CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG CHÂU PH
2.2.2. Hình thức xuất khẩu
Một kết quả tích cực khác trong việc buôn bán với châu Phi là cùng với quá trình hội nhập, các doanh nghiệp đã tìm ra được nhiều phương thức kinh doanh đa dạng hơn. Nếu như trước đây, hình thức buôn bán chủ yếu là hình thức trao đổi hàng hoá trả nợ và hình thức xuất khẩu qua trung gian đã và đang được áp dụng bởi các doanh nghiệp Việt Nam khi làm ăn với châu Phi. Đây là phương thức sử dụng trong thời kỳ khai phá thị trường và cũng hạn chế được rủi ro trong thanh toán. Tuy nhiên doanh nghiệp phải chấp nhận mức chi phí cao, không chủ động trong xuất khẩu.
Ngày nay, việc xuất khẩu trực tiếp ngày càng phổ biến nhất đối với các quốc gia có Thương vụ Việt Nam và hệ thống ngân hàng tương đối phát triển, các doanh nghiệp thường áp dụng phương thức mở LC. Một số công ty cũng đã mở được chi nhánh, văn phòng đại diện tại một số nước. Hiện nay có một số công ty sản xuất bánh kẹo, gạch ốp lát đã và đang mở các nhà máy tại các nước châu Phi như Ghana, Ăng-gô-la… Ngoài ra, để khắc phục hạn chế các lô hàng xuất khẩu sang châu Phi thường có khối lượng và giá trị nhỏ, các công ty đang tính đến việc mở các kho ngoại quan tại các nước sở tại.
Một hình thức xuất khẩu hàng hoá đang được nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa tại Việt Nam áp dụng khá phổ biến sang thị trường các nước châu Phi đó là xuất khẩu kèm theo bán hàng trực tiếp tại địa bàn sở tại. Tận dụng lực lượng khá đông đảo đội ngũ chuyên gia, cán bộ người
Việt sang làm việc tại một số nước như Angola, từ đó lan toả sang nhiều nước khác, các doanh nghiệp (chủ yếu là dân doanh) đã chủ động đưa hàng dệt may các loại cùng với nhân viên trực tiếp sang làm các thủ tục nhập khẩu hàng hoá và bán hàng thu tiền về. Hình thức xuất khẩu này có nhiều lợi thế đó là: an toàn về mặt thanh toán, tiền thu về nhanh, đáp ứng nhanh nhu cầu của người dân sở tại
Cùng với quá trình đẩy mạnh hội nhập quốc tế, nhiều quốc gia châu Phi gần đây đã mở các cơ quan đại diện tại Việt Nam. Thương nhân các nước châu Phi đã có thêm nhiều thông về thị trường Việt Nam và mạnh dạn sang Việt Nam tìm kiếm các cơ hội giao thương. Một số cơ quan Thương vụ của Việt Nam cũng đã tổ chức các Đoàn doanh nghiệp mua sắm sang Việt Nam mua hàng về châu Phi. Từ những công tác hai chiều này, hoạt động xuất khẩu trực tiếp đã có hiệu ứng lan toả khá tốt. Hiện nay, đội ngũ doanh nghiệp khá đông người châu Phi đã thành lập các cơ sở dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu hàng hoá từ Việt Nam sang châu Phi tại các thành phố lớn của Việt Nam, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh. Những doanh nghiệp này là cầu nối quan trọng nhằm thúc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang châu Phi.
2.2.3.Chất lượng, giá cả
Một đặc điểm cơ bản dễ nhận thấy nhất trong cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu sang châu Phi đó là hầu hết các mặt hàng phổ thông, có rất ít doanh nghiệp đặt hàng sản xuất riêng biệt xuất khẩu sang châu Phi. Hàng dệt may sang châu Phi thường được huy động từ hai nguồn chính:
Một là: hàng có nguồn gốc từ các doanh nghiệp dệt may lớn, với một số đặc điểm như sau:
- Hàng có chất lượng tốt, tuy nhiên đây không phải là sản phẩm sản xuất ra nhằm mục tiêu xuất khẩu riêng sang thị trường châu Phi mà chủ yếu là hàng tồn kho, hàng vượt quá đơn đặt hàng của khách hàng chính, hàng tận
dụng… nên mặc dù có chất lượng nhưng giá cả phải chăng. Các thương nhân châu Phi khá ưa chuộng các loại mặt hàng này.
- Chủng loại hàng hoá này thường không có số lượng lớn ngay một lúc mà thường là do một số đầu mối có quan hệ với các nhà sản xuất và thu gom phục vụ xuất khẩu.
Hai là: hàng hoá thuộc các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất theo đơn đặt hàng của các thương nhân châu Phi, đặc điểm của chủng loại hàng hoá này là:
- Hàng đa dạng về mẫu mã, chất lượng vừa phải, giá cả cạnh tranh, tuy đơn hàng không lớn chỉ từ vài ngàn đến vài chục ngàn đô la một đơn hàng.
Ba là: hàng thuộc các hộ dân doanh, xuất khẩu trực tiếp sang các nước châu Phi. Các hộ này thường cử cán bộ trực tiếp sang địa bàn phục vụ công tác quản lý bán hàng và thu tiền, loại hàng hoá này có đặc điểm là:
- Hàng chất lượng khá, bán buôn nên có giá cả cạnh tranh. Xuất khẩu hàng dệt may theo hình thức này chúng ta tận dụng được một số lượng đông đảo bà con đang làm ăn sinh sống tại một số nước châu Phi, đặc biệt là Angola.