Đối với các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang châu phi (Trang 81 - 85)

5. Sản phẩm chính: Bông xơ 1000 tấn 8 20 40

3.3.2. Đối với các doanh nghiệp

Thứ nhất, các doanh nghiệp cần tích cực và kiên trì hơn trong việc tìm kiếm thông tin và thực hiện kinh doanh tại thị trường châu Phi. Nên nghiên cứu và xúc tiến đặt đại diện tại những thị trường trọng điểm, những thị trường với vai trò là “cửa ngõ” của châu Phi. Xây dựng chiến lược thâm

nhập thị trường châu Phi thích hợp trên cơ sở lợi thế so sánh của doanh nghiệp. Muốn vậy, cần phối hợp chặt chẽ với các đại sứ quán, các thương vụ, các cơ quan có liên quan của Bộ Công Thương và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Thứ hai, các doanh nghiệp cần thúc đẩy các cuộc gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với các bạn hàng châu Phi về nhu cầu, thói quen, tập quán tiêu dùng của thị trường mỗi nước. Do đặc điểm của các doanh nghiệp châu Phi, cần liên kết tổ chức các đoàn xúc tiến quy mô nhỏ với khoảng 5-6 doanh nghiệp để gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với các đối tác châu Phi.

Thứ ba, do khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và châu Phi khá xa và khó khăn trong vận tải, các doanh nghiệp cần nghiên cứu, xem xét, cân nhắc và lựa chọn việc mở hoặc thuê kho ngoại quan và các trung tâm thương mại, cửa hàng tại Châu Phi

Thứ tư, cần đẩy mạnh công tác quảng bá và tiếp cận thị trường thông qua việc tham gia tích cực và hiệu quả vào các cuộc hội chợ, triển lãm quốc tế... để tím kiếm và mở rộng khách hàng, thị phần kinh doanh.

Thứ năm, từng doanh nghiệp cần cân nhắc lựa chọn chiến lược kinh doanh, phương thức kinh doanh, mặt hàng kinh doanh một cách phù hợp với từng thị trường châu Phi.

Thứ sáu, để tăng cường đầu tư sang các nước châu Phi, các doanh nghiệp cần tăng cuờng sự liên kết hợp tác với nhau để đầu tư vào châu Phi, đồng thời cần liên hệ hợp tác chặt chẽ với Việt kiều ở các nước châu Phi. Đây là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp am hiểu mội trường, tập quan, luật pháp, chính sách… của nước sở tại.

KẾT LUẬN

Trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam, hoạt động xuất khẩu đóng vai trò hết sức quan trọng. Để tăng cường xuất khẩu, việc phát triển các thị trường mới có ý nghĩa sống còn. Đặc biệt, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay, khi các thị trường truyền thống gặp nhiều khó khăn, việc phát triển các thị trường mới càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Đề tài “Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Châu Phi” đề cập đến một khu vực thị trường còn nhiều khó khăn nhưng có tiềm năng to lớn cho hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam, đó là thị trường các nước Châu Phi.

Đảng và Nhà nước đã nhận thức rõ châu Phi nằm trong số những khu vực thị trường tiềm năng mà nước ta cần đẩy mạnh quan hệ thương mại nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. Nhưng làm thế nào để biến tiềm năng đó thành hiện thực lại là việc không đơn giản và đòi hỏi nhiều nỗ lực từ các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như từ các doanh nghiệp.

Với tinh thần đó, đề tài này có mục tiêu chủ yếu là xây dựng cơ sở khoa học để đề ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Châu Phi, góp phần xây dựng chính sách phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước châu Phi từ nay đến năm 2015.

Tuy nhiên, Châu Phi là một lục địa rộng lớn với dân số đông, các quốc gia lại khác biệt nhau khá lớn về chính trị xã hội, kinh tế thương mại, văn hóa tôn giáo, nên để tìm ra những giải pháp cụ thể, chi tiết cho việc phát triển quan hệ thương mại với các nước trong châu lục này, cần phải có nhiều nghiên cứu chuyên sâu. Đặc biệt, có một số quốc gia như Cộng hoà Nam Phi hay Ai Cập, hay một số tổ chức hợp tác khu vực như COMESA, SACU… cần phải có những công trình nghiên cứu riêng biệt. Hy vọng công việc này sẽ

được các cơ quan quản lý Nhà nước, các trường đại học, các viện nghiên cứu, hay các học giả quan tâm thực hiện trong tương lai.

Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã gặp nhiều khó khăn trong khâu thu thập thông tin, dữ liệu. Trên thực tế, ở nước ta hiện nay, tài liệu và thông tin về các nước châu Phi, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại nói chung và thương mại dệt may nói riêng, là tương đối ít. Tôi đã cố gắng tổng hợp tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau trong và ngoài nước, nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót.

Hy vọng rằng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nhỏ bé cho các nhà hoạch định chính sách cũng như cho các doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường các nước Châu Phi.

Một phần của tài liệu đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang châu phi (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w