4.2 .Phạm vi nghiên cứu
6. Bố cục của luận văn
2.4. QUY ĐỊNH VỀ THẨM QUYỀN, TRÌNH TỰ VÀ THỦ TỤC CẤP GIẤY
CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
2.4.1. Quy định về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thẩm quyền cấp GCNQSDĐ là một nội dung quan trọng thể hiện rõ sự thống nhất trong quản lý Nhà nước về đất đai. Việc quy định rõ thẩm quyền cấp GCNQSDĐ giúp người dân có thể biết chính xác nơi cần đến để làm thủ tục cấp
GCNQSDĐ. Luật Đất đai năm 2013 đã quy định thẩm quyền cấp GCNQSDĐ thuộc về UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện và Sở Tài ngun và Mơi trường tại Điều 105, trong đó cụ thể như sau:
- UBND cấp tỉnh: có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ cho tổ chức, cơ sở tơn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngồi, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngồi có chức năng ngoại giao.
- UBND cấp huyện: cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với QSDĐ ở tại Việt Nam.
Việc phân cấp rõ ràng về thẩm quyền cấp GCNQSDĐ giúp Nhà nước có thể xác định chính xác người chịu trách nhiệm trong cơng tác phân bổ, điều chỉnh đất đai và kiểm tra, xác minh tính hợp pháp của mảnh đất đó.
Ngồi ra, Điều 37 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP cũng quy định đối với những nơi đã thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thì Sở Tài ngun và Mơi trường có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ trong các trường hợp cấp đổi, cấp lại GCNQSDĐ.
2.4.2. Quy định về hồ sơ xin, trình tự và thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
a) Quy trình thực hiện thủ tục cấp GCNQSDĐ gồm các bước sau:
Bước 1 - Nộp hồ sơ: Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tới cơ quan
tiếp nhận hồ sơ tại địa phương nơi có đất xin cấp GCNQSDĐ.
Bước 2 - Tiếp nhận và xử lý hồ sơ ban đầu: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có nhiệm vụ tiếp
nhận và kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì thực hiện hướng dẫn những việc bổ sung và hoàn thiện hồ sơ cho người nộp hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ thì cấp cho người nộp hồ sơ giấy biên nhận đã nộp hồ sơ và chuyển hồ sơ đó đến Văn phịng Đăng ký QSDĐ.
Bước 3 – Kiểm tra, xác minh, thẩm định hồ sơ: Văn phòng Đăng ký QSDĐ, UBND
định hồ sơ, nếu hồ sơ đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ thì Văn phịng Đăng ký QSDĐ xác nhận vào đơn đề nghị cấp GCNQSDĐ và chuyển hồ sơ cho cơ quan tài nguyên mơi trường trình người có thẩm quyền ký cấp GCNQSDĐ, đồng thời chuyển số liệu hồ sơ địa chính tới cơ quan thuế để làm căn cứ xác định và thu nghĩa vụ tài chính (nếu có). Nếu hồ sơ khơng đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ, Văn phịng Đăng ký QSDĐ phải xác nhận và ghi rõ lý do vào đơn đề nghị cấp GCNQSDĐ.
Bước 4 – Thông báo và trả kết quả xử lý hồ sơ: Sau khi giải quyết xong hồ sơ, Văn
phòng Đăng ký QSDĐ chuyển kết quả giải quyết hồ sơ tới cơ quan tiếp nhận hồ sơ để thực hiện thông báo và trả kết quả cho người sử dụng đất.
b) Các quy định cụ thể về hồ sơ, trình tự cấp GCNQSDĐ
Thứ nhất, quy định về hồ sơ: Hồ sơ cần nộp khi làm thủ tục cấp GCNQSDĐ lần đầu
được quy định tại Điều 8 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT “Quy định về hồ sơ địa chính”. Hồ sơ cần có: (1) Đơn đăng ký, cấp GCNQSDĐ theo mẫu; (2) Giấy tờ chứng minh về QSDĐ; (3) Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính. Giấy tờ chứng minh về QSDĐ là một trong các loại giấy tờ quy định trong điều kiện về cấp GCNQSDĐ theo Luật đất đai.9
Hồ sơ cần nộp khi làm thủ tục cấp đổi, cấp lại, đính chính GCNQSDĐ được quy định tại Điều 10 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT bao gồm: đơn đề nghị cấp đổi, cấp lại, đính chính GCNQSDĐ; bản gốc GCNQSDĐ đã cấp (đối với khi cấp đổi và đính chính), giấy xác nhận của UBND cấp xã thiên tai, hỏa hoạn gây mất GCNQSDĐ hoặc việc niêm yết thông báo mất GCN,.. (đối với cấp lại).
Thứ hai, quy định về thời hạn giải quyết và trả kết quả hồ sơ: Thời hạn giải quyết hồ
sơ được quy định tại khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP theo từng thủ tục, ví dụ như cấp GCNQSDĐ lần đầu là khơng quá 30 ngày, cấp đổi GCNQSDĐ là không quá 07 ngày (đối với cấp đổi đồng loạt do đo vẽ lại bản đồ là không quá 50 ngày), cấp lại GCNQSDĐ do bị mất là không quá 10 ngày,… Thời gian này được tính từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Nếu tại các xã hải đảo, miền
9 Các giấy tờ chứng minh QSDĐ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ- CP.
núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn có thể gia hạn thêm nhưng không được quá 10 ngày.
Thời hạn trả kết quả hồ sơ được quy định là không quá 03 ngày kể từ ngày có kết quả giải quyết hồ sơ trừ trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định. (khoản 5 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP)
Thứ ba, quy định về cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ. Tại khoản
2, Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP đã quy định về cơ quan thực hiện tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ đối với thủ tục cấp lần đầu, cấp đổi, cấp lại GCNQSDĐ là Văn phòng Đăng ký đất đai một cấp. Đối với địa phương chưa thành lập Văn phịng Đăng ký đất đai thì cơ quan thực hiện được quy định giống với thẩm quyền cấp GCNQSDĐ. Ngoài ra, Khoản 3 Điều này cịn quy định có thể thực hiện việc tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ thông qua bộ phận một cửa đối với các địa phương đã thực hiện tổ chức bộ phận này theo quy định.