Thường xuyên đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình phục vụ ngày càng tốt hơn công tác nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy lịch sử đảng cộng sản việt nam (1986 2010) (Trang 88 - 90)

phục vụ ngày càng tốt hơn công tác nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Trong những năm qua, cùng với những xu thế chung tiến hành đổi mới công tác giáo dục lý luận, bộ mơn Lịch sử Đảng cũng đã tích cực đổi mới về cả nội dung và phương pháp cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu đào tạo trong tình hình mới.

Về việc chuyển môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam thành môn Đường lối Đảng Cộng sản Việt Nam là bước chuyển khá lớn dẫn đến nhận thức rõ hơn về môn học Lịch sử Đảng. Rõ hơn ở chỗ: người học phân biệt được đường lối của Đảng là một bộ phận quan trọng nhất của Lịch sử Đảng, hơn nữa có tác dụng gắn với cơng tác lý luận của Đảng, gắn với thực tiễn lãnh đạo của Đảng trong quá trình cách mạng và chỉ đạo mọi ngành, mọi cấp có đối tượng học tập rộng hơn, cho những người khơng chuyên sử những số liệu ngày tháng, con số … Tuy nhiên, nó cũng có những tiêu cực làm cho sự quan tâm với Lịch sử Đảng ít hơn, đối tượng nghiên cứu, giảng dạy thu hẹp hơn. Công tác nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam đang ở tình trạng khó khăn.

Về cơng tác biên soạn giáo trình và giảng dạy cần phải đặc biệt chú ý đến đối tượng học viên trong hệ thống các trường, đặc biệt là học viên theo chương trình đào tạo của hệ thống trong Học viện, các trường chính trị. Học viên không chỉ là những người đã được đào tạo cơ bản những kiến thức chun mơn mà cịn có cả q trình cơng tác, có kinh nghiệm, kiến thức thực tiễn phong phú. Vì vậy địi hỏi người giảng viên phải nắm bắt nhu cầu của người học, từ đó biết vận dụng một cách linh hoạt phương pháp trình bày cũng như nội dung cần truyền đạt cho phù hợp.

Lịch sử Đảng là một chuyên ngành trong khoa học lịch sử, nghiên cứu q trình ra đời và phát triển của chính đảng cách mạng theo chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; nghiên cứu q trình hoạt động lý luận, tư tưởng và hoạch định đường lối chính trị của Đảng; q trình chỉ đạo và tổ chức thực hiện phong trào cách mạng của quần chúng và hoạt động của Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, từ đó rút ra những bài học có tính quy luật của cách mạng Việt Nam, góp phần định hướng cho con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Là chuyên ngành của khoa học lịch sử, ngoài những đối tượng chung thuộc khoa học lịch sử, khoa học Lịch sử Đảng đòi hỏi người giảng dạy cũng như người học cần nắm chắc những vấn đề cơ bản sau:

Một là, bằng những tư liệu lịch sử, khoa học Lịch sử Đảng phải dựng

lại tất cả các sự kiện, biến cố lịch sử của quá trình lịch sử gắn liền với hoạt động và sứ mệnh lịch sử của Đảng, với tư cách là chủ thể lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Vì thế, khi nghiên cứu, giảng dạy lịch sử hoạt động của Đảng phải làm rõ mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc, giữa Đảng và quần chúng nhân dân, giữa Đảng với bộ máy Nhà nước và các tổ chức khác trong hệ thống chính trị... Do vậy, khi nghiên cứu và giảng dạy lịch sử lãnh đạo và đấu tranh của Đảng, chúng ta không được phép chỉ dừng lại trình bày sự hoạch định đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, mà cần phải làm rõ hiện thực lịch sử sinh động và phong phú thơng qua hiện thực lịch sử, thấy được vai trị lãnh đạo của Đảng trên các phương diện và vai trò tổ chức thực hiện của Đảng để đưa cách mạng đến thắng lợi.

Hai là, nghiên cứu lịch sử xây dựng Đảng là làm rõ quy luật ra đời, xây

dựng và phát triển hệ thống tổ chức của Đảng qua các giai đoạn và thời kỳ lịch sử. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của sự chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức, điều đó khơng chỉ tạo nên nền móng ban đầu mà cịn là quy luật của q trình xây dựng Đảng ta. Ở thời kỳ nào cũng đòi hỏi xây dựng Đảng vững mạnh cả về tư tưởng, chính trị và tổ chức, trên cơ sở bảo

vệ vững chắc chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Nên khi nghiên cứu lịch sử xây dựng Đảng cần phải làm rõ những khuyết điểm, vấp váp, những sai lầm tả hoặc hữu khuynh, sự tha hoá, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thì mới làm cho bộ máy của Đảng trong sạch vững mạnh.

Ba là, nghiên cứu, tổng kết những kinh nghiệm lịch sử, những bài học

của Đảng trong q trình lãnh đạo cách mạng, từ đó đi đến tổng kết những vấn đề lý luận cách mạng Việt Nam. Vì mỗi thời kỳ lịch sử gắn với việc thực hiện những chiến lược, sách lược cách mạng khác nhau, để lại những kinh nghiệm thành công và không thành công.

Bốn là, nghiên cứu, tổng kết, làm rõ những truyền thống cách mạng của

Đảng, để góp phần làm nên "kho lịch sử bằng vàng" của Đảng.

Khai thác một cách triệt để và toàn diện tư liệu Lịch sử Đảng sẽ góp phần quan trọng nâng cao chất lượng của các cơng trình nghiên cứu Lịch sử Đảng, đồng thời góp phần đổi mới cơng tác nghiên cứu Lịch sử Đảng. Hiện nay, nguồn tư liệu Lịch sử Đảng mà chúng ta lưu trữ được tương đối đầy đủ, là điều kiện thuận lợi mở ra cho khoa học Lịch sử Đảng những khả năng mới trong việc làm sáng tỏ nhiều vấn đề của Lịch sử Đảng, đặc biệt là thời kỳ Đảng cầm quyền.

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy lịch sử đảng cộng sản việt nam (1986 2010) (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w