Quy định góp phần điều chỉnh các quan hệ về phát hành, lưu thông, lưu trữ

Một phần của tài liệu Quy định pháp lý về "tiền mã hóa" của một số quốc gia và khuyến nghị cho Việt Nam (Trang 44 - 49)

1.3. Sự cần thiết phải có các quy định pháp lý về tiềnmã hóa

1.3.3. Quy định góp phần điều chỉnh các quan hệ về phát hành, lưu thông, lưu trữ

Pháp luật Việt Nam hiện hành khơng có bất cứ quy định pháp lý nào để điều chỉnh các vấn đề nhằm tạo điều kiện về phát hành, lưu thông, lưu trữ và sử dụng tiền mã hóa. Chính Phủ và Ngân hàng Nhà nước hiện nay mới chỉ ban hành trong một số Chỉ thị, thông báo để cảnh báo về việc đầu tư, kinh doanh tiền mã hóa. Từ những văn bản đã ban hành của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cho thấy quan điểm của Chính phủ là việc kinh doanh, tích trữ, lưu thơng tiền mã hóa là bất hợp pháp và Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã u cầu các tổ chức tín dụng khơng được thực hiện cung ứng các dịch vụ liên quan đến tiền mã hóa. Tuy nhiên, trên thực tế, mặc dù đã có các cảnh báo, ngăn cấm các hoạt động về phát hành, giao dịch, trao đổi, lưu trữ tiền mã hóa vẫn diễn ra và diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Thể hiện qua việc: Việt Nam là một trong những thị trường tiền mã hóa lớn trên thế giới với số lượng người tham gia đầu tư tiền mã hóa lớn. Theo thống kê của Statista - công ty về công nghệ thông tin, khảo sát thị trường, Việt Nam là quốc gia đứng thứ hai thế giới (chỉ sau Nigieria) về mức độ quan tâm đến tiền kỹ thuật số với 22% số người được hỏi đều trả lời có tham gia đầu tư tiền mã hóa. Có khoảng 6 triệu người Việt Nam sở hữu tài sản kỹ

quốc gia có tỷ lệ người dùng nắm giữ tiền mã hóa nhiều nhất thế giới của Triple

A. Việt Nam, Ấn Độ và Pakistan là ba nước đứng đầu chỉ số chấp nhận tiền ảo của năm 2021

và đa phần trong top 20 là các nền kinh tế mới nổi như Togo, Colombia và Afghanistan như dự liệu của từ Hãng nghiên cứu Chainalysis (Mỹ) (https://vneconomy.vn/, 2021). Việc đầu tư tiền mã hóa ở Việt Nam chủ yếu là hình thức đầu cơ do sự biến động nhanh chóng của giá trị đồng mã hóa. Các nhà đầu tư Việt Nam thực hiện giao dịch tiền mã hóa thơng qua các sàn giao dịch tập trung như: Binance, Remitano,Houbi … hoặc một số sàn phi tập trung như Uniswap, Pancakeswap… hoặc chuyển tiền giữa các ví cá nhân (giao dịch P2P).

Ngồi sở hữu tiền mã hóa thơng qua giao dịch, trao đổi, cá tổ chức, cá nhân ở Việt Nam cịn sở hữu tiền mã hóa thơng qua các hình thức như khai thác bằng các máy đào, hoặc nhận phần thưởng thông qua các đợt phát hành ra công chúng lần đầu (ICO) của các tổ chức phát hành. Việc nhận tiền mã hóa bằng các hình thức nêu trên cũng tạo ra lợi nhuận cho các tổ chức, cá nhân tham gia. Tuy nhiên khi các tổ chức, cá nhân khơng thực hiện khai báo thì khơng có căn cứ để tính tốn và truy thu thuế đối với các tổ chức, cá nhân đó.

Như vậy, việc cấm tiền mã hóa khơng có hiệu quả thậm chí cịn gây ra những tác động ngược như: làm cho các hoạt động này diễn ra mà khơng thể kiểm sốt làm gia tăng các vụ lừa đảo liên quan, các cơ chế để xử lý các vụ việc liên quan cũng không thể áp dụng được pháp luật hiện hành, khơng có căn cứ để tính tốn sự tác động, ảnh hưởng của thị trường tiền mã hóa đến thị trường tài chính, tiền tệ trong nước. Do vậy, để quản lý các hoạt động và tránh các tác động xấu của tiền mã hóa đến kinh tế, xã hội, việc ban hành các quy định pháp lý góp phần điều chỉnh các quan hệ về phát hành, lưu thông, lưu trữ và sử dụng tiền mã hóa là rất cần thiết vì các lý do sau đây:

Thứ nhất, cần thiết để Nhà nước xây dựng các biện pháp quản lý và xử lý các vụ việc

liên quan đến tiền mã hóa. Hiện nay chưa có quy định điều chỉnh về phát hành tiền mã hóa và các vụ việc lừa đảo liên quan đến phát hành tiền mã hóa cũng tương đối lớn với các thủ đoạn hết sức tinh vi. Theo một cán bộ Cục An ninh mạng và

các sàn giao dịch tiền ảo đã bị lực lượng cơng an liên tiếp đánh sập, tuy nhiên, tình hình hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên khơng gian mạng vẫn diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng (nhandan.vn, 2022). Hiện nay, nguy cơ đối liên quan tiền mã hóa chủ yếu xuất phát từ các dự án ICO mang tính lừa đảo, sử dụng tiền mã hóa hay ICO chỉ là cái cớ để lừa đảo như thông qua kinh doanh tương tự mơ hình đa cấp bất hợp pháp. Do khơng được pháp luật điều chỉnh và khơng được kiểm sốt, nên các hoạt động lừa đảo về phát hành tiền mã hóa diễn ra một cách ngang nhiên, dẫn đến sự thiết hại lớn cho các tổ chức, cá nhân. Do đó, việc ban hành các quy định pháp lý về tiền mã hóa nhằm tạo điều kiện cho lưu thơng, giao dịch tiền mã hóa sẽ giúp tạo ra một mơi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch, không ngăn sự phát triển của khoa học, công nghệ và cũng là cơ sở để các cơ quan chức năng áp dụng nhằm xử lý các vụ việc liên quan cũng như là cơ sở để các doanh nghiệp thực hiện tuân thủ pháp luật, tránh các tình trạng đáng tiếc xảy ra, và để các cá nhân, tổ chức có ý định, hành vi lợi dụng kẽ hở của pháp luật nhằm thực hiện các hành vi vi phạm, chiếm đoạt lợi ích của tổ chức, cá nhân không thể thực hiện được.

Thứ hai, cần thiết nhằm tạo cơ sở pháp lý giúp cơ quan Nhà nước quản lý các sàn giao

dịch tiền mã hóa đang hoạt động tại Việt Nam và bảo vệ các nhà đầu tư, tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch tại các sàn giao dịch. Hiện nay, các nhà đầu tư người Việt Nam tham gia hoạt động mua bán, đầu tư tài sản mã hóa, tiền mã hóa và giao dịch chủ yếu các sàn giao dịch quốc tế. Một dòng tiền lớn sẽ theo các hoạt động đầu tư ra nước ngồi mà khơng có sự kiểm sốt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu xảy ra tấn cơng mạng vào các sàn giao dịch và ví lưu trữ hoặc trường hợp sàn giao dịch đóng cửa thì khách hàng có thể sẽ mất tồn bộ số tiền đầu tư của mình.

Thứ ba, cần thiết để ổn định hệ thống tài chính và tránh thất thu thuế. Các giao dịch tiền

mã hóa diễn ra hàng ngày với số lượng rất lớn, và chưa có cơ sở pháp lý góp phần tạo điều kiện cho các hoạt động lưu thơng, giao dịch tiền mã hóa sẽ dẫn đến các giao dịch tiền mã hóa diễn ra “chui” và khơng được thực hiện thơng qua hệ thống tổ chức tín dụng, khơng được kiểm sốt có nguy cơ ảnh hưởng đến vai trò quản lý nhà nước đối với thị trường tiền tệ và hoạt động thanh toán của Ngân hàng Nhà nước Việt

các giao dịch này đạt quy mô đủ lớn. Việc ban hành các quy định pháp lý nhằm điều chỉnh các hoạt động giao dịch, mua bán tiền mã hóa sẽ giúp Chính Phủ quản lý, giám sát được các hoạt động này và có các biện pháp điều chỉnh khi các hoạt động này có nguy cơ ảnh hưởng đến hệ thống tài chính và thị trường tiền tệ. Hơn nữa, khi các hoạt động về giao dịch, trao đổi, lưu trữ tiền mã hóa được diễn ra khi có quy định pháp lý điều chỉnh, Nhà nước sẽ dễ dàng quản lý các giao dịch này và sẽ tính tồn được các loại thuế liên quan đến giao dịch, không làm thất thu ngân sách Nhà nước.

Thứ tư, cần thiết để cơ quan nhà nước quản lý xây dựng các biện pháp các hoạt động liên quan đến rửa tiền và tài trợ khủng bố liên quan đến tiền mã hóa. Do nguy cơ rửa tiền và tài trợ khủng bố từ các giao tiền mã hóa là rất lớn, do tính chất ẩn danh của loại này, một số tổ chức nước ngoài thay đổi cách tài trợ truyền thống thơng qua tiền mặt, chuyển khoản hoặc hợp pháp hóa thành các khoản đầu tư, từ thiện bằng cách chuyến tài sản mã hóa, tiền mã hóa cho các nhóm chống phá trong nước.

Kết luận chương 1

Qua chương này, tác giả luận văn đã thực hiện nghiên cứu các khái niệm cơ bản về tiền mã hóa, nêu ra được những đặc điểm của tiền mã hóa là một loại tiền kỹ thuật số mới được hình thành dựa trên cơng nghệ blockchain và cơng nghệ mật mã với nhiều ưu điểm và có tính ứng dụng thực tiễn cao như tính số hóa, tính ngang hàng, phi tập trung và loại bỏ các trung gian nhằm tiết kiệm chi phí và thực hiện nhanh chóng, tính khơng đảo ngược và loại bỏ các nguy cơ giả mạo; Việc thực hiện giao dịch, lưu thông tiền mã hóa của thể thực hiện một cách trực tiếp, ngang hàng và khó kiểm sốt bởi các cơ quan chức năng và việc phát hành tiền mã hóa cũng rất đặc thù là không cần phải được sự phép hay thông qua bất cứ Ngân hành Nhà nước hay Chính Phủ nào. Chương 1 của Luận văn cũng đã nêu thực trạng các quy định pháp lý về tiền mã hóa tại Việt Nam: Việt Nam chưa có văn bản pháp lý điều chỉnh các vấn đề liên quan đến tiền mã hóa, các văn bản pháp luật hiện hành chưa thể áp dụng để điều chỉnh và giải quyết các vấn đề liên quan đến tiền mã hóa và quan điểm của Việt Nam hiện nay việc đầu tư, kinh doanh, giao dịch tiền mã hóa là bất hợp pháp tuy nhiên Việt Nam cũng đã đưa ra các đề án, các chương trình nghiên cứu về tiền mã hóa và quy

của Việt Nam. Từ những phân tích thực trạng pháp lý về tiền mã hóa tại Việt Nam, luận văn đã phân tích sự cần thiết phải ban hành các quy định pháp lý về tiền mã hóa như: các quy định pháp lý tạo cơ sở cho việc chấp nhận và lưu thơng tiền mã hóa; các quy định pháp lý về việc coi tiền mã hóa như một loại tài sản đặc biệt, và sự cần thiết phải ban hành các quy định pháp lý tạo điều kiện cho việc lưu thơng, trao đổi, giao dịch tiền mã hóa.

Có thể thấy, với những ưu điểm của mình, tiền mã hóa ngày càng được quan tâm và được đầu tư mạnh mẽ, các vấn đề liên quan đến tiền mã hóa cần quản lý và xử lý xảy ra thường xuyên hơn, tuy nhiên hiện tại cơ quan chức năng vẫn cịn lúng túng trong các cơng tác quản lý và xử lý các vấn đề này do pháp luật hiện hành chưa có các quy định điều chỉnh vấn đề liên quan, các văn bản của Nhà nước mới dừng lại ở mức nghiên cứu và khuyến nghị khơng nên đầu cơ tích trữ, giao dịch, lưu thơng tiền mã hóa. Điều đó cho thấy việc ban hành các quy định pháp luật điều chỉnh các vấn đề liên quan đến tiền mã hóa là hết sức cần thiết và để xây dựng hiệu quả các văn bản pháp luật này thì cần nghiên cứu kỹ bản chất, đặc trưng, các cơ chế lưu thông, phát hành, giao dịch, sở hữu tiền mã hóa và hướng tiếp cận, xây dựng pháp luật của các quốc gia trên thế giới từ đó học tập để rà sốt, xây dựng các quy định pháp luật của Việt Nam.

GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Quy định pháp lý về "tiền mã hóa" của một số quốc gia và khuyến nghị cho Việt Nam (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w