửa tiền và tài trợ khủng bố theo khuyến cáo của lực lượng tài chính quốc tế về chống rửa tiền. Các biện pháp cụ thể như: yêu cầu phải thực hiện xác định danh tính khách hàng, thẩm định chi tiết khách hàng, báo cáo giao dịch đáng ngờ, lưu trữ thông tin giao dịch và báo định kỳ báo cáo với các cơ quan chức năng, tổ chức xây dựng lực lượng tài chính về phịng chống rửa tiền.

Một phần của tài liệu Quy định pháp lý về "tiền mã hóa" của một số quốc gia và khuyến nghị cho Việt Nam (Trang 67 - 72)