1.2.2.1. Đổi mới công tác nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Bước vào thiên niên kỷ mới, tình hình thế giới biến đổi nhanh chóng với xu thế tồn cầu hóa. Những hoạt động chính trị, diễn biến hịa bình, bạo động, khủng bố diễn ra với số lượng và quy mô ngày càng tăng. Giương cao ngọn cờ dân chủ, nhân quyền các thế lực thù địch, phản động chĩa mũi nhọn vào nền hịa bình các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam. Những năm đầu thế kỷ XXI, tình hình thế giới và khu vực vẫn chứa đựng nhiều yếu
tố phức tạp. Tranh chấp xung đột cục bộ, hoạt động quốc tế khủng bố có thể gây mất ổn định khu vực và thế giới.
Đại hội IX (4-2001) tiếp tục định hướng ngành khoa học xã hội và nhân văn “giải đáp các vấn đề lý luận và thực tiễn, dự báo các xu thế phát triển, cung cấp luận chứng khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương chính sách phát triển kinh tế-xã hội” [18, tr.228]. Từ đó cần tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên. Quan điểm của Đảng đã vạch ra con đường cho các ngành khoa học xã hội phát triển, trong đó có ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 28-8-2002, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 15- CT/TW “tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam”. Đó là kết quả của quá trình nghiên cứu lý luận, thực tiễn từ các hội nghị tổng kết ngành, mở ra hướng đi mới cho công tác nghiên cứu và giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chỉ thị 15-CT/TW khẳng định: “Từ khi thành lập đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam-Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện đã lãnh đạo nhân dân ta giành được những thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, viết nên những trang sử vẻ vang của Đảng, của dân tộc”.
Đây là hiện thực lịch sử rất vẻ vang với những thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 thành công, lật nhào ách thống trị hơn 80 năm của đế quốc phát xít Pháp-Nhật, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á.
Thắng lợi của các cuộc kháng chiến oanh liệt để giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đánh thắng chủ nghĩa thực dân cũ và mới, hoàn thành cách mạng đào tạo dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hồ bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội; thắng lợi của sự nghiệp đổi mới và từng bước đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Chỉ thị 15-CT/TW đánh giá vai trị của cơng tác nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy Lịch sử Đảng: “Nghiên cứu sâu sắc Lịch sử Đảng là nhiệm vụ rất quan trọng nhằm làm rõ các chặng đường lịch sử và hoạt động đấu tranh của Đảng, tổng kết thực tiễn lịch sử dân tộc, nêu bật những thắng lợi, những thành tựu của cách mạng và cả những sai lầm, khuyết điểm, làm sáng tỏ những bài học, những vấn đề lý luận của cách mạng Việt Nam, giáo dục truyền thống cách mạng của Đảng, bồi dưỡng tình cảm u nước, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ đổi mới”.
Chỉ thị 15-CT/TW nhấn mạnh: “Nhiệm vụ đặt ra cho những năm trước mắt là bổ sung, hồn chỉnh những cơng trình đã có, tiếp tục nghiên cứu, biên soạn lịch sử toàn Đảng và lịch sử đảng bộ, lịch sử cách mạng các địa phương đến năm 2000”.
Để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Chỉ thị 15-CT/TW quy định một số điểm sau đây:
- Các cấp uỷ đảng từ Trung ương đến địa phương và toàn thể đảng viên cần nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trị của cơng tác nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng. Nghiên cứu, tổng kết Lịch sử Đảng là làm cho mọi cán bộ, đảng viên và toàn dân hiểu về Đảng, là giáo dục về Đảng; là tổng kết thực tiễn lịch sử làm rõ lý luận về con đường cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, làm rõ bài học và lý luận về xây dựng Đảng; là góp phần quan trọng vào cơng tác tư tưởng, lý luận của Đảng hiện nay. Công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử toàn Đảng, lịch sử các đảng bộ địa phương và một số ngành và đoàn thể ở Trung ương do Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ban thường vụ các cấp uỷ đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo về mọi mặt.
- Nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng phải bảo đảm tính đảng, tính khoa học và phục vụ đắc lực đường lối, nhiệm vụ chính trị hiện nay của Đảng, rút ra những bài học cần thiết, phát huy những truyền thống quý báu của Đảng. Phải
nâng cao chất lượng nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng, góp phần tích cực vào cơng tác tổng kết thực tiễn và cơng tác tư tưởng, lý luận của Đảng.
- Viện Lịch sử Đảng thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh là cơ quan chun mơn đầu ngành có nhiệm vụ tổ chức việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử toàn Đảng; chỉ đạo chuyên môn và hướng dẫn nghiệp vụ nghiên cứu, biên soạn lịch sử toàn Đảng đối với các địa phương và các bộ, ban, ngành và đoàn thể ở Trung ương; tham gia thẩm định các cơng trình Lịch sử Đảng, sưu tầm và quản lý tư liệu về Lịch sử Đảng phục vụ hoạt động nghiên cứu.
Chỉ thị 15-CT/TW chỉ rõ: Các tỉnh uỷ, thành uỷ chịu trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo, nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ, lịch sử cách mạng địa phương. Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, mỗi tỉnh, thành phố thành lập Phòng Lịch sử Đảng. Biên chế các Phòng lịch sử đảng từ 3 đến 4 cán bộ, riêng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có thể từ 4 đến 6 cán bộ trong tổng số biên chế được duyệt của khối Đảng.
Phịng Lịch sử Đảng có nhiệm vụ: nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ, lịch sử cách mạng địa phương; giúp cấp uỷ địa phương nghiên cứu, tổng kết những vấn đề thuộc về lịch sử đảng bộ, lịch sử cách mạng địa phương, nhằm phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, cho việc giáo dục, phát huy truyền thống cách mạng địa phương.
- Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Lịch sử Đảng cần có chế độ phối hợp hướng dẫn các cấp uỷ địa phương và Phòng Lịch sử Đảng của các tỉnh, thành phố về chun mơn. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cùng với Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Khoa giáo Trung ương, Văn phòng Trung ương, Trung tâm Khoa học và Xã hội nhân văn Quốc gia phối hợp chặt chẽ trong q trình tổ chức chỉ đạo cơng tác nghiên cứu, biên soạn và giáo dục Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và phương tiện làm việc cần thiết cho công tác lịch sử đảng từ Trung ương tới các địa phương. Kinh phí nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng lấy từ ngân sách Nhà nước.
Chỉ thị 15-CT/TW chỉ rõ: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương, Ban Khoa giáo Trung ương, Ban Tài chính-Quản trị Trung ương, các ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ chịu trách nhiệm thi hành chỉ thị này.
Chỉ thị 15/CT-TW ra đời có ý nghĩa quan trọng đối với khoa học Lịch sử Đảng. Đó là những định hướng lớn đối với cơng tác nghiên cứu và giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kì mới. Với các cơng trình nghiên cứu có chất lượng và giá trị khoa học đó thực sự là cẩm nang quý báu để khơi dậy tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng, niềm tin vào Đảng, vào Chủ tịch Hồ Chí Minh, vào sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta trong nhân dân.
- Quá trình nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Cùng với công tác nghiên cứu giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, thì việc nghiên cứu, tuyên truyền và học tập tư tưởng Hồ Chí Minh lại càng có ý nghĩa quan trọng, góp phần tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng, chủ trương đường lối của Đảng trong thời kỳ mới.
Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến nay vẫn cịn ngun giá trị, đó là sợi chỉ đỏ, kim chỉ nam cho Đảng ta trong quá trình lãnh đạo thực hiện đường lối đổi mới. Với ý nghĩa đó, ngày 17-3-2003, Ban Bí thư ra Chỉ thị 23- CT/TW về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí minh trong giai đoạn mới.
Chỉ thị khẳng định: Từ sau Đại hội VII của Đảng đến nay, cơng tác nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh đã đạt được những kết quả quan trọng; hoạt động tun truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh có nhiều cố gắng, nhờ đó đã góp phần động viên các tầng lớp nhân dân sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại.
Tuy vậy, việc tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cịn một số hạn chế, yếu kém. Nội dung giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh chưa thống nhất và chưa đạt được chiều sâu tư tưởng, lý luận. Nội dung, hình thức, phương
pháp tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh thiếu sinh động; chưa giúp cán bộ, đảng viên gắn việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh với giải quyết những vấn đề thực tiễn.
Bước sang thế kỉ XXI, đất nước ta đứng trước nhiều cơ hội cũng như những thách thức lớn, tình hình thế giới đang diễn biến phức tạp, khó lường. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới, Bộ Chính trị yêu cầu cần thấm nhuần sâu sắc, vận dụng sáng tạo những nguyên lý và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra.
Chỉ thị đã nêu rõ đối tượng, yêu cầu, nhiệm vụ cũng như chỉ rõ nội dung tuyên truyền và coi đây là nhiệm vụ mấu chốt của công tác tư tưởng của Đảng trong giai đoạn hiện nay.
Cùng với chủ trương học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Ban Bí thư giao nhiệm vụ cho Viện Lịch sử Đảng-cơ quan chun mơn đầu ngành có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp tổ chức nghiên cứu, biên soạn nâng cao Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tập 1 (1920-1954), tập 2 (1954-1975), tập 3 (1975- 2006); làm sáng tỏ một số vấn đề Xứ ủy Tiền phong-Giải phóng.
Khai thác tư liệu từ hoạt động thực tiễn của các đồng chí nguyên là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đồng chí lão thành cách mạng; nghiên cứu, biên soạn về Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân liên khu IV (1945- 1954); Lịch sử Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam (1954-1975); Lịch sử Chính phủ Việt Nam, tập III (1975-2005); Hệ thống tổ chức Đảng ở Bắc Kỳ thời kì 1930-1945; Lịch sử đấu tranh của các chiến sĩ yêu nước và cách mạng tại nhà tù Côn Đảo (1932-1939) và từ năm 1962 đến năm 1975.
Phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm làm rõ vai trị lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam; làm sáng tỏ hơn Đảng ta đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện cụ thể của đất nước trong cách mạng dân tộc dân chủ, cách mạng xã hội chủ nghĩa và thực tiễn đổi mới; quá
trình xác định đường lối đúng đắn, tổ chức thực hiện đường lối thành công; phát động được trí tuệ và sức mạnh của tồn dân tộc trong thực hiện đường lối; cơng tác xây dựng Đảng và tổng kết sâu sắc bài học kinh nghiệm trong hoạt động lãnh đạo của Đảng, đi đến khái qt những vấn đề có tính lý luận, qui luật.
Sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đối với công tác nghiên cứu và biên soạn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam chính là cơ sở để có nhiều cơng trình Lịch sử Đảng có giá trị cả về mặt khoa học cũng như thực tiễn sâu sắc. Trên cơ sở từng bước làm sáng rõ sự thống nhất cơ bản về đường lối cách mạng Việt Nam trong tư tưởng Hồ Chí Minh với quan điểm của các lãnh tụ của Đảng trong thời kỳ Đảng hoạt động bí mật góp phần giáo dục truyền thống vẻ vang và những phẩm chất cao quý của Đảng cho cán bộ đảng viên và nhân dân trong thời kỳ đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các cơng trình nghiên cứu đó đã góp phần khơng nhỏ trong cơng tác tuyên truyền giáo dục lý tưởng cách mạng, xây dựng niềm tin vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam cho mỗi cán bộ đảng viên cũng như quần chúng nhân dân trước sự tác động nhiều mặt của nền kinh tế thị trường cũng như sự phá hoại trên lĩnh vực tư tưởng của các thế lực thù địch.
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là một ngành khoa học lịch sử, đó là chuyên ngành mang nội dung khoa học chính trị bởi Lịch sử Đảng là sự phản ánh trung thực, toàn diện sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với tư cách là đội tiền phong của nhân dân lao động và cả dân tộc Việt Nam. Đảng được xây dựng và hoạt động theo nguyên lý, nguyên tắc của một đảng kiểu mới, đồng thời có quy luật ra đời và phát triển đặc thù. Do đó việc nghiên cứu và giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam rất cần thiết bởi nó khơng chỉ nhằm làm rõ nội dung khoa học, cách mạng của cương lĩnh, đường lối của Đảng cũng như q trình hiện thực hóa đường lối chiến lược, sách lược mà cịn góp phần to lớn trong cơng tác tuyên truyền, giáo dục cách mạng cho mỗi cán bộ đảng viên cũng như quần chúng nhân dân, xây dựng ý thức trách
nhiệm, phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc đứng dậy đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp hơn.
Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở một số nước có tác động trực tiếp đến sự nghiệp cách mạng nước ta. Thực tế đó địi hỏi khoa học Lịch sử Đảng phải góp phần tổng kết kinh nghiệm lịch sử, khái quát thành những vấn đề có tính quy luật, cung cấp cơ sở lý luận cho việc hoạch định và hoàn thiện đường lối, chính sách của Đảng, giáo dục tuyên truyền cách mạng cho cán bộ đảng viên để xây dựng đội ngũ cán bộ vừa hồng vừa chuyên, đóng góp cho sư nghiệp đấu tranh vì thắng lợi của lý tưởng cộng sản chủ nghĩa.
Nghiên cứu, biên soạn lịch sử toàn Đảng, lịch sử các ban ngành, đoàn thể trong phạm vi cả nước hay ở một địa phương cụ thể đang là một nhiệm vụ khó khăn nhưng cấp thiết địi hỏi phải được tập trung đầu tư thỏa đáng.
Công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng đòi hỏi người viết sử phải vững vàng về chính trị, tư tưởng, sự nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp, phải quán triệt tính đảng, tính khoa học trong vận dụng các quan điểm mới của Đảng, trong nghiên cứu và trình bày Lịch sử Đảng. Cố Tổng Bí thư Trường Chinh đã căn dặn: “Phải phụ trách cả quá khứ, hiện tại và tương lai, phụ trách trước Đảng và trước nhân dân” [9].