Kết quả đổi mới công tác nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy lịch sử đảng cộng sản việt nam (1986 2010) (Trang 56 - 76)

2.1.1.1 Thành tựu nổi bật

Nhằm phát huy truyền thống vẻ vang của Đảng, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn chăm lo công tác nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và coi đó là nhiệm vụ rất quan trọng nhằm làm sáng tỏ các chặng đường lịch sử, tổng kết thực tiễn và rút ra những bài học kinh nghiệm trong tiến trình lãnh đạo cách mạng, góp phần giáo dục truyền thống, bồi dưỡng tình cảm yêu nước, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới.

Đại hội VI (12-1986) của Đảng đánh dấu một mốc lớn về đổi mới tư duy lý luận, nêu rõ quan điểm “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”. Quan điểm này có tính định hướng cho cho việc nghiên cứu Lịch sử Đảng, đẩy mạnh công tác tư tưởng, lý luận trong thời kỳ đổi mới, đồng thời chỉ dẫn cho các ngành khoa học xã hội nhân văn ở nước ta nói chung và khoa học Lịch sử Đảng nói riêng khắc phục tình trạng chưa chú trọng nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thống những vấn đề phương pháp luận. Nghị quyết Đại hội VI chỉ rõ: “Khoa học xã hội phải trở thành công cụ sắc bén trong việc đổi mới nhận thức, đổi mới phương pháp tư duy, xây dựng ý thức xã hội và nhân cách xã hội chủ nghĩa” [17, tr.77].

Nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng luôn được Trung ương Đảng đặc biệt quan tâm. Từ năm 1962, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra Nghị quyết

(số 41-NQ/TW) về thành lập Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương và đã có nhiều chủ trương cho cơng tác nghiên cứu Lịch sử Đảng. Cũng trong năm 1962, Ban Bí thư ra Thơng tri (số 91-TT/TW) về việc thành lập Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng ở các khu, thành, tỉnh. Từ đó cơng tác Lịch sử Đảng ln luôn được chú trọng. Nhiều địa phương đã tổ chức gửi con em đi đào tạo, tổ chức sưu tầm, bảo quản tư liệu, biên soạn Lịch sử Đảng ngay trong những năm chiến tranh ác liệt nhất.

Năm 1986, bắt đầu đổi mới, với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật đã mở ra bước ngoặt của ngành Lịch sử Đảng. Năm 2002, để tăng cường tổng kết sự lãnh đạo của Đảng trong các thời kỳ cách mạng, nhất là trong cơng cuộc đổi mới đất nước, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị (số 15-CT/TW) về tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư, ngày 15-4-2003, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (nay là Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh) ban hành Kế hoạch 04/KH-HVCTQG giúp các Ban Đảng Trung ương, Ban Thường vụ, Ban Tuyên giáo các Tỉnh ủy, Thành ủy tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; đồng thời xác định công tác chỉ đạo và hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Học viện.

25 năm qua (1986-2002), cơng tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử tồn Đảng và lịch sử đảng bộ, lịch sử cách mạng các địa phương, lịch sử các bộ, ban, ngành và đoàn thể ở Trung ương đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể:

Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương trước đây (nay là Viện Lịch sử Đảng thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) đã và đang nghiên cứu, biên soạn, xuất bản bộ lịch sử tồn Đảng.

Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ chí Minh và các trường đã đào tạo hàng nghìn cán bộ có trình độ cử nhân và thạc sĩ, tiến sĩ phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy Lịch sử Đảng.

Bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam đã được giảng dạy có hệ thống và ngày càng được nâng cao chất lượng tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, các trường Chính trị Trung ương, tỉnh, thành phố, các trường đoàn thể, lực lượng vũ trang và các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp trong cả nước.

Ở các địa phương, việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ, lịch sử cách mạng, lịch sử truyền thống được triển khai sâu rộng. Đến nay, về cơ bản các tỉnh, thành phố đã biên soạn và xuất bản lịch sử đảng bộ đến năm 1975 và đang nghiên cứu, biên soạn thời kỳ 1975-2000.

Ý nghĩa, kết quả của công tác nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng đã góp phần làm rõ sự ra đời, phát triển và vai trò lãnh đạo của Đảng-nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam; tổng kết những kinh nghiệm về xây dựng Đảng; giáo dục truyền thống, bồi dưỡng ý chí và tình cảm cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta; giới thiệu Lịch sử Đảng ta với đồng chí, bạn bè quốc tế và góp phần đấu tranh chống lại các thế lực thù địch mưu toan xuyên tạc lịch sử, chống lại Đảng ta và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

- Thành tựu cụ thể:

a. Nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền về vị trí, vai trị của công tác nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng được nâng cao

Việc nhận thức rõ chuyên ngành khoa học thuộc khoa học lịch sử này là điều hết sức có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Nó chẳng những tác động đến q trình nghiên cứu triển khai của chuyên ngành Lịch sử Đảng, tác động đến nhận thức và chỉ đạo, phối hợp trong phạm vi chuyên ngành Lịch sử Đảng từ Trung ương đến cơ sở mà còn giúp cho giới nghiên cứu chuyên ngành nhận thức rõ vị trí của Lịch sử Đảng đối với lịch sử dân tộc, lịch sử của các ban, ngành, đoàn thể dưới sự lãnh đạo của Đảng và hơn nữa nhận rõ Lịch sử Đảng với tư cách là một chuyên ngành với nghiên cứu lý luận, với chính trị học và cuộc đấu tranh tư tưởng lý luận trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.

Điều mới mẻ là Đảng ngày càng nhận thức rõ hơn: Lịch sử Đảng là một khoa học. Nhận thức nghiên cứu Lịch sử Đảng là một bộ phận của công tác lý luận chính trị. Nghiên cứu Lịch sử Đảng khơng chỉ là trình bày một cách hệ thống, tồn diện q trình ra đời và phát triển của Đảng, lịch sử quá trình đấu tranh để xây dựng đường lối chính trị trên cơ sở vận dụng lý luận Mác-Lênin vào Việt Nam mà còn quan trọng hơn là rút ra những kinh nghiệm lịch sử được lặp đi lặp lại, nâng nhận thức của Đảng từ tư duy kinh nghiệm đến tư duy khoa học, khoa học hóa sự lãnh đạo của Đảng trong lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đồng chí Lê Duẩn từng nói, tổng kết kinh nghiệm là một phương pháp hết sức quan trọng để nâng cao trình độ lý luận và năng lực công tác của cán bộ đảng viên và cũng là một phương pháp rất tốt để khắc phục những xu hướng giáo điều chủ nghĩa và kinh nghiệm chủ nghĩa, tăng cường sự nhất trí về tư tưởng của Đảng.

Đây là một yêu cầu khách quan trong sự phát triển của Đảng. Quá trình xây dựng đường lối chính trị lúc này là xây dựng hệ thống lý luận về cách mạng Việt Nam của Đảng phải được nghiên cứu, tổng kết nhằm bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện đường lối cho mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ cụ thể của Lịch sử Đảng. Từ sự chỉ rõ những diễn biến thực tiễn của phong trào, tổng kết thực tiễn qua việc thực hiện đường lối để điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ đó chính là làm cho việc nghiên cứu Lịch sử Đảng góp phần vào việc nghiên cứu lý luận, trở thành một bộ phận của nghiên cứu lý luận.

Quá trình Đảng ta ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt Nam cũng là q trình tìm tịi, xây dựng hệ thống lý luận về cách mạng Việt Nam. Lịch sử của Đảng qua ba thời kỳ lớn: đấu tranh giành chính quyền, lãnh đạo cuộc kháng chiến thần thánh 30 năm chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược và tìm đường lên chủ nghĩa xã hội là lịch sử khơng ngừng hồn chỉnh đường lối cách mạng để giành thắng lợi. Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận rõ hơn ai hết lý luận Mác-Lênin là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động. Nhưng lý luận về con đường tiến lên của cách mạng Việt Nam là

quá trình vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn. Dù là Lịch sử Đảng hay lịch sử các đảng bộ đều phải trình bày rõ quá trình vận dụng lý luận vào thực tiễn, chỉ ra những bài học thành công và chưa thành cơng nhìn từ góc độ lý luận làm cho tư duy lý luận của Đảng ngày càng trưởng thành, ngày càng hoàn thiện và nâng cao. Nghiên cứu Lịch sử Đảng càng làm tốt nhiệm vụ tổng kết thực tiễn, nâng cao năng lực nhận thức và giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra chính là làm cho tư duy lý luận của Đảng càng hồn chỉnh và đáp ứng những địi hỏi khách quan của nhu cầu phát triển.

Lịch sử Đảng là một chuyên ngành khoa học thuộc khoa học lịch sử và nó tồn tại khách quan. Nghiên cứu và trình bày kết quả nghiên cứu Lịch sử Đảng lại có quan hệ hết sức chặt chẽ với cơng tác chính trị tư tưởng của Đảng, góp phần đắc lực vào cuộc đấu tranh tư tưởng chính trị trước mắt và lâu dài. Cũng giống như lịch sử dân tộc, Lịch sử Đảng là một dịng chảy liên tục, khơng lặp lại. Nhận thức đúng, nhận thức rõ sự vận động khách quan có tính quy luật của sự phát triển giúp cho đảng viên và quần chúng nhân dân hiểu, tin vào sự lãnh đạo của Đảng. Từ sự nghiên cứu một cách nghiêm túc, khách quan, sẽ tạo cơ sở khoa học cho niềm tin của đảng viên, của quần chúng. Hiểu rõ cái được và cái chưa được, thấy rõ thắng lợi cũng như hiểu rõ nguyên nhân của sự chưa thắng lợi, thậm chí thất bại sẽ là cơ sở tạo ra sự ổn định chính trị, sự ổn định tư tưởng để nhân lên hoặc hạn chế cái thành công và chưa thành công cho công việc trước mắt.

Nghiên cứu lịch sử tồn Đảng sẽ góp phần khẳng định sự lãnh đạo của Đảng, khẳng định lý luận Mác-Lênin, khẳng định vai trò của lãnh tụ của Đảng nhằm giáo dục truyền thống tốt đẹp cho các thế hệ. Nó giúp cho các thế hệ nối tiếp nâng cao lịng tự hào tự tơn dân tộc, giúp cho các thế hệ hiểu lịch sử của dân tộc, của Đảng, hiểu điểm xuất phát của mình để có cách nhìn cách đi phù hợp. Các Ban Thường vụ, chính quyền các tỉnh, thành phố và các cơ quan đào tạo Lịch sử Đảng trong cả nước đã ra các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, thông tri, kế hoạch hướng dẫn về nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy Lịch sử Đảng

Cộng sản Việt Nam. Ngay sau khi có Chỉ thị 15-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) và Kế hoạch 04/KH-HVCTQG của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, nhiều nơi tổ chức các hội nghị, các lớp tập huấn để quán triệt, triển khai kịp thời, tích cực và sâu rộng trong cán bộ, đảng viên.

Các chỉ thị, nghị quyết, thông tri, hướng dẫn của các tỉnh ủy, thành ủy đều xác định công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục Lịch sử Đảng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và yêu cầu triển khai công tác này với quy mơ lớn, dưới những hình thức phong phú, đa dạng.

Nhiều cấp ủy Đảng đã đưa nội dung công tác nghiên cứu, biên soạn, xuất bản Lịch sử Đảng vào nghị quyết Đại hội Đảng và yêu cầu phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu, biên soạn, xuất bản lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống cách mạng; nâng cao chất lượng giảng dạy lịch sử đảng bộ địa phương trong các trường chính trị tỉnh, thành phố, các trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện, thị xã và hệ thống trường phổ thơng.

Đặc biệt, một số cấp ủy coi việc hồn thành nhiệm vụ nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng thành tiêu chí để bình xét đảng bộ “Trong sạch, vững mạnh”.

Đến nay, qua hơn 25 năm đổi mới, sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 15-CT/TW và Kế hoạch 04/KH-HVCTQG, nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền trong cả nước về vị trí, vai trị của cơng tác nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng có nhiều chuyển biến tích cực. Q trình triển khai cơng tác nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng bộ địa phương đã thu hút được sự tham gia đông đảo của các nhà khoa học lịch sử, các cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ chủ chốt, các nhân chứng lịch sử, đông đảo quần chúng nhân dân và đạt được những kết quả đáng khích lệ, đã đóng góp, bổ sung nhiều tư liệu, sự kiện có giá trị, ngày càng làm rõ hơn những vấn đề lịch sử chung toàn Đảng, lịch sử của đảng bộ địa phương, ban, ngành, đoàn thể.

b. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác Lịch sử Đảng được củng cố, kiện tồn, có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng

Trước đổi mới năm 1986 và kể cả trước khi khi có Chỉ thị số 15- CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX), tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm cơng tác Lịch sử Đảng cịn thiếu sự tập trung thống nhất, với nhiều tên gọi khác nhau, như Tổ, Bộ phận, Tiểu ban hoặc Phòng Lịch sử Đảng, trực thuộc Ban Tuyên giáo, cấp ủy hoặc văn phòng cấp ủy; 15/61 tỉnh, thành phố chưa thành lập được Phòng Lịch sử Đảng. Trong hoạt động, các Phòng Lịch sử Đảng cũng chỉ giải quyết được những công việc cụ thể về tổ chức biên soạn, theo dõi, nắm bắt, tổng hợp các hoạt động chung, mà chưa chủ động tổ chức nghiên cứu, thẩm định, chỉ đạo, triển khai công tác Lịch sử Đảng ở các quận, huyện, các ban ngành, đoàn thể ở địa phương.

Sau khi có Chỉ thị 15-CT/TW của Ban Bí thư (2002), Ban Thường vụ, cấp ủy đảng, chính quyền các tỉnh, thành phố trong cả nước đã quan tâm đến việc củng cố, kiện tồn tổ chức bộ máy phịng Lịch sử Đảng. Nhờ đó, tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác Lịch sử Đảng được tăng cường, củng cố một bước và có nhiều chuyển biến tích cực.

Đến hết năm 2010, 63 tỉnh, thành phố đã thành lập được tổ chức bộ máy làm công tác Lịch sử Đảng, trực thuộc Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, thành ủy, do đồng chí Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban Tun giáo tỉnh ủy, thành ủy trực tiếp phụ trách. Trong đó, có 53 tỉnh, thành phố thành lập Phịng Lịch sử Đảng; 2 tỉnh thành lập Phòng Khoa giáo-Lịch sử Đảng; 8 tỉnh thành lập Phịng Lý luận Chính trị và Lịch sử Đảng.

Được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đội ngũ cán bộ làm cơng tác Lịch sử Đảng ở các tỉnh, thành phố ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng được tốt hơn những yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Tổng số cán bộ Phòng Lịch sử Đảng, thuộc Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, thành ủy hiện nay có hơn 170 đồng chí, trong đó hầu hết đều có trình độ đại học trở lên, 100% cán bộ có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên. Đa số cán bộ đều trải qua hoạt động thực tiễn tại địa phương, có bản lĩnh chính trị, tuyệt đối trung thành với lý tưởng của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhiều cán bộ có

thâm niên cơng tác, có nhiều kinh nghiệm, gắn bó và tâm huyết với cơng tác Lịch sử Đảng. Đây là lực lượng nòng cốt, hạt nhân, trực tiếp triển khai, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy Lịch sử Đảng ở các địa

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy lịch sử đảng cộng sản việt nam (1986 2010) (Trang 56 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w