Kết quả đổi mới công tác giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy lịch sử đảng cộng sản việt nam (1986 2010) (Trang 76 - 81)

Việt Nam

2.1.1.1 Thành tựu nổi bật

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ lý luận có trình độ đại học, sau đại học có nhiều tiến bộ.

Quy mơ đào tạo được mở rộng; chương trình đào tạo, nội dung giáo trình, bài giảng và phương pháp giảng dạy có đổi mới. Cán bộ qua đào tạo ở Học viện được nâng cao trình độ lý luận chính trị, đổi mới tư duy đáp ứng tốt hơn những đòi hỏi ngày càng cao của công cuộc đổi mới.

Phương pháp luận khoa học bao gồm lý luận nhận thức và những phương pháp cụ thể về nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng. Đây là vấn đề rất quan trọng của khoa học Lịch sử Đảng.

Khoa học là q trình tìm tịi, phát triển, qua tranh luận để tìm ra chân lý, tìm ra nhận thức đúng đắn và đó là phương sách hữu hiệu nhất để bảo đảm chất lượng tốt của các cơng trình khoa học.

Năm 1966, đã có nhiều hội nghị bàn về phương pháp luận sử học, trong đó bước đầu đề cập tính đảng và tính khoa học của bộ mơn Lịch sử Đảng. Các bước trong khi nghiên cứu là: Xuất phát từ chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác-Lênin để nghiên cứu phương pháp luận khoa học Lịch sử Đảng. Sau đó, vận dụng vào thực tế nghiên cứu, đúc kết kinh nghiệm Lịch sử Đảng trong mấy chục năm qua. Các bước đó tác động lẫn nhau trong một thể thống nhất. Trong thực tế 25 năm qua, chuyên ngành Lịch sử Đảng là mạnh dạn tiến hành nghiên cứu, từ đó tổng kết kinh nghiệm rồi đem đối chiếu, phân tích những vấn đề lý luận nhận thức lịch sử, dần dần định hình những quan niệm về phương pháp luận khoa học Lịch sử Đảng.

Nội dung phương pháp luận khoa học Lịch sử Đảng có nhiều vấn đề, địi hỏi phải được nghiên cứu lâu dài, phải có sự tập trung trí tuệ của cả đội ngũ nghiên cứu, giảng dạy và phải thường xuyên đem ra trao đổi, thảo luận. Làm như vậy, không tham vọng sẽ tạo ra được sự thống nhất một cách hình thức tồn bộ quan niệm về những vấn đề phương pháp luận Lịch sử Đảng rồi trên cơ sở đó áp dụng một cách máy móc những điều đã thống nhất vào cơng tác nghiên cứu và giảng dạy Lịch sử Đảng, mà qua quá trình nghiên cứu và thảo luận rộng rãi những vấn đề phương pháp luận có thể sẽ định ra được hướng nhận thức để từ đó vận dụng vào công tác nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng. Bởi vì, bản thân Lịch sử Đảng phong phú, do đó, cách thể hiện, trình bày để dựng lại bức tranh chân thực của Lịch sử Đảng cũng muôn màu, mn vẻ, khơng thể có những cơng thức để áp dụng một cách cứng nhắc vào công tác nghiên cứu.

Đối tượng của khoa học Lịch sử Đảng nếu diễn đạt một cách ngắn gọn có thể như sau: nghiên cứu sự ra đời, quá trình hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cần xác định mối quan hệ cái bộ phận với cái tồn thể giữa lịch sử Việt Nam (thơng sử) với Lịch sử Đảng. Lịch sử dân tộc Việt Nam từ khi có Đảng khơng đồng nhất với Lịch sử Đảng nhưng là thời kỳ ghi dấu ấn đậm nét sự hoạt động của Đảng, những ảnh hưởng quan trọng, thậm chí có tính chất

quyết định của Đảng đối với những bước phát triển của dân tộc. Mối quan hệ giữa Đảng-giai cấp-dân tộc là mối quan hệ khăng khít trong lịch sử hiện đại Việt Nam. Do vậy, đối tượng của bộ môn lịch sử cũng là bộ phận không thể tách rời của đối tượng bộ môn lịch sử dân tộc Việt Nam.

Sự ra đời và quá trình hoạt động của Đảng khơng phải vì mục đích tự thân mà vì mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Trong q trình đó, Đảng chịu sự tác động của tồn bộ hoàn cảnh lịch sử trong nước, khu vực và quốc tế và đến lượt mình, Đảng tác động trở lại đối với hoàn cảnh lịch sử của trong nước, khu vực và quốc tế. Nghiên cứu Lịch sử Đảng là nghiên cứu sự tác động lẫn nhau ấy. Thật sai lầm khi nghiên cứu Lịch sử Đảng mà lại nghiên cứu một cách biệt lập. Đảng sống trong lòng dân tộc và giai cấp, trong lòng thế giới đầy biến động. Sự ra đời, vai trò lãnh đạo của Đảng khơng tự nhiên mà có và khơng phải cứ tự nhận mà được. Đó là một kết quả tác động khách quan, chủ quan của nhiều yếu tố, trong đó có sự vận động, phát triển của dân tộc và hoạt động của Đảng.

2.1.1.2. Hạn chế chủ yếu

Bên cạnh những thành tích đã đạt được, cơng tác nghiên cứu và giảng dạy Lịch sử Đảng cịn có những khuyết điểm nhất định. Do đó, nhận thức chưa đúng vị trí, chức năng của mơn Lịch sử Đảng trong hệ thống các khoa học trong hệ thống giáo dục của Đảng và Nhà nước khiến cho trong xã hội ai cũng nói mơn Lịch sử Đảng quan trọng nhưng khơng muốn tham gia, có xu hướng coi nhẹ môn Lịch sử Đảng để dành thời gian cho các khoa học khác có cơ hội việc làm và thu nhấp cao hơn.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa thật gắn chặt với quy hoạch cán bộ và việc thực hiện chiến lược cán bộ của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nội dung, chương trình đào tạo tuy có đổi mới nhưng cịn chậm, cịn thiếu nhiều loại tri thức hiện đại và kỹ năng cần thiết đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý; cơ cấu và thời lượng của các môn học chưa thật hợp lý.

Phương thức đào tạo, phương pháp giảng dạy chưa kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, giữa nâng cao tri thức với rèn luyện đạo đức và phương pháp lãnh đạo, quản lý; chưa phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo của người học.

Bên cạnh sự quan tâm và tập trung chỉ đạo của đa số các cấp ủy, vẫn cịn một số nơi chưa dành cho cơng tác nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng một sự quan tâm thích đáng. Ngun nhân có thể do chưa thấy tác dụng của công tác nghiên cứu Lịch sử Đảng hoặc do quá bận chỉ đạo các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phịng của địa phương.

Cần nhấn mạnh lịch sử bản thân tổ chức, bộ máy, xây dựng Đảng cịn rất ít được phản ánh trong các trang sách Lịch sử Đảng. Dường như nhiều tác phẩm Lịch sử Đảng đã lấn sân sang lịch sử cách mạng, lịch sử quân sự…. Đảng hoạt động trong việc đề ra đường lối, chủ trương; trong việc lãnh đạo toàn xã hội thực hiện đường lối, chủ trương đó, trong việc xây dựng chính bản thân mình. Sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam là q trình tìm tịi, nắm vững và vận dụng các quy luật xã hội vào việc lãnh đạo cách mạng Việt Nam qua các thời kỳ. Lịch sử là sự phản ánh các sự kiện. Nhưng đồng thời cần phản ánh các quy luật hoạt động của Đảng. Điều này là khó nhưng cần thiết và đó là sự địi hỏi cao của nghiên cứu đối tượng Lịch sử Đảng. Chính vì thế, những người nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng phải tăng cường trao đổi ý kiến về phương pháp luận và đối tượng của Lịch sử Đảng nhằm thúc đẩy sự phát triển khoa học Lịch sử Đảng.

Đội ngũ cán bộ làm cơng tác Lịch sử Đảng cịn thiếu và chưa thật ổn định. Việc đầu tư ngân sách cho công tác nghiên cứu giảng dạy Lịch sử Đảng cịn hạn chế. Cơng tác giáo dục truyền thống cách mạng thông qua các cuốn lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống của ngành vẫn chưa thường xuyên, liên tục nên hiệu quả chưa cao.

Chúng ta thiên về cung cấp sự kiện, tư liệu mà chưa chú ý lắm đến bài học, chưa thật chú trọng đến bồi dưỡng tư duy về lịch sử, học sử để làm gì, vận dụng kiến thức lịch sử để làm gì trong cuộc sống đương đại.

Phải tăng cường củng cố các cơ quan nghiên cứu về lịch sử. Viết sử hiện nay ta đã có nhiều thành tựu, nhiều cơng trình, nhưng chưa thật hấp dẫn. Hình như sách lịch sử càng to, càng dày, càng kém hấp dẫn. Phải làm sao đưa được văn, thơ vào sử và ngược lại. Bác Hồ từng viết lịch sử Việt Nam bằng thơ. Sử phải có chất văn, thậm chí phải là hùng văn mới xứng tầm với lịch sử dân tộc.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải thừa nhận phần lớn phương pháp dạy môn lịch sử ở trong các trường vẫn là phương pháp truyền thống đọc và chép. Vì thế, khi kiểm tra, đánh giá, giáo viên chủ yếu đưa ra các câu hỏi như yêu cầu nêu, trình bày, giới thiệu. Đại đa số các câu hỏi khơng có nội dung liên hệ thực tế, chưa gần gũi với cuộc sống đời thường.

Việc dạy và kiểm tra theo phương pháp truyền thống khơng hồn tồn tiêu cực nhưng nó đã tạo một ý niệm khó xóa bỏ rằng đây là mơn học lý thuyết, chỉ cần học thuộc nhớ nhiều là được. Vì thế người học xong chỉ trong thời gian ngắn là qn, mà có nhớ thì sự kiện này lại ghép với sự kiện khác.

Về giảng dạy cịn có một số bài giảng thiếu sức hấp dẫn, nặng về trình bày những chủ trương, đường lối, nghị quyết hoặc thiên về trình bày diễn biến phong trào, làm cho bài giảng bị rối bởi vô vàn những sự kiện, những hiện tượng lịch sử, thiếu tư duy khái quát, rút ra những kết luận có giá trị khoa học. Hoặc trình bày phiến diện một chiều, chỉ thấy thành tích, thắng lợi trong q trình lãnh đạo của Đảng mà khơng thấy những thiếu xót, những gay cấn hiểm nguy, những bước lùi tạm thời của cách mạng để rút ra được những bài học kinh nghiệm có giá trị thực tiễn trong lãnh đạo cách mạng để rút ra được những bài học kinh nghiệm có giá trị thực tiễn trong lãnh đạo cách mạng. Một số bài giảng chưa phù hợp với đối tượng học viên trong hệ thống Học viện…

Một là, nguyên nhân sâu khi chúng ta xác định phát triển kinh tế là

trung tâm thì đương nhiên sẽ dẫn đến lực lượng lao động có xu hướng tập trung vào những ngành kinh tế hoặc liên quan đến kinh tế có thu nhập cao hơn. Áp lực đời sống kinh tế hiện nay người nghiên cứu giảng dạy lịch sử cơ hội tìm kiếm việc làm khó khăn và thu nhấp thấp hơn ngành khác.

Hai là, trong giảng dạy Lịch sử Đảng do những nguyên nhân nằm trong

chương trình, sách giáo khoa và trong phương pháp dạy Lịch sử Đảng.

Ba là, do sự kết hợp giữa Đảng, Nhà nước, nhà trường, gia đình và xã

hội cịn chưa tốt. Chúng ta cũng chưa có nhiều tài liệu, phim hay về đề tài Lịch sử Đảng, chưa có nhiều tiểu thuyết Lịch sử Đảng góp phần giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ.

Bốn là, việc dạy và học môn Lịch sử Đảng ở nước ta chưa tận dụng

được hệ thống bảo tàng.

Năm là, cịn nhiều vấn đề về chương trình, sách giáo khoa, đội ngũ giáo

viên và phương pháp giảng dạy. Cách viết sách giáo khoa vẫn nặng về tư liệu, sự kiện, sa đà vào phân tích ngun nhân thắng lợi. Cách trình bày lịch sử khơ khan, nặng nề; phương pháp dạy học tuy gần đây có đổi mới nhưng chưa thay đổi được bao nhiêu lối truyền thụ một chiều, vẫn nặng về đọc-chép.

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy lịch sử đảng cộng sản việt nam (1986 2010) (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w