Luôn luôn chăm lo và đổi mới công tác tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy Lịch sử Đảng

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy lịch sử đảng cộng sản việt nam (1986 2010) (Trang 84 - 88)

dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Cán bộ nghiên cứu và giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cần có phẩm chất đạo đức trong sáng, bản lĩnh chính trị vững vàng, có vốn thực tiễn và hiểu biết rộng. Giảng viên Lịch sử Đảng phải là người thực sự tâm huyết, say mê tìm tịi, nghiên cứu, phát hiện với tinh thần trách nhiệm cao về chính trị đối với quá khứ, hiện tại và tương lai, đối với Đảng, nhân dân và đất nước. Giảng Lịch sử Đảng không chỉ là truyền thụ kiến thức Lịch sử Đảng mà cịn góp phần nâng cao thế giới quan, nhân sinh cộng sản chủ nghĩa, góp phần bồi dưỡng lý tưởng, đạo đức cách mạng và niềm tin cho người học. Vì vậy có kiến thức sâu sắc, vốn sống phong phú, phương pháp sư phạm phù hợp.

Để làm tỏa sáng “pho lịch sử bằng vàng” của Đảng, đội ngũ cán bộ nghiên cứu và giảng dạy Lịch sử Đảng không chỉ địi hịi phải phát huy trình độ chun mơn, mà cịn phải có tâm huyết, say mê với nghề nghiệp, từ đó đổi mới nội dung bài giảng, đổi mới phương pháp trình bày trên cơ sở nắm vững và vận dụng phương pháp luận mác xít trong cơng tác biên soạn và giảng dạy, góp phần giữ gìn và phát huy hơn nữa giá trị của khoa học Lịch sử Đảng.

Về vấn đề này, từ năm 1974, trong Thơng tri số 309-TT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, ngày 9-12-1974 Về một số công tác của Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng, Đảng ta đã chỉ rõ những tiêu chuẩn của người làm công tác nghiên cứu Lịch sử Đảng là: “Có trình độ nghiên cứu độc lập và phẩm chất cách mạng tốt… phải giữ vững về chính trị, nhất trí với quan điểm, đường lối của Đảng, có trình độ hiểu biết cơ bản về lý luận Mác-Lênin, hiểu biết sâu sắc về Lịch sử Đảng ta và lịch sử dân tộc, hiểu biết cấn thiết về lịch sử phong trào cộng sản và cơng nhân quốc tế; có trình độ văn hóa và khả năng nghiên cứu, có phương pháp nghiên cứu đúng đắn, có năng lực tổng kết kinh nghiệm; có phẩm chất đạo đức cách mạng tốt và phải có q trình cơng tác thực tiễn nhất định”.

Nếu có phương pháp phù hợp, giảng viên sẽ tiếp nhận khơng ít những vấn đề đặt ra của học viên, nhất là những vấn đề lý luận liên hệ với thực tiễn. Biết phát huy tự do tư tưởng cũng sẽ có khơng ít những ý kiến tranh luận kéo

dài. Không biết đặt ra những vướng mắc, mâu thuẫn trong nhận thức, không biết thảo luận và tranh luận sẽ khơng có tư duy độc lập và sáng tạo. Tình trạng đều đều thầy giảng, trị ghi để kết thúc buổi học càng sớm càng có lợi cho đôi bên kéo dài nhiều năm sẽ được khắc phục khi người giảng viên có phương pháp truyền thụ kiến thức phù hợp với đối tượng học viên. Chuyển đổi phương thức giảng dạy của người thầy là chuyển đổi một tập quán nghề nghiệp nên không thể suôn sẻ dễ dàng ngay từ lúc ban đầu. Phương pháp khuyến khích tư duy độc lập sáng tạo của học viên, nếu gọi là cũ cũng hoàn toàn đúng, vì ai cũng đã biết; nhưng nếu gọi là mới, là hiện đại cũng hồn tồn có lý vì chưa mấy ai thực hiện đến nơi, đến chốn trong điều kiện hiện nay, vì cả thế giới đang quan tâm đến nó.

Cán bộ, đảng viên về học các lớp tập trung tại Học viện (hệ lý luận cao cấp và cử nhân) đều là những cán bộ lãnh đạo, quản lý đương chức và trong qui hoạch, được đào tạo, bồi dưỡng để đảm nhiệm những cương vị cao hơn. Các học viên đó đã tốt nghiệp đại học, có đồng chí đã có học vị thạc sĩ, tiến sĩ… Với đối tượng như thế, cần phải suy nghĩ cải tiến phương pháp giảng dạy môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam thế nào cho phù hợp và có hiệu quả. Những học viên đó đã học Lịch sử Đảng ở các trường đại học, nay về Học viên nghe giảng lại (dù sâu sắc hơn) quá trình Lịch sử Đảng, các sự kiện… rõ ràng là khơng cần thiết và dù sao cũng mới chỉ cung cấp những tri thức Lịch sử Đảng. Vấn đề quan trọng hơn là từ hiện thực lịch sử phong phú mà nâng cao tầm tư duy khoa học, tư duy chiến lược cho học viên, trang bị cho họ phương pháp luận khoa học, khả năng nắm bắt và đánh giá, nhận thức quy luật khách quan để giúp họ nâng cao tầm nhìn và góp phần nâng cao năng lực và khả năng lãnh đạo.

Để đạt được yêu cầu đó cần thiết phải hướng người học vào nghiên cứu các thời kỳ lịch sử với những sự kiện nổi bật và những bước ngoặt lịch sử. Vì nếu khơng đó điều kiện đó thì khơng cịn là khoa học lịch sử. Nhưng mặt khác quan trọng hơn là phải nên và cần thiết trình bày theo những vấn đề (chuyên

đề nhỏ) trong từng thời kỳ. Những vấn đề đó có ý nghĩa tổng kết và nâng cao cả nhận thức, khả năng tư duy và tầm nhìn chiến lược cho học viên.

Chính vì vậy, hiện nay địi hỏi các bài giảng Lịch sử Đảng phải đổi mới toàn diện từ nội dung truyền đạt đến cách thức và phương pháp trình bày của người giảng viên, có như vậy khoa học Lịch sử Đảng mới có thể thực hiện tốt vai trị, vị trí của nó trong cơng tác giáo dục, tun truyền và nâng cao trình độ lý luận, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Để đạt được những yêu cầu nói trên, mỗi một cán bộ nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng nói chung cần phải nỗ lực phấn đấu: Không ngừng học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt (chun mơn, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học…). Muốn nâng cao tồn diện, cán bộ khoa học phải biết tranh thủ tất cả những thời cơ tranh thủ được, tận dụng tất cả những hình thức đào tạo (tại chức, đào tạo lại, bổ túc kiến thức), cả trong giờ hành chính, ngồi giờ… và phải xác định tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ là chính. Cố gắng nắm bắt các nguồn thơng tin mới, các kiến thức từ thực tiễn cuộc sống dưới mọi hình thức.

Thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức trong sáng, quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của đảng, thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng. Thực hiện nói và viết theo đúng đường lối, nghị quyết của Đảng. Phải công phu dày công sưu tầm, nghiên cứu tài liệu, nắm vững nội dung, tiến trình khơng chỉ của Lịch sử Đảng mà cả lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới.

Những tiêu chuẩn nói trên là một thể thống nhất, khơng thể tách rời nhau. Người làm công tác nghiên cứu và giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam không thể thiếu được một trong những tiêu chuẩn cơ bản đó.

Hơn 45 năm qua (kể từ ngày ra đời ngành Lịch sử Đảng) cán bộ nghiên cứu và giảng dạy Lịch sử Đảng đã đạt nhiều thành tựu, góp phần tích cực vào việc tổng kết kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, trong hoạch định đường lối chính sách và cuộc đấu tranh tư tưởng lý luận hiện nay. Trong những thành tựu đó, có sự đóng góp đáng kể của đội ngũ cán bộ khoa học

nghiên cứu và giảng dạy Lịch sử Đảng trong hệ thống Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy lịch sử đảng cộng sản việt nam (1986 2010) (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w