3.2.2.1. Tăng cường quản lý phát hành tiền mã hóa
Về nguyên tắc, khi xây dựng các quy định pháp luật về quản lý hoạt động phát hành tiền mã hóa là nhằm đảm bảo các thông tin liên quan đến hoạt động ICO được cung cấp đầy đủ, chính xác, minh bạch về dự án (công nghệ, sản phẩm, dịch vụ cung cấp...) và có cơ chế khả thi, hiệu quả về đảm bảo thực thi cam kết về giải quyết tranh chấp phát sinh. Trong đó, người phát hành tài sản mã hóa phải chịu trách nhiệm ràng buộc về mặt pháp lý đối với các thơng tin, cam kết do mình đưa ra. Bên cạnh đó, hoạt động ICO phải chịu sự điều chỉnh của quy định pháp luật chuyên ngành liên quan, phù hợp với chức năng, đặc tính của từng loại tài sản mã hóa cụ thể được phát hành. Cụ thể, nếu tài sản mã hóa được phát hành là “bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành”, tài sản mã hóa này là chứng khốn nên việc ICO trước mắt phải tuân thủ các điều kiện của phát hành chứng khoán theo Luật Chứng khoán năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2010, 2018.
Đối với phát hành tài sản mã hóa phi chứng khốn, như đã xác định, loại tài sản mã hóa này cần được coi là một dạng hàng hóa “đặc biệt”, cần phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để giảm thiểu trường hợp kinh doanh dưới hình thức đa cấp trái pháp luật, và các hình thức lừa đảo.Tuy nhiên, người phát hành phải có trách nhiệm tự đánh giá và xác định tài sản mã hóa được phát hành có phải là chứng khốn hay khơng và cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể rà sốt, cấp ý kiến pháp lý để cảnh báo người phát hành nếu tài sản mã có bản chất của chứng khốn.
chức, cá nhân thực hiện ICO mà không đăng ký hay công khai, minh bạch thơng tin có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc hình sự tùy theo mức độ vi phạm. Đây là những biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư.
3.2.2.2. Tăng cường quản lý chặt chẽ việc giao dịch, trao đổi tiền mã hóa
Do bản chất tiền mã hóa nói riêng và tài sản mã hóa nói chung là sản phẩm mới, áp dụng các cơng nghệ mới về khoa học máy tính nên việc quản lý việc giao dịch, trao đổi các tài sản nêu trên phải đảm bảo thúc đẩy đổi mới sáng tạo, không hạn chế quyền đầu tư, kinh doanh của người sở hữu các tài sản này, miễn là các hoạt động này không nhằm thực hiện các hoạt động phi pháp hoặc che giấu các hoạt động phu pháp. Trên thực tế, người sở hữu “tài sản” đặc biệt này có thể giao dịch trực tiếp với người khác mà không cần thông qua bất kỳ trung gian nào. Tuy nhiên, giao dịch theo hình thức này chứa đựng nhiều rủi ro về việc lạm dụng cho mục đích phi pháp như rửa tiền, tài trợ khủng bố... hoặc nguy cơ phát sinh các tranh chấp mà khơng có căn cứ để xử lý, giải quyết. Trong khi đó, do bản chất “phi tập trung” khi giao dịch tiền mã hóa nên việc cấm giao dịch các loại tiền, tài sản này là khơng khả thi.
Vì vậy, khi xây dựng các quy định về quản lý loại tài sản này, cần tập trung vào xây dựng các quy định về quản lý các trung gian giao dịch.Việc quản lý, giám sát, theo dõi các trung gian giao dịch được cấp phép hoạt động và duy trì các điều kiện đó trong q trình hoạt động sẽ tạo ra sự an tồn, và đảm bảo cho các tổ chức, các nhân thực hiện đầu tư kinh doanh loại tài sản này: Vì có cơ sở dữ liệu tập trung khi giải quyết tranh chấp phát sinh; việc đầu tư kinh doanh tiền mã hóa cũng dễ hơn vì thơng tin về nhu cầu giao dịch của các nhà đầu tư, kinh doanh khác cũng được cung cấp trên sàn do Nhà nước quản lý; Nhà nước cũng dễ dàng hơn trong theo dõi việc giao dịch tiền mã hóa để loại trừ các nguy cơ lạm dụng tiền mã hóa nhằm thực hiện các hoạt động phi pháp, đồng thời việc thu thuế liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh dễ dàng và tiết kiệm chi phí hơn khi nắm bắt qua các trung gian, nhất là các sàn giao dịch tiền mã hóa, trong đó cần ưu tiên quản lý sàn giao dịch chuyển đổi
các sàn giao dịch này, Nhà nước cần: (i) Thành lập các bộ phận chuyên biệt nhằm quản lý, giám sát các đơn vị kinh doanh tiền mã hóa thuộc Ngân hàng Nhà nước
(ii) Hướng dẫn, quy định kiều kiện cấp phép kinh doanh dịch vụ tiền mã hóa cho các sàn giao dịch tiền mã hóa tại Việt Nam; (iii) Xây dựng bộ tiêu chí cụ thể đối với các các tổ chức trung gian này. Chẳng hạn, chỉ những sàn giao dịch đáp ứng những yêu cầu nhất định về mặt pháp lý, tài chính và cơng nghệ mới được Nhà nước cơng nhận và cho phép cung cấp dịch vụ trung gian giao dịch, như: yêu cầu về vốn pháp định tối thiểu; quy định về ký quỹ hoặc biện pháp bảo đảm bằng tài sản khác của sàn giao dịch để bảo vệ nhà đầu tư; quy định về người đại diện theo pháp luật của sàn giao dịch; quy định về lưu giữ, kiểm sốt nội bộ sổ sách về tài chính - kế tốn, cơ chế báo cáo định kỳ và đột xuất của sàn giao dịch để hạn chế nguy cơ rửa tiền; yêu cầu về định danh nhà khách hàng (KYC); các quy chuẩn về mặt công nghệ đối với sàn giao dịch, nhà cung cấp ví kỹ thuật số để bảo vệ bí mật thơng tin cá nhân của nhà đầu tư, hạn chế tối đa nguy cơ sàn giao dịch, ví kỹ thuật số bị lấy cắp thơng tin. Cần có các quy định, chế tài đối với sàn giao dịch bên ngồi lãnh thổ Việt Nam khơng đăng ký hoạt động ở Việt Nam nhưng vẫn cung cấp dịch vụ cho khách hàng trên lãnh thổ Việt Nam.
Ngoài ra, Việt Nam cần quản lý, kiểm sốt và khuyến khích các tổ chức tài chính, Ngân hàng thương mại trong nước xây dựng các cơ chế về quản lý rủi ro hoạt động liên quan đến tiền mã hóa. An tồn hoạt động của các định chế tài chính trong nước có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định của kinh tế, tài chính quốc gia, do đó, việc quản lý các định chế tài chính trong nước sẽ giảm thiếu rủi ro của tiền mã hóa ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức này và an ninh tài chính quốc gia. Vì vậy, cần xây dựng các cơ chế cảnh báo các định chế tài chính nêu trên, đặc biệt là các ngân hàng thương mại về rủi ro ứng dụng công nghệ Blockchain và tiền mã hóa cũng như quy định rõ mức độ và phạm vi ứng dụng của công nghệ Blockchain và tiền mã hóa trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính.
nâng cao sự kiểm soát của Nhà nước đối với thị trường tiền mã hóa tại Việt Nam, nhằm tránh thất thốt thuế từ phí giao dịch tiền mã hóa, do hiện nay giao dịch tiền mã hóa chưa phải nộp thuế. Việc sàn giao dịch tiền mã hóa nhà doanh nghiệp nhà nước cũng sẽ giúp chủ động trong việc đào tạo, tiếp cận và nâng cao nhận thức của người tiêu dùng đối với thị trường mã hóa, làm tăng tính thanh khoản của thị trường. Ngồi ra, việc sàn giao dịch tiền mã hóa là của Nhà nước sẽ giúp kiểm sốt tính minh bạch trong các giao dịch quốc tế, giúp phòng chống và phát hiện nhanh các hoạt động lợi dụng tiền mã hóa để thực hiện các hành vi rửa tiền và tài trợ khủng bố.