Một số thị trường chính: * Nigeria:

Một phần của tài liệu đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang châu phi (Trang 37 - 56)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG CHÂU PH

2.2.4. Một số thị trường chính: * Nigeria:

* Nigeria:

Nigeria nằm ở Tây Phi, phía Tây giáp Benin, phía Đông giáp Tchad và Cameroon, phía Bắc giáp Niger, phía Nam giáp Vịnh Guinea.

Nigeria là nước giầu tài nguyên thiên nhiên ở Châu Phi với các loại chính gồm có dầu lửa (trữ lượng 37,25 tỉ thùng), khí đốt (5000 tỉ m3), than đá (360 triệu tấn). Ngoài ra, Nigeria còn có các loại khoáng sản như: sắt, đồng, chì, kẽm, uranium…

Bảng 2.3 : Tổng quan về thị trường Nigeria năm 2009

Diện tích (km2) 923.768 Dân số (người) 152.217.341 GDP theo sức mua (tỷ USD) 357,2

GDP/người (USD) 2.400

Nguồn: CIA World Fact Book

Việt Nam và Nigeria đã ký Hiệp định thương mại năm 2001 trong đó thỏa thuận dành cho nhau quy chế MFN, tạo cơ sở thuận lợi cho hoạt động trao đổi thương mại giữa hai nước.

Nigeria, nền kinh tế lớn thứ hai châu Phi với 160 triệu người tiêu dùng, là thị trường lớn và đóng vai trò đầu mối vào khu vực Tây Phi cho hàng hóa Việt Nam. Thời gian gần đây, hoạt động giao thương Việt Nam- Nigeria gia tăng mạnh. Hàng trăm lượt thương nhân Nigeria vào Việt Nam tìm đối tác cung cấp hàng hóa, một số công ty Nigeria đã đặt văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh.

Hàng hóa Việt Nam được thị trường Nigeria đánh giá chất lượng ổn định và giá cả phù hợp nên nhiều doanh nghiệp Nigeria đang coi Việt Nam là nguồn cung hàng hóa thay thế Trung Quốc. Một số mặt hàng của Việt Nam đã thiết lập được đối tác tin cậy tại Nigeria như dệt may, dược phẩm, săm lốp ô tô, xe máy, đồ điện và điện tử, thủy sản…

Riêng hàng dệt may, Nigeria là thị trường lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam tại Châu Phi. Cụ thể, năm 2009 Việt Nam xuất sang Nigeria 24 triệu đô la Mỹ, chiếm 1/3 kim ngạch xuất khẩu vào thị trường; năm 2010 xuất 71,3 triệu đô la Mỹ. Ngược lại, Việt Nam có thể nhập khẩu bông từ Nigeria trên cơ sở giá cả và chất lượng hợp lý.

Việt Nam luôn coi Nigeria là thị trường tiềm năng ở khu vực châu Phi, là cửa ngõ để thâm nhập các quốc gia lân cận thuộc Tây và Trung Phi. Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi và chào đón

các doanh nghiệp Nigeria sang đặt hàng, tìm kiếm đối tác nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế thương mại song phương hai nước. Đã có nhiều đoàn giao thương của Việt Nam đi Ni-giê-ri-a để tìm hiểu về thị trường. Tuy nhiên, dù đã phát triển liên tục trong thời gian gần đây, quan hệ thương mại song phương giữa hai nước vẫn chưa thực tương xứng với tiềm năng của mỗi nước.

Bảng 2.4: Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Nigeria

Đơn vị: USD

Năm Thị trường Nigeria Thị trường Châu Phi Tỷ lệ

2007 6,168,720.00 102,830,515.00 6%

2008 23,829,121.00 118,237,879.00 20.15%

2009 24,677,680.40 132,844,206.00 18,58%

2010 71,288,596.00 269,587,921.00 26,44%

Nguồn: Vụ Châu Phi, Tây Á, Nam Á - Bộ Công Thương

Biểu 2.2: Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Nigeria

* Ai Cập:

nằm trên đất châu Á, phía tây giáp Lybi, phía bắc giáp Địa Trung hải, phía nam giáp Sudan.

Bảng 2.5: Tổng quan về thị trường Ai Cập năm 2009

Diện tích (km2) 1.001.540 Dân số (người) 81.713.520 GDP theo sức mua (tỷ USD) 188

GDP/người (USD) 1.565

Nguồn: CIA World Fact Book

Ai Cập là nước có nền kinh tế đa dạng nhất ở khu vực Bắc Phi, trong đó lĩnh vực du lịch, nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đóng góp chủ yếu trong tổng sản phẩm quốc dân. Hiện tại, kinh tế Ai Cập ngày càng phát triển với tốc độ cao và dựa trên cơ sở môi trường đầu tư hấp dẫn, hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, chính sách phù hợp, tự do hoá thương mại và thị trường. Ngoài ra, Ai Cập còn có cơ sở hạ tầng giao thông, truyền thông tốt, nguồn tài nguyên dồi dào, lực lượng lao động tay nghề cao, nhiều trung tâm công nghiệp, hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán hiện đại. Ngành nông nghiệp và công nghiệp của Ai Cập tương đối phát triển.

Ai-cập là nước A-rập đầu tiên có quan hệ với ta. Năm 1958 ta đã có cơ quan đại diện thương mại tại Ai-cập. Ngày 1/9/1963 ta và Ai-cập chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Cùng năm đó, ta lập Sứ quán tại Cairo. Năm 1964 Ai-cập lập sứ quán tại Hà Nội.

Về quan hệ kinh tế: nếu như năm 2000, trao đổi thương mại song phương Việt Nam – Ai Cập mới chỉ đạt 21,6 triệu USD thì đến năm 2010, kim ngạch buôn bán giữa hai nước đã đạt 187,08 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 174,85 triệu USD và nhập khẩu 12,23 triệu USD. Các mặt hàng ta xuất khẩu sang bạn nhìn chung vẫn là các mặt hàng truyền thống như hàng hải sản, hạt tiêu, sợi các loại, linh kiện phụ tùng ô tô, cà phê, cao su, cơm dừa sấy, chè, vải, v.v...

Ai Cập cũng là một thị trường lớn tại Châu Phi của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Trong đó cơ cấu các mặt hàng được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.6: Cơ cấu hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Ai Cập đến năm 2010

Đơn vị: USD

Năm Sản phẩm dệt may Sợi các loại Vải Tổng cộng

2007 282,082 1,911,948 2,334,264 4,528,2942008 587,497 963,571 7,695,929 9,246,997 2008 587,497 963,571 7,695,929 9,246,997 2009 124,487 8,901,918 10,042,469 19,068,873 2010 386,503 14,853,837 10,099,478 25,339,818

Nguồn: Vụ Châu Phi, Tây Á, Nam Á - Bộ Công Thương

Biểu 2.3: Cơ cấu xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào Ai Cập Năm 2010

Từ bảng và biểu trên có thể thấy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Ai Cập tăng dần qua các năm. Trong đó mặt hàng vải và sợi chiếm tỷ lệ cao, sản phẩm dệt may chỉ đóng góp một phần rất nhỏ. Đây cũng là một trong số ít các nước nhập khẩu vải của Việt Nam tại Châu Phi.

* Nam Phi

Cộng hoà Nam Phi nằm ở cực Nam Châu Phi; phía Đông Bắc giáp Mozambique, Zimbabwe, Botswana và Namibia; phía Tây Nam giáp Đại Tây

Dương; phía Đông Nam giáp Ấn Độ Dương.

Bảng 2.7: Tổng quan về thị trường Nam Phi năm 2009

Diện tích (km2) 1.219.912 Dân số (người) 49.109.107 GDP theo sức mua (tỷ USD) 495

GDP/người (USD) 10.100

Nguồn: CIA World Fact Book

Nam Phi là nước có nền kinh tế lớn nhất ở lục địa Châu Phi với cơ sở hạ tầng phát triển thuộc hàng các nước OECD. Nền kinh tế của Nam Phi vận hành theo cơ chế thị trường tự do và hoàn chỉnh nhất ở lục địa này.

Việt Nam và Nam Phi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày 22/12/1993. Kể từ đó, quan hệ giữa hai nước tiến triển tốt đẹp. Hai bên đã trao đổi nhiều đoàn lãnh đạo nhằm thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Năm 2000, Việt Nam mở Đại sư quán tại Nam Phi và Nam Phi cũng mở Đại sứ quán tại Hà Nội.

Tháng 10/1999, cơ quan Thương vụ của Việt Nam tại Nam Phi đã được thành lập nhằm thúc đẩy hơn nữa trao đổi thương mại song phương. Hai nước đã ký Hiệp định thương mại tháng 4/2000, Hiệp định về thành lập Diễn đàn đối tác liên Chính phủ về Hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học, kĩ thuật và văn hoá; Thoả thuận thành lập Uỷ ban thương mại hỗn hợp; Thoả thuận về hợp tác giữa phòng công nghiệp và thương mại của 2 nước. Hiện Nam Phi đang hoàn tất các thủ tục nội bộ để công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường.

Trong những năm gần đây, doanh nghiệp hai nước đã tích cực tiến hành thăm dò khảo sát lẫn nhau để tìm cơ hội hợp tác kinh doanh. Các hội chợ triển lãm quốc tế tổ chức Ở Nam Phi, trong đó lớn nhất là hội chợ quốc tế Saitex, bước đầu đã thu hút được các doanh nghiệp Việt Nam tham dự. Từ đó doanh nghiệp hai bên đã đi đến nhiều hệ dòng buôn bán có hiệu quả.

hiện Bộ Công Thương đang tập trung đẩy mạnh công tác xuất khẩu với tiêu điểm triển khai đề án “Phát huy khả năng của các DN xuất khẩu tổng hợp trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường châu Phi”.

Nam Phi là bạn hàng lớn của Việt Nam và là cửa ngõ quan trọng cho hàng hóa Việt Nam vào châu Phi. Theo Bộ Công Thương, trao đổi thương mại Việt Nam - Nam Phi đang có xu hướng tăng tốc mạnh mẽ. Năm 2010, thương mại hai nước đạt mức cao nhất từ trước tới nay với kim ngạch 640,31 triệu USD, tăng 26,7% so với cả năm 2009 và gấp 3 lần so với năm 2005. Cụ thể, xuất khẩu đạt 487,76 triệu USD và nhập khẩu đạt 152,55 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường Nam Phi là: Giầy dép các loại, sản phẩm dệt may, cà phê, thuốc lá và nguyên phụ liệu thuốc lá, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, gỗ và sản phẩm gỗ, hạt tiêu, than đá, hạt điều…

Đối với hàng dệt may, Nam Phi vẫn phải đang nhập khẩu phần lớn hàng dệt may phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước của mình. Tính bình quân giai đoạn 2007-2010, tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này là 6,5%. Năm 2010, Nam Phi nhập khẩu 2,7 tỉ USD hàng dệt may, tăng 9% so với năm 2009. Số liệu thống kê của Bộ Công Thương Nam Phi cho thấy, năm 2010, 05 quốc gia có hàng dệt may xuất khẩu nhiều nhất sang Nam Phi là Trung Quốc (1,47 tỉ USD), Ấn Độ (163,97 triệu USD), Pakistan (109,92 triệu USD), Mauritus (86,19 triệu USD) và Đức (86,13 triệu USD). Tổng kim ngạch xuất khẩu của 5 nước này đạt 1,92 tỉ USD chiếm tới 71% tổng kim ngạch nhập khẩu của Nam Phi. Cũng trong năm này, Việt Nam xuất khẩu 18,57 triệu USD đứng thứ 18 và chỉ chiếm 0,8% tổng kim ngạch nhập khẩu của Nam Phi.

Do nạn thất nghiệp cao (hiện ở mức 25%) vì vậy nhằm tạo công ăn việc làm, Nam Phi đã áp mức thuế nhập khẩu khá cao đối với hàng dệt may nhập

khẩu. Biên độ thuế nhập khẩu đối với mặt hàng này khá rộng từ 0-60%.

Bảng 2.8: Xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nam Phi

Đơn vị: USD

Năm Thị trường Nam Phi Thị trường Châu Phi Tỷ lệ

2007 13,453,951 102,830,515.00 14%

2008 13,258,611 118,237,879.00 13%

2009 10,858,051 132,844,206.00 9%

2010 18,565,501 269,587,921.00 5%

Nguồn: Vụ Châu Phi, Tây Á, Nam Á - Bộ Công Thương

Từ bảng có thể thấy hàng dệt may của Việt Nam xuất sang thị trường Nam Phi luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu vào Châu Phi. Đặc biệt năm 2010 có bước tăng trưởng khả quan so với các năm trước. Có được kết quả này là nhờ kinh tế Nam Phi năm 2010 thoát khỏi suy thoái với mức tăng trưởng gần 3% (so với mức âm 1,8% của năm 2009), khiến cho nhu cầu nhập khẩu gia tăng trở lại, nhất là nhu cầu nhập khẩu phục vụ World Cup 2010.

Bên cạnh đó, không thể không nhắc tới sự chủ động tích cực thâm nhập thị trường của các doanh nghiệp, cùng với nhiều chương trình, đề án và sự hỗ trợ của Bộ Công Thương và Thương vụ Việt Nam tại Nam Phi... đã tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu vào Nam Phi.

Tuy nhiên, thương mại Việt Nam - Nam Phi cũng tiềm ẩn không ít các rủi ro như mâu thuẫn chính trị ở Nam Phi về vấn đề quốc hữu hóa hầm mỏ, ngân hàng, cải cách ruộng đất... làm cộng đồng doanh nghiệp lo lắng. Đây là vấn đề đáng quan tâm khi các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường này

* Angola:

Angola nằm ở Đông Nam Châu Phi, giữa Namibia và Congo.

Bảng 2.9: Tổng quan về thị trường Angola năm 2009

Diện tích (km2) 1.246.700 Dân số (người) 13.068.791 GDP theo sức mua (tỷ USD) 114,4

GDP/người (USD) 8.900

Nguồn: CIA World Fact Book

Việt Nam và Angola đã ký Hiệp định Thương mại vào năm 1978 và đã ký lại Hiệp định này vào năm 2008 cho phù hợp với hoàn cảnh mới.

Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Angola đã có sự gia tăng đáng kể. Nếu như năm 1999, Việt Nam mới chỉ xuất

sang Angola khoảng 7,2 triệu USD thì đến năm 2003, con số này đã lên đến 29,8 triệu USD và năm 2004 là 35 triệu USD và đến năm 2005 con số này đã đạt tới hơn 76,1 triệu USD. Năm 2009, Việt Nam xuất khẩu sang Angola đạt gần 90 triệu USD. 6 tháng đầu năm 2010, xuất khẩu sang Angola đạt 52 triệu đô-la Mỹ. Các sản phẩm xuất khẩu chính gồm gạo (chiếm khoảng 80% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam), hàng dệt may, giày dép, máy móc thiết bị phụ tùng, sản phẩm hoá chất, thuỷ sản, xe máy CKD, IKD…

Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Angola luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Châu Phi

Nhìn chung, Angola là một thị trường nhiều tiềm năng. Những mặt hàng mà bạn cần ta hoàn toàn có khả năng đáp ứng như là gạo, hàng may mặc, giầy dép, các thiết bị máy móc... Hơn nữa, Việt Nam và Angola lại có quan hệ truyền thống tốt đẹp và bạn đánh giá rất cao sự hợp tác, giúp đỡ của ta. Cộng đồng người Việt Nam và chuyên gia Việt Nam làm ăn sinh sống tại Angola cũng là một thế mạnh để hàng của ta có thể thâm nhập vào thị trường này và vươn ra những nước lân cận.

Bảng 2.10: Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Angola

Đơn vị: USD

Năm Thị trường Angola Thị trường Châu Phi Tỷ lệ

2007 7,762,761 102,830,515.00 8%

2008 10,144,804 118,237,879.00 10%

2009 11,446,741 132,844,206.00 11%

2010 8,388,233 269,587,921.00 4%

2.3.Thực trạng đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Châu Phi

2.3.1.Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang Châu Phi của Nhà nước:

*Chính sách của Việt Nam trong việc phát triển quan hệ với các nước Châu Phi

Đại hội Đảng VIII (tháng 6/1996) một lần nữa Đảng ta lại đặt ra yêu cầu phải mở rộng thị trường xuất khẩu: “Củng cố vị trí ở các thị trường quen thuộc, khôi phục quan hệ với thị trường truyền thống, tìm thị trường và bạn hàng mới, giảm sự tập trung quá mức vào một vài thị trường”. Tháng 9/2000, Chính phủ đã thông qua “Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001 - 2010” trong đó có nêu ra yêu cầu phải: “Tìm kiếm các thị trường mới ở châu Mỹ La tinh, châu Phi”.

Trên tinh thần tiếp tục triển khai nhiệm vụ đối ngoại tại Đại hội Đảng IX : “ Tiếp tục mở rộng quan hệ với các nước bạn bè truyền thống, các nước độc lập dân tộc, các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, Trung Đông và Mỹ la tinh...ủng hộ lẫn nhau cùng phát triển, phối hợp bảo vệ lợi ích chính đáng của nhau”, ta đã tiếp tục các hoạt động nhằm tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt với các nước châu Phi

Một sự kiện rất có ý nghĩa trong quan hệ giữa Việt Nam với khu vực đó là việc tổ chức “Hội thảo Việt Nam-châu Phi: cơ hội hợp tác và phát triển trong thế kỷ 21” (Hà Nội, tháng 5/2003). Hội thảo thực sự đã đánh một dấu mốc mới quan trọng trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước châu Phi. Tại Hội thảo, Thủ tướng Phan Văn Khải đã khẳng định: “ Trong khi coi trọng quan hệ với các nước láng giềng, các nước khu vực và các nước lớn, Việt Nam chủ trương phát huy mối quan hệ hữu nghị với các nước bạn bè truyền

thống trong hoàn cảnh mới, theo phương châm cùng nhau tạo dựng cơ hội và cùng nhau chia sẻ lợi ích hợp tác. Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn phát triển quan hệ với các nước bạn bè châu Phi”. Đây là lần đầu tiên Việt Nam tổ chức một cuộc Hội thảo quốc tế về hợp tác giữa Việt Nam và các nước châu Phi. Hội thảo đã góp phần tăng cường hiểu biết và làm thay đổi cách nhìn nhận của các bên về khả năng, lợi ích và triển vọng hợp tác Việt Nam-châu Phi.

Hội thảo đã đưa ra bốn phương hướng trong quan hệ với các nước

Một phần của tài liệu đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang châu phi (Trang 37 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w