Đổi mới phương pháp nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy lịch sử đảng cộng sản việt nam (1986 2010) (Trang 90 - 107)

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Nắm vững quan điểm tính Đảng và tính khoa học trong giảng dạy Lịch sử Đảng.

Trong nghiên cứu giảng dạy Lịch sử Đảng, tính đảng trước hết thể hiện thế giới quan lập trường hệ tư tưởng vô sản, khẳng định lý tưởng cộng sản chủ nghĩa và mang đến cho người học những cơ sở để củng cố niềm tin vào lý tưởng đó, phản ánh đường lối, quan điểm và chính sách của Đảng, củng cố sự thống nhất về ý chí và hành động trong tồn đảng.

Tính khoa học của bài giảng Lịch sử Đảng thể hiện trước hết ở sự trình bày các sự kiện một cách chân thực, khách quan. Điều này đòi hỏi người nghiên cứu giảng dạy không dừng lại ở việc miêu tả sự kiện mà phải tìm thấy

ở sự kiện cụ thể những giá trị khoa học, những vấn đề có tính quy luật, ý nghĩa và đóng góp lý luận của bản thân sự kiện lịch sử.

Tính khoa học của bài giảng Lịch sử Đảng còn thể hiện ở khả năng vận dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, góp phần phục vụ cho cuộc đấu tranh thực hiện lý tưởng cách mạng giải phóng giai cấp và dân tộc, thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Tính đảng biểu hiện tư tưởng của cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội có đối kháng giai cấp. Đảng Cộng sản Việt Nam đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng giai cấp cơng nhân và dân tộc, vì lợi ích của giai cấp và dân tộc. Do đó nghiên cứu và giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam phải thể hiện nỗi bật mục tiêu chính trị đó, góp phần thực hiện lý tưởng của Đảng.

Cần vận dụng nhuần nhuyễn các phương pháp biện chứng mác xít trong đó phương pháp lịch sử và phương pháp logic là hai mặt biểu hiện cơ bản. Người nghiên cứu lịch sử phải theo sát tiến trình của lịch sử nhưng khơng phải miêu tả một cách giản đơn, không chỉ phản ánh một cách thụ động như là chụp ảnh khách quan, mà là sự phản ánh từ trong lịch sử cái chủ yếu, mà phải nỗi bật sợi dây logic chủ yếu của sự phát triển của lịch sử.

Phương pháp lịch sử xác định trình tự lịch sử của quá trình phát triễn tất yếu đang được nghiên cứu, từ giai đoạn lịch sử này đến giai đoạn lịch sử khác, làm rõ nguồn gốc và những hiện tượng của quá trình ấy. Phương pháp lịch sử làm rõ một hiện tượng nhất định đã xuất hiện trong lịch sử như thế nào, trải qua những giai đoạn phát triển nào và hiện nay ra sao. Phương pháp

lịch sử dựa trực tiếp vào nguyên tắc tính lịch sử; nghiên cứu của các hiện

tượng lịch sử trong quá trình vận động và phát triển của nó; nghiên cứu trong điều kiện hồn cảnh cụ thể, hoàn cảnh đã quyết định nội dung và bản chất của các hiện tượng lịch sử cụ thể mà những hiện tượng này đã thể hiện trong những thời gian khác nhau. Vì vậy, phương pháp lịch sử địi hỏi nghiên cứu các đối tượng, sự kiện hết sức tỉ mỉ, sâu sắc.

Sử dụng phương pháp lịch sử để nghiên cứu nghĩa là phải hết sức coi trọng tính lịch sử, tơn trọng hiện thực lịch sử, tính khách quan của lịch sử. Khơng nên hiện đại hóa lịch sử, càng khơng được tơ hồng, bóp méo hoặc xuyên tạc, phủ định lịch sử.

Phương pháp logic có nhiệm vụ vạch rõ vai trị từng yếu tố của hệ thống trong một chỉnh thể đã phát triển, là cách tìm kiếm để đi đến chân lý khoa học.

Dựa vào nghiên cứu tư liệu lịch sử cụ thể, phương pháp logic phát hiện quy luật của hiện tượng được nghiên cứu. Các quy luật lịch sử được phát hiện và nhận thức nhờ phương pháp logic. Như vậy, phương pháp logic địi hỏi chủ yếu khơng phải là quan sát mà là phân tích hiện tượng, sự kiện lịch sử. Ở đây địi hỏi trình độ và khả năng tư duy khái quát của nhà sử học và người nghiên cứu, nhưng lại khơng thốt ly hiện thực lịch sử.

Trong nghiên cứu lịch sử nói chung và Lịch sử Đảng nói riêng, phương pháp lịch sử và phương pháp logic có quan hệ mật thiết trong thể thống nhất biện chứng. Không nắm vững phương pháp lịch sử thì cũng khơng thể sử dụng có hiệu quả phương pháp logic, song khơng có phương pháp logic thì khơng thể hiểu đúng bản chất của hiện tượng lịch sử. Tư duy logic là công cụ nghiên cứu sâu sắc lịch sử.

Ngoài những phương pháp nêu trên, trong giảng dạy và nghiên cứu Lịch sử Đảng cũng cần phải sử dụng các phương pháp khác như đối chiếu, so sánh, thống kê, định lượng… để bài giảng sinh động, có tính thuyết phục, có chất lượng cao.

Bài giảng Lịch sử Đảng thực sự có sức hấp dẫn khi tái hiện “khơng khí lịch sử”, tái hiện được những “gai góc”, “thách thức” của lịch sử, những yêu cầu của cách mạng, của dân tộc đặt ra trước vai trò quyết định của Đảng, làm cho người đọc cảm nhận được những quyết sách hết sức sáng suốt, nhạy bén và hợp quy luật của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng.

Việc trình bày những chủ trương, nghị quyết của Đảng phải xác định đúng những giá trị, hiểu rõ những bước phát triển trên từng vấn đề của nghị

quyết trong từng thời kỳ nhất định, từ đó hệ thống hóa và phân tích ý nghĩa, tác dụng của chủ trương, đường lối của Đảng.

Lịch sử lãnh đạo của Đảng không chỉ là sự hoạch định đường lối, chủ trương, mà điều đó có ý nghĩa quyết định là vai trị tổ chức thực tiễn để đưa cách mạng đến thắng lợi. Vì vậy, biên soạn, giảng dạy Lịch sử Đảng khơng chỉ dừng lại ở việc trình bày cả quá trình tổ chức thực hiện của các cấp và phong trào cách mạng phong phú và sinh động của quần chúng. Thông qua hiện thực lịch sử để làm nổi bật vai trò lãnh đạo của Đảng, đồng thời cũng thấy rõ sự tác động qua lại giữa lý luận và thực tiễn, thấy được q trình bổ sung, hồn chỉnh đường lối của Đảng qua sự kiểm nghiệm của chính trong phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân trong lịch sử.

Lịch sử Đảng không chỉ làm nhiệm vụ phản ảnh một chiều, chiều đúng chiều hay, mà còn phản ánh cả những điều chưa đúng, chưa hay, kể cả những sai lầm, thất bại. Vì vậy, trong nghiên cứu và giảng dạy Lịch sử Đảng phải nêu bật được quá trình lãnh đạo của Đảng, để thấy được Đảng là ngọn cờ lãnh đạo duy nhất và tổ chức nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân cả nước đã vượt qua mọi thử thách và hy sinh, lập nên những thành tích to lớn để đi tới thắng lợi ngày nay. Thế nhưng trên con đường tiến lên của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, khơng phải tuyệt đối khơng có vấp váp, sai lầm. Do đó, bên cạnh việc nghiên cứu, tổng kết những bài học kinh nghiệm đúng đắn, chính xác, thành cơng của Đảng, cũng cần thiết phải tổng kết những kinh nghiệm, bài học cách mạng sai lầm, thất bại của Đảng cũng như những xu hướng giáo điều và kinh nghiệm chủ nghĩa, để từ đó một mặt tạo điều kiện nâng cao trình độ lý luận, năng lực lãnh đạo của cán bộ đảng viên, mặt khác làm cho mọi người có điều kiện hiểu biết sâu sắc hơn quá trình đấu tranh gian khổ trong Đảng để không ngừng vươn lên tạo đảm nhiệm ngày càng xứng đáng hơn sứ mạng lịch sử to lớn của dân tộc và giai cấp.

Để bộ mơn Lịch sử Đảng có đủ sức thuyết phục, cảm hóa được người đọc và nâng cao trình độ lý luận, khả năng tổ chức hoạt động thực tiễn cách

mạng, đòi hỏi người giảng viên Lịch sử Đảng phải nâng cao tính khoa học, tổng kết trên cơ sở kết hợp chặt chẽ phương pháp luận mácxít trong cơng tác nghiên cứu và giảng dạy.

- Nhận thức rõ hơn vị trí quan trọng của cơng tác tư liệu, sử liệu

Trong khoa học lịch sử cũng như trong các ngành khoa học xã hội khác, sự kiện đúng đắn là yêu cầu khách quan của nhà khoa học, là cơ sở nền tảng để từ đó xây dựng lý luận của các vấn đề nghiên cứu. Các sự kiện, tư liệu phải được nghiên cứu, xem xét trong mối liên hệ với nhau, khơng tách rời nhau thì mới có cơ sở để đưa ra các kết luận khoa học. Thiếu tư liệu thì nghiên cứu biên soạn Lịch sử Đảng chỉ là một mong muốn chủ quan, một cảm hứng mà người nghiên cứu nhiều lắm chỉ có thể đưa ra những kết luận, những giả định tưởng tượng, minh họa, thuyết minh theo hướng định trước một cách siêu hình. Trong dây xích nhận thức, sự kiện, tư liệu là cái gạch nối, là mắt xích quan trọng giữa “sự kiện hiện thực” và “sự kiện tri thức”.

Điều này trước đây chưa được coi trọng đúng mức. Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, người nghiên cứu chưa được tiếp xúc với những tư liệu gốc. Tình trạng nghiên cứu chay, dựa vào những nguồn tư liệu, sự kiện chưa được thẩm định đã dẫn đến có lúc, có nơi đưa ra những lời giải thích vội vàng nếu khơng nói là khơng đúng sự thật khách quan của lịch sử. Tư liệu thiếu tập trung quản lý và bảo quản theo quy chế của các công tác lưu trữ học và tư liệu học. Nhiều vấn đề tồn đọng trong lịch sử còn thiếu tư liệu khách quan cần thiết vẫn được nghiên cứu, trình bày thậm chí được kết luận một cách chủ quan. Việc thuyết minh, minh họa lịch sử theo những kết luận có trước vẫn diễn ra.

Vận dụng quan điểm đổi mới trong nghiên cứu và trình bày Lịch sử Đảng ở một khía cạnh khác là nhận thức rõ tầm quan trọng của sử liệu học. Tình trạng minh họa, thuyết minh lịch sử, tình trạng nghiên cứu “chay” với những lời bình thiếu căn cứ có nguồn gốc từ sự chưa nhận rõ tầm quan trọng của sử liệu, chưa chú trọng nếu khơng nói là coi nhẹ sử liệu học, chưa chú

trọng đến giá trị của tài liệu gốc. Lịch sử chỉ diễn ra một lần. Song nghiên cứu và trình bày lịch sử chắc chắn khơng phải một lần là tiếp cận đến chân lý khách quan. Ở đây bên cạnh yếu tố sử học phục vụ chính trị cho những giai cấp nhất định thì cịn có một yếu tố nữa là do nhiều nguyên nhân khác nhau mà người nghiên cứu thiếu những tư liệu cần thiết.

Trong nghiên cứu Lịch sử Đảng tư liệu lịch sử phải được coi là gốc. Công việc đầu tiên của người nghiên cứu lịch sử là phải tương đối đủ tư liệu. Trên cơ sở có tư liệu thì người nghiên cứu mới hình thành được chủ đích nghiên cứu. Như vậy sự kiện tư liệu là nền tảng để người nghiên cứu đưa ra những nhận biết thực của lịch sử. Thiếu nó thì lịch sử nhiều lắm chỉ là những lời bình chung chung.

Là người học trò trung thành của chủ nghĩa Mác-Lê nin, với tinh thần làm việc khoa học, Hồ Chí Minh đã tiếp cận rất nhiều nguồn tài liệu lưu trữ nói chung, tư liệu lịch sử nói riêng, bằng nhiều hình thức. Trong sự nghiệp hoạt động cách mạng, nhờ đọc nhiều nguồn tài liệu khác nhau Hồ Chí Minh đã có kiến thức uyên thâm và tầm hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực. Trong bản “Tuyên ngôn độc lập” do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo năm 1945, Người đã sử dụng linh hoạt và sáng tạo những câu viết nổi tiếng trích trong các bản Tun ngơn độc lập của nước Mỹ và Tuyên ngôn và nhân quyền và dân quyền của nước Pháp để khẳng định ý chí độc lập tự do và chủ quyền của dân tộc Việt Nam.

Nhận thức được vai trò và giá trị to lớn của tư liệu đối với mọi mặt của đời sống xã hội, đó là di sản văn hóa và là nguồn sử liệu q báu, Phịng Lưu trữ thuộc văn phòng Trung ương Đảng được thành lập.

Đối với khoa học Lịch sử Đảng, ngày 24-1-1962, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 41-NQ/TW thành lập Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương. Đồng chí Trường Chinh được cử làm Trưởng ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương. Ngay từ khi thành lập đồng chí đã khẳng định vị trí và ý nghĩa của tư liệu Lịch sử Đảng trong việc nghiên cứu Lịch sử Đảng. Đồng chí Trường Chinh coi cơng tác tư liệu lịch sử

là một trong những công tác quan trọng nhất của việc nghiên cứu Lịch sử Đảng. Công tác tư liệu lịch sử được xem là một “công tác chính và cần đi trước một bước”. Trong cơng tác nghiên cứu Lịch sử Đảng thì cơng tác tư liệu, tài liệu lưu trữ và công tác nghiên cứu như hai lá phổi. Sưu tầm, thu thập đầy đủ những tài liệu cơ bản của Đảng, trong đó chú trọng các tài liệu gốc

Sự thật là điểm xuất phát và căn cứ của công tác nghiên cứu, cho nên muốn nghiên cứu Lịch sử Đảng thì trước hết phải có đầy đủ những tài liệu cơ bản về Lịch sử Đảng với tất cả chi tiết của nó. Thực hiện cơng tác tài liệu tức là chuẩn bị cơ sở vật chất cho công tác nghiên cứu và biên soạn Lịch sử Đảng. Chuẩn bị tài liệu là cả một q trình cơng tác gian khổ, lâu dài và thường xuyên của các Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng không thể làm xong ngay một lúc [10, tr.17].

Đối với khoa học Lịch sử Đảng, tư liệu Lịch sử Đảng giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc khôi phục lại bức tranh trung thực của lịch sử, phác họa toàn bộ lịch sử cách mạng sinh động và phong phú của Đảng. Tư liệu Lịch sử Đảng là nguồn sử liệu được hình thành trong quá trình hoạt động của Đảng, chứa đựng những thông tin về quá khứ, phản ánh các sự kiện, hiện tượng và biến cố Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Tư liệu Lịch sử Đảng được hình thành trong quá trình hoạt động của Đảng, phản ánh mọi mặt của Đảng, khả năng tổ chức và lãnh đạo của Đảng. Nó là sản phẩm của trí tuệ tập thể, thể hiện khả năng, bản lĩnh, trình độ và nghệ thuật lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng nói chung, từng cấp bộ Đảng nói riêng. Tư liệu Lịch sử Đảng là nguồn thơng tin chính thức của Đảng, là chứng cứ đáng tin cậy phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổng kết công tác, nghiên cứu các cơ quan và tổ chức Đảng, là nguồn sử liệu quan trọng nhất, chính xác nhất phục vụ cho việc nghiên cứu và biên soạn Lịch sử Đảng.

Khoa học lịch sử nói chung, Lịch sử Đảng nói riêng, có đặc điểm khác với các ngành khoa học khác ở chỗ nền tảng khoa học của nó được xây dựng qua các sự kiện lịch sử. Tuy nhiên các sự kiện lịch sử hầu hết đã xảy ra trong quá khứ

và khoa học lịch sử khơng thể dựng lại, thậm chí khơng thể kiểm tra, chứng minh các sự kiện lịch sử đó bằng thực nghiệm hay trong phịng thí nghiệm. Các sự kiện lịch sử chỉ có trong các tư liệu lịch sử. Bởi vậy, tư liệu lịch sử là cơ sở hình thành của khoa học lịch sử và ngược lại, tư liệu lịch sử tồn tại cho khoa học lịch sử, tư liệu lịch sử không thể thiếu được đối với khoa học lịch sử.

Để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra, khoa học lịch sử nói chung và khoa học Lịch sử Đảng nói riêng, hồn tồn phụ thuộc vào một điều kiện tiên quyết là có tư liệu lịch sử về vấn đề đó hay không. Mức độ giải quyết vấn đề lại phụ thuộc vào số lượng, chất lượng của nguồn tư liệu, trình độ chuyên môn, quan điểm và phương pháp nghiên cứu, khai thác tư liệu của nhà sử học. Do vậy, tư liệu lịch sử là khâu trung gian nối liền nhà sử học với các cơng trình nghiên cứu lịch sử nói chung, cơng trình nghiên cứu Lịch sử Đảng nói riêng. Cần sưu tầm, thu thập đầy đủ những tài liệu cơ bản của Đảng, trong đó

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy lịch sử đảng cộng sản việt nam (1986 2010) (Trang 90 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w