Hiện nay, có rất ít quốc gia trên thế giới ban hành văn bản quy phạm pháp luật riêng về tiền mã hóa. Một số quốc gia cấm hồn tồn hoặc hạn chế sử dụng tiền mã hóa (Trung Quốc...). Nhiều quốc gia khác đã hoặc đang xem xét thiết lập các quy định pháp luật điều chỉnh các hành vi sử dụng, trao đổi tài sản/ tiền mã hóa nhằm bảo vệ người sử dụng, chống gian lận, lừa đảo và các hành vi rửa tiền, tài trợ khủng bố... (như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), Australia, Singapore...). Tùy thuộc mỗi quốc gia, hiện nay về cơ bản có ba cách tiếp cận, quản lý đối với tiền mã hóa mặc dù việc phân nhóm này chỉ mang tính tương đối do chính sách của nhiều quốc gia cịn chưa hồn thiện hoặc cơng bố chính thức, thậm chí có sự thay đổi về hướng tiếp cận ở từng thời điểm khác nhau; đồng thời nhiều trường hợp ranh giới giữa việc cấm hoặc thả nổi hoặc cho phép có quản lý chưa thực sự rõ ràng. Ba cách tiếp cận cụ thể là:
(i) “Thả nổi”, chưa quản lý mặc dù có thể có một số khuyến cáo về các rủi ro liên quan;
(ii) Cấm sử dụng, giao dịch tài sản mã hóa, tiền mã hóa (như Trung Quốc,...); hoặc
(iii) Cho phép sử dụng, giao dịch tài sản mã hóa, có hướng dẫn các vấn đề liên
quan và thường quản lý chặt chẽ các trung gian cung cấp dịch vụ kinh doanh tài sản mã hóa, nhất là sàn giao dịch tài sản mã hóa (như Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU), Australia, Singapore, Thái Lan, Nga, Hàn Quốc, Canada...). Thơng thường, trong trường hợp tài sản mã hóa về bản chất thỏa mãn các đặc tính của chứng khốn thì thường được quản lý như chứng khoán. Đối với tài sản mã hóa phi chứng khốn (khơng có các đặc tính của chứng khốn), dưới góc độ thuế, tài sản mã hóa có thể được xem là một dạng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích đánh thuế giá trị gia tăng (hay thuế hàng hóa, dịch vụ) đối với giao dịch trao đổi tài sản mã hóa với tiền pháp định (Singapore); hoặc coi tiền mã hóa tương tự như một phương tiện thanh tốn và khơng đánh thuế giá trị gia tăng (hay thuế hàng hóa, dịch vụ) đối với giao dịch trao đổi (mua
cơng nhận một phần hoặc tồn bộ các hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa, tiền mã hóa sang từng bước thừa nhận (như: Thái Lan, Nga, Hàn Quốc...).
Các quốc gia cho phép giao dịch tiền mã hóa, các quy định pháp luật có liên quan của các nước này tập trung vào bốn nội dung chính sau đây: (i) Xác định bản chất pháp lý của tài sản mã hóa, tiền mã hóa; (ii) Quản lý hoạt động phát hành, khai thác, giao dịch và công ty trung gian liên quan đến tài sản mã hóa, tiền mã hóa; (iii) Quản lý thuế đối với tài sản mã hóa, tiền mã hóa (iv) Quản lý về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Trong phạm vi luận văn này sẽ tập trung phân tích các quy định pháp lý liên quan đến tiền mã hóa một số quốc gia tại các khu vực khác nhau trên thế giới: châu Mỹ, châu Âu, châu Á và châu Úc như: Mỹ, Canada, Đức, Singapore, Úc. Đây đều là các quốc gia điểnn hình tại các châu lục với khối lượng giao dịch tiền mã hóa lớn, Chính Phủ các nước tương đối cởi mở với tiền mã hóa và bước đầu đã có những quy định, chính sách liên quan đến tiền mã hóa.