Kim ngạch xuất khẩu

Một phần của tài liệu đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang châu phi (Trang 32 - 35)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG CHÂU PH

2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu

Mặc dù là sản phẩm mới được xuất khẩu với số lượng lớn sang châu Phi, mặt hàng dệt may của Việt Nam là một trong những hàng có tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu nhanh nhất vào thị trường này. Năm 2007, Việt Nam

xuất 102,8 triệu USD hàng dệt may, tăng 13,6% so với năm 2006 và 117% so với năm 2005 . Đến năm 2009 con số này là 132,8 triệu USD, chiếm gần 8,86% tổng kim ngạch xuất khẩu vào Châu Phi. Và năm 2010 đạt 269,59 triệu USD, tăng hơn 2 lần so với năm 2009.Thị trường nhập khẩu sản phẩm dệt may cũng được mở rộng lên 46 nước.

Trước thực tế nhu cầu cao đối với hàng dệt may của thị trường này, các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu chú trọng phát triển mẫu mã theo thị hiếu của người tiêu dùng châu Phi, đặc biệt là người da đen, lựa chọn chất liệu phù hợp với thời tiết, giá cả cũng đa dạng theo từng đối tượng chi tiêu. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu sang châu Phi là màn tuyn chống muỗi (năm 2006, xuất khẩu mặt hàng này tăng gấp 4 lần so với năm 2005). Ngoài ra, nhiều mặt hàng dệt may khác của các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang được tiêu thụ thị trường châu Phi như ga trải giường, áo sơ mi, áo khoác, quần áo trẻ em và áo gió.

Bảng 2.2: Kim ngạch XK hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Châu Phi

Đơn vị: USD

Năm Kim ngạch XK hàng dệt may Tổng kim ngạch xuất khẩu Tỷ trọng

2007 102,830,515.00 683,537,029.63 15,04%

2008 118,237,879.00 1,333,928,196.60 8,86%

2009 132,844,206.00 1,559,896,329.16 8,52%

2010 269,587,921.00 1,791,424,221.74 15,05%

Biểu 2.1: Kim ngạch XK hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Châu Phi

Từ bảng và biểu trên có thể thấy rõ kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam nói chung và hàng dệt may nói riêng sang thị trường Châu Phi tăng trưởng qua các năm. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dệt may các năm 2009,2008 so với năm 2007 không cao. Nhưng đến năm 2010 đã có được đột phá so với năm 2009. Có được kết quả này ngoài sự nỗ lực của doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường, thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng thì định hướng đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển quan hệ Việt Nam- Châu Phi đóng một vai trò quan trọng.

Năm 2009 đã được Chính phủ xác định là năm trọng điểm trong quan hệ kinh tế với châu Phi, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế - thương mại.

Chương trình hành động quốc gia thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Châu Phi giai đoạn 2006-2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Chương trình hành động nhằm đẩy mạnh quan hệ kinh tế, thương mại với các nước châu Phi giai đoạn 2008-2010. Bên cạnh đó Việt Nam cũng đã ký nhiều Hiệp định hợp tác song phương và đa phương với các quốc gia Châu Phi. Cho tới thời điểm này Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 53 nước và có cơ quan thương vụ tại 6 thị trường Châu Phi. Đây chính là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm tại thị trường tiềm năng này.

Một phần của tài liệu đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang châu phi (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w