Nhận thức đầy đủ tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy Lịch sử Đảng

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy lịch sử đảng cộng sản việt nam (1986 2010) (Trang 81 - 84)

giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (1986-2010)

2.2.1. Nhận thức đầy đủ tầm quan trọng và sự cần thiết của công tácnghiên cứu, biên soạn và giảng dạy Lịch sử Đảng nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy Lịch sử Đảng

Trong dịp kỉ niệm 30 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định Lịch sử Đảng là “một pho lịch sử bằng vàng”. Với ý nghĩa và tầm quan trọng của khoa học Lịch sử Đảng, đặc biệt là trong thời kì đổi mới đất nước, ngày 28-8-2002 Ban Bí thư ra Chỉ thị số 15-CT/TW về Tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ những nhận thức đó, đặt ra yêu cầu đối với người nghiên cứu và giảng dạy Lịch sử Đảng là cần phải làm cho Lịch sử Đảng được khẳng định như một môn khoa học, bằng việc khắc phục những mặt hạn chế trong thực tế kết quả nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng như: Chỉ dừng lại ở trình bày các sự kiện, hiện tượng lịch sử mà thiếu tư duy khái quát logic để rút ra những kết luận có giá trị khoa học, cũng có khi lại nặng về khái quát mà còn thiếu những chất liệu, sự kiện lịch sử, dễ rơi vào chủ quan, áp đặt. Lại có những trường hợp, trình bày Lịch sử Đảng chỉ dừng lại ở phân tích đường lối, quan điểm của Đảng, hệ thống hố nghị quyết mà thiếu hẳn hoặc ít trình bày hiện thực lịch sử sôi động, phong phú được hướng dẫn bởi các nghị quyết đó và khơng ít trường hợp hiện thực lịch sử đó đã góp phần điều chỉnh nhận thức, đường lối, quan điểm của Đảng. Như vậy, trong nghiên cứu, trình bày Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cần phải phân biệt rõ với lịch sử dân tộc thời kỳ có Đảng hoặc lịch sử quân sự, lịch sử chiến tranh, nhất là trình bày 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Để khoa học Lịch sử Đảng “có tác dụng lớn đối với việc nâng cao trình độ lý luận, tư tưởng trong Đảng và giúp ích thiết thực cho công tác lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Phải phấn đấu nâng cao chất lượng tổng kết, không chỉ dừng lại ở mức kinh nghiệm cụ thể, rời rạc mà phải đem chủ nghĩa Mác-Lênin soi rọi vào thực tế, nâng cao những kinh nghiệm cụ thể lên trình độ lý luận và tư tưởng, do đó rút ra những bài học sâu sắc, sinh động để giáo dục cho toàn Đảng”, cần phải đổi mới nhận thức về vai trị, vị trí của tư liệu lịch sử đối với công tác nghiên cứu và biên soạn Lịch sử Đảng. Để từ đó địi hỏi người cán bộ nghiên cứu và giảng dạy Lịch sử Đảng phải thường xuyên đổi mới cách thức, biện pháp trong công tác sưu tầm, lưu trữ, thẩm định, khai thác các nguồn tư liệu lịch sử trên cơ sở nắm vững và vận dụng phương pháp luận mácxít, góp phần giữ gìn và phát huy hơn nữa giá trị của khoa học Lịch sử Đảng.

Kết quả đạt được của công tác nghiên cứu, biên soạn, giảng dạy Lịch sử Đảng trong thời gian qua đã khẳng định sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp bộ Đảng. Nơi nào có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, nơi đó làm tốt cơng tác nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng. Sự quan tâm đã được thể hiện trong việc đề ra chủ trương cơng tác thích hợp và thường xuyên kiểm tra việc tổ chức thực hiện, chú ý đến đội ngũ cán bộ chuyên trách và tạo những điều kiện cần thiết để họ hoàn thành nhiệm vụ. Một số cơ quan đã phân công cán bộ chuyên trách công tác nghiên cứu Lịch sử Đảng.

Trong quá trình tổ chức nghiên cứu, biên soạn, giảng dạy Lịch sử Đảng bộ trong một thời kỳ, cấp ủy đã cử những đồng chí lãnh đạo chủ chốt (bí thư, phó bí thư, thường vụ) vào ban chỉ đạo biên soạn, giảng dạy. Việc thống nhất trong chủ trương và phối hợp chặt chẽ giữa cấp ủy Đảng, chính quyền đã tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành việc nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy Lịch sử Đảng.

Đổi mới việc tổ chức thực hiện. Sau khi đã có chủ trương của cấp ủy, việc tổ chức thực hiện là khâu quan trọng, quyết định đến tiến độ và chất lượng của cuốn Lịch sử Đảng bộ. Để giúp cấp ủy chỉ đạo việc thực hiện, các tỉnh, thành lập ban chỉ đạo biên soạn và biên tập. Lực lượng ban biên tập chủ yếu dựa vào số cán bộ làm công tác nghiên cứu Lịch sử Đảng của các tỉnh, thành. Số cán bộ trên đã được đào tạo, yêu nghề và đã tích lũy được một số kinh nghiệm trong công tác. Tùy theo yêu cầu mà mời thêm một số cán bộ am hiểu về lịch sử tham gia biên tập. Giúp cho ban biên tập cịn có một vài cán bộ làm tư liệu. Nhưng tốt nhất là cán bộ biên tập tự làm tư liệu. Căn cứ vào kế hoạch của ban chỉ đạo, chủ biên lập kế hoạch cụ thể cho từng khâu công việc: sưu tầm, xác minh tư liệu, xây dựng đề cương, viết bản thảo, tổ chức lấy ý kiến về bản thảo, hồn thành bản thảo lần cuối, trình cấp ủy duyệt, chuẩn bị phần phụ lục, ảnh, bản đồ, sơ đồ…

Để viết Lịch sử Đảng bộ của một tỉnh, thành, cần phải phối hợp chặt chẽ giữa bộ phận nghiên cứu với các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh trong

việc sưu tầm tư liệu. Cuốn sử chỉ hay, phong phú và hấp dẫn khi dựa trên nguồn tư liệu đầy đủ và chính xác. Bên cạnh đó, một khâu khá quan trọng cần lưu ý là cung cấp kinh phí, tạo mọi điều kiện, phương tiện để hồn thành bản thảo cuốn Lịch sử Đảng bộ.

Trong nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục-đào tạo của hệ thống trường chính trị, đặc biệt là ở Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam là một trong những bộ mơn lý luận cơ bản, giữ vai trị quan trọng trong việc đào tạo cán bộ. Từ những trang sử oanh liệt của Đảng, bộ môn Lịch sử Đảng giúp cho học viên nâng cao tình cảm, niềm tin vào Đảng và con đường đi lên của dân tộc. Từ những tổng kết mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc, những bài học trong quá trình lãnh đạo của Đảng, bộ môn Lịch sử Đảng trang bị cho học viên phương pháp luận, nghệ thuật lãnh đạo-hành trang không thể thiếu đối với mỗi một cán bộ trong cuộc đổi mới hiện nay.

Có tình trạng trên là do chưa thấy rõ tầm quan trọng của công tác nghiên cứu Lịch sử Đảng, chưa thấy mối liên hệ hữu cơ của nó với cơng tác xây dựng Đảng, đặc biệt là công tác tư tưởng; cơng tác bồi dưỡng cán bộ, đảng viên và nói rộng ra là cơng tác xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Cơng tác nghiên cứu Lịch sử Đảng góp phần tích cực khẳng định và củng cố vai trị lãnh đạo của giai cấp cơng nhân trong cách mạng Việt Nam, phát huy truyền thống cách mạng, củng cố lòng tin tưởng và tự hào chính đáng của cán bộ, đảng viên đối với Đảng, góp phần tăng cường đồn kết, nhất trí trong Đảng, nâng cao trình độ lãnh đạo và năng lực cơng tác cho cán bộ, đảng viên để hoàn thành mọi nhiệm vụ. Nếu các cấp ủy đều nhận thức đúng tầm quan trọng và dành thời gian thích hợp để chỉ đạo thì cơng tác nghiên cứu Lịch sử Đảng nhất định sẽ đạt được kết quả tốt.

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy lịch sử đảng cộng sản việt nam (1986 2010) (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w